Người Việt không dễ dàng tham gia bầu cử ở Campuchia

Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia sẽ thông qua danh sách các đảng phái chính trị và ứng cử viên cho các cuộc bầu cử Thượng viện và xã, phường sắp tới.

0:00 / 0:00

Các quan sát viên và đảng đối lập xứ này bày tỏ quan ngại về việc người nước ngoài có thể đăng ký tham gia bầu cử mặc dù Ủy ban bầu cử quốc gia vừa quyết định loại bỏ thêm 19 tên người Việt khỏi danh sách. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.

Khiếu nại vì người Việt tham gia bầu cử

Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia đã tổ chức cuộc họp vào hôm qua, 3/11 nhằm xem xét theo đơn khiếu nại của đảng đối lập Sam Rainsy về việc yêu cầu bỏ tên 58 người Việt đăng ký tham gia các cuộc bầu cử Thượng viện và xã, phường ở tỉnh Kandal.

Dân biểu Kouy Bunroeun, thuộc đảng Sam Rainsy là trưởng đoàn kiểm tra danh sách tham gia bầu cử cho biết đảng Sam Rainsy yêu cầu Ủy ban bầu cử quốc gia xóa tên 58 người Việt đăng ký tham gia bầu cử đang sống ở tỉnh Kandal vì ông cho rằng những người Việt vừa nói không có thủ tục pháp lý nhập quốc tịch được chứng nhận bởi Quốc vương.

Theo báo cáo của Hội đồng nhân dân cấp xã thì 58 người Việt có tên trong danh sách đăng ký tham gia bầu cử ở xã Kampong Luon, huyện Ponhea Leu, tỉnh Kandal không phải là người Campuchia, vì cách ăn mặc, cử chỉ, nói năng, hoạt động văn hóa của họ không giống người bản xứ.<br/>

Theo báo cáo của Hội đồng nhân dân cấp xã thì 58 người Việt có tên trong danh sách đăng ký tham gia bầu cử ở xã Kampong Luon, huyện Ponhea Leu, tỉnh Kandal không phải là người Campuchia, vì cách ăn mặc, cử chỉ, nói năng, hoạt động văn hóa của họ không giống người bản xứ. Họ là những người nhập cảnh bất hợp pháp, nên không có quyền tham gia bầu cử.

Dân biểu Kouy Bunroeun nói rằng đảng Sam Rainsy muốn thấy chính quyền địa phương và Ủy ban bầu cử quốc gia của đảng Nhân dân đang cầm quyền thi hành công vụ đúng theo luật pháp, đồng thời tạo môi trường bầu cử bình đẳng, tự do, độc lập. Vẫn theo ông, việc chính quyền địa phương cấp giấy tờ không hợp

Văn phòng Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia. Photos: Quoc Viet/RFA
Văn phòng Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia. Photos: Quoc Viet/RFA (Photos: Quoc Viet/RFA)

lệ cho cộng đồng người Việt sống ở đây, phần nào sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, đặc biệt sau này họ sẽ trở thành người quyết định số phận người dân bản xứ.

Trước đó, đảng Sam Rainsy cũng khiếu nại Hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh Prey Veng yêu cầu xóa tên gần 400 người Việt tuy nhiên Hội đồng nhân dân của đảng đang cầm quyền chỉ xóa bỏ 71 người. Đảng Sam Rainsy cũng đã và đang nộp đơn khiếu nại đòi bỏ tên người Việt ở một số huyện khác trong tỉnh Kandal và các tỉnh Svay Rieng, Kampong Chhnang, tỉnh Siem Reap...

việc chính quyền địa phương cấp giấy tờ không hợp lệ cho cộng đồng người Việt sống ở đây, phần nào sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, đặc biệt sau này họ sẽ trở thành người quyết định số phận người dân bản xứ


Người Việt hợp lệ và không hợp lệ ở Campuchia

Liên quan vấn đề này, Chủ tịch xã Kampong Luon ông Chan Thonn giải thích rằng trong số 58 người Việt vừa nói họ sống ở đây từ năm 1979 và có tên trong danh sách tham gia bầu cử từ năm 1993. Tuy nhiên ông thừa nhận phần lớn họ không có giấy chứng minh nhân dân, không có giấy khai sinh và không có sổ hộ khẩu nhưng họ có giấy căn cước.

Còn Tổng thư ký của Ủy ban bầu cử quốc gia Tep Nitha nhận định việc nói họ là người Việt Nam chỉ là cáo buộc của đảng đối lập. Tất cả 58 người nói trên đều có đầy đủ thủ tục pháp lý để đăng ký tham gia bầu cử. Cho đến giờ này, Ủy ban bầu cử chỉ quyết định xóa tên 19 người trong số 58 người ở tỉnh Kandal.

Ông Tep Nitha khẳng định việc Ủy ban bầu cử quốc gia quyết định bỏ tên 19 người khỏi danh sách vì trong số này có 4 người đã chết và 15 người sang cư trú nơi khác. Trong trường hợp cử tri chết hoặc di dời sang sống ngoài địa bàn đăng ký khai sinh thì Ủy ban bầu cử quốc gia sẽ xóa bỏ tên cử tri.

việc nói họ là người Việt Nam chỉ là cáo buộc của đảng đối lập. Tất cả 58 người nói trên đều có đầy đủ thủ tục pháp lý để đăng ký tham gia bầu cử.

Ông Tep Nitha

Giám đốc Ủy ban bầu cử tự do và dân chủ của Campuchia (COMFREL) ông Koul Panha cho hay vấn đề hiện nay là ở chỗ chính quyền địa phương thay mặt người dân đến đăng ký bầu cử, điều này khiến nhiều tên cử tri bị nghi ngờ là người Việt Nam mặc dù họ có thủ tục pháp lý. Đối với 19 vụ nói trên càng cho thấy sự thiếu kiểm soát của chính quyền địa phương trong khi vấn đề này thường xảy ra mọi mùa bầu cử.

Vẫn theo ông Koul Panh, vấn đề người Việt nhập cảnh bất hợp pháp mà có thể tham gia bầu cử là một trong những đề tài nóng tại xứ này. Một phần sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, mặt khác liên quan đến tính độc lập, dân chủ của Campuchia. Do đó, Bộ Nội vụ nên tiến hành kiểm tra làm rõ trách nhiệm cụ thể chính quyền cấp dưới cấp giấy tờ không hợp lệ cho người nước ngoài khi Ủy ban bầu cử quốc gia không có thẩm quyền điều tra thủ tục của cử tri.

Cho đến thời điểm này, đã có hơn 91 ngàn cử tri đăng ký tham gia bầu cử và hơn 25 ngàn cử tri bị xóa tên khỏi danh sách do các cử tri thay đổi địa chỉ cư trú hoặc đã chết. Bên cạnh đó, đã có 22 đơn khiếu nại của đảng đối lập yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp xã và Ủy ban bầu cử quốc gia xóa tên người Việt đăng ký tham gia bầu cử không hợp lệ, tuy nhiên đã có tới 8 đơn khiếu nại bị Hội đồng nhân dân cấp xã và Ủy ban bầu cử quốc gia từ chối.

“Hôm vừa rồi tôi cũng có nghe bên này nói có người ta khiếu nại, bây giờ tôi cũng chưa biết ra sao, người ta giải quyết ra sao nữa. Về mặt giấy tờ thì tôi hợp pháp. Tôi có sổ gia đình đầy đủ. Tôi đi bầu cử ba, bốn nhiệm kỳ rồi. Tính đến bây giờ, tôi sống tại Campuchia gần 30 năm nay.”

Ông Nguyễn Văn Kiêm

Ông Nguyễn Văn Kiêm, cử tri gửi giấy tờ theo chính quyền xã Kampong Luon để đăng ký tham gia bầu cử Thượng viện và xã, phường là một trong số 58 người bị đảng đối lập đòi xóa tên nói với RFA rằng ông có nhận được thông tin đảng đối lập khiếu nại yêu cầu xóa tên ông khỏi danh sách nhưng ông cho rằng đó là yêu cầu vô lý.

Ông nói thêm,

“Hôm vừa rồi tôi cũng có nghe bên này nói có người ta khiếu nại, bây giờ tôi cũng chưa biết ra sao, người ta giải quyết ra sao nữa. Về mặt giấy tờ thì tôi hợp pháp. Tôi có sổ gia đình đầy đủ. Tôi đi bầu cử ba, bốn nhiệm kỳ rồi. Tính đến bây giờ, tôi sống tại Campuchia gần 30 năm nay.”

Đảng Sam Rainsy đã làm đơn khiếu nại lên Ủy ban bầu cử quốc gia vào ngày 27/10 vừa qua sau khi Hội đồng nhân dân xã Kampong Luon, huyện Ponhea Leu, tỉnh Kandal từ chối xóa tên 58 người này khỏi danh sách tham gia các cuộc bầu cử Thượng viện và xã, phường vào năm 2012.

Theo dòng thời sự: