Muốn chống tham nhũng phải tấn công vào cơ chế

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Trong tuần lễ kết thúc ngày 29/7, các trang báo điện tử ở Việt Nam đưa lên mạng nhiều bài về một đề tài tuy không mới, nhưng được dư luận quan tâm rộng rãi. Đó là vấn đề chống tham nhũng và làm thế nào để thực sự chống được tham nhũng. Đây là đề tài chúng tôi chọn đọc báo trong nước trên mạng hôm nay.

0:00 / 0:00
MoneyCorruption200.jpg
AFP PHOTO

Trên Tuổi Trẻ Online ngày 27/7, Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh một kinh tế gia có tiếng ở Hà Nội có bài nhận định đăng trong mục Sự Kiện và Dư Luận. Bài viết mang tựa ‘Dân Cần Biết Tiến Độ Chống Tham Nhũng’.

Ông Lê Đăng Doanh được dư luận trong ngoài nước biết đến như một người dám nhìn thẳng vào sự thật, và có chủ trương cải cách toàn hệ thống. Chúng tôi xin thêm rằng các chuyên gia và báo chí trong nước thường chỉ nói trỏng hai từ hệ thống hoặc guồng máy, và người đọc có thể hiểu đó là hệ thống chính trị, xã hội hoặc guồng máy Nhà nước.

Công khai minh bạch

Tuy vậy trong bài viết mới nhất này ông Lê Đăng Doanh đã chỉ rõ rằng ‘ Tham nhũng là tấm gương phản chiếu những yếu kém, sơ hở của của hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị xã hội. Nhưng ở Việt Nam nạn tham nhũng ở những khâu nào, biểu hiện gì, chạy chức, chạy chỗ, chạy tội ở đâu liên quan đến ai, tất cả là những câu hỏi mà tác giả cho là chưa được làm rõ cả định tính lẫn định lượng.

Sau khi đề cập tới nạn hối lộ chung chi ở mọi tầng lớp, tiến sĩ Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định, theo đó những qui chế công khai minh bạch và quyền được thông tin của người dân phải được ban hành theo đúng tinh thần đã được qui định trong hiến pháp. Người dân có những quyền tự do hiến định và những điều này phải được công khai với dân. Ông Doanh cho rằng cần phải xem xét lại các qui định về chế độ bảo mật.

Sau khi đề cập tới nạn hối lộ chung chi ở mọi tầng lớp, tiến sĩ Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định, theo đó những qui chế công khai minh bạch và quyền được thông tin của người dân phải được ban hành theo đúng tinh thần đã được qui định trong hiến pháp. Người dân có những quyền tự do hiến định và những điều này phải được công khai với dân. Ông Doanh cho rằng cần phải xem xét lại các qui định về chế độ bảo mật.

Theo quan điểm của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thì dư luận từ người dân và cán bộ, chưa thật tâm phục khẩu phục với những xử lý vẫn còn râm ran về ông Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ để quên cái vali tiền được chấp nhận cho từ chức, về ông bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải được miễn nhiệm trong danh dự, ông bí thư tỉnh uỷ đầu tư duy ý chí gây thất thoát lãng phí lớn chỉ nhận kỷ luật của đảng.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, trong thực tế ở Việt Nam đã hình thành hai hệ thống luật pháp, một luật pháp dành cho người dân và một luật pháp dành cho một số quan chức Đảng từ cấp nào đấy. Bởi vì những vụ việc tương tự hoặc nhỏ hơn đối với dân thì đều bị nghiêm trị theo luật định, trong khi đối với một số quan chức thì quốc hội cũng chưa tác động đến được.

Cuối cùng, tiến sĩ Lê Đăng Doanh kêu gọi Đảng, chính phủ, quí vị tổng bí thư thủ tướng và các vị lãnh đạo cần trực tiếp quan tâm, và thường xuyên thông báo cho toàn đảng toàn dân được biết về tiến độ của công cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Xóa bỏ cơ chế

Nếu như Tuổi Trẻ Online chú trọng tới các quyền tự do hiến định trong đó có quyền được thông tin của người dân để công khai hoạt động chống tham nhũng, thì Vietnam Net đưa lên mạng 3 bài liền cũng về đề tài chống tham nhũng.

Ngày 25/7, trên Vietnam Net nhà báo Hữu Nguyên có bài ‘Phá Băng hay phá cơ chế gây đóng băng’. Tác giả nhận định là, để diệt tận gốc nạn tham nhũng điều mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cần làm là xóa bỏ chính cái cơ chế nảy sinh ra tham nhũng tiêu cực, chứ không chỉ đơn thuần là giải quyết từng vụ việc.

Hữu Nguyên trước đó đã nhắc tới việc ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi nhậm chức đã đưa ra một loạt chỉ đạo yêu cầu các cơ quan chức năng sớm đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng tiêu cực trong thời gian trước đây, như vụ PMU 18, vụ Rusalka, vụ Nguyễn Lâm Thái.

Hữu Nguyên cho rằng, tân thủ tướng cũng chỉ mới đụng tới phần nổi của những núi băng tham nhũng, vốn đã từng bị công luận chỉ trích kịch liệt trong thời gian qua, nhưng không hiểu sao cứ mãi lùng bùng không giải quyết được.

Và theo tác giả, nếu ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ dừng lại ở việc tấn công vào các núi băng dù cả phần nổi lẫn phần chìm thì cũng chỉ là làm một công việc không có hồi kết thúc. Điều kết lõi theo tác giả, là muốn kết thúc những núi băng thì phải tấn công vào chính cơ chế gây đóng băng chứ không phải chỉ làm mỗi việc đi phá băng là đủ.

Bài báo trên Vietnam Net dùng những hình tượng ví von vừa nói để mô tả cái cơ chế gây ra tham nhũng ở Việt Nam. Theo đó trong cơ chế Nhà nước Việt Nam hiện nay, thủ tướng chính phủ không thể đình chỉ hay cách chức một thành viên nội các.

Bài báo trên Vietnam Net dùng những hình tượng ví von vừa nói để mô tả cái cơ chế gây ra tham nhũng ở Việt Nam. Theo đó trong cơ chế Nhà nước Việt Nam hiện nay, thủ tướng chính phủ không thể đình chỉ hay cách chức một thành viên nội các.

Điều này khiến hiệu quả điều hành chính phủ của thủ tướng bị giảm sút. Bài báo còn trích lời thứ trưởng công an Lê Thế Tiệm nói rằng, cơ quan điều tra thường gặp khó khăn khi xử lý các cán bộ do trung ương quản lý.

Bức bình phong

Theo Vietnam Net, công luận cũng không còn lạ gì chuyện một số quan chức cao cấp có biểu hiện tiêu cực tham nhũng đã đối phó với quốc hội và người dân bằng cách viện dẫn các qui định của Đảng về quản lý cán bộ và thậm chí sử dụng Đảng như là bức bình phong để che chắn pháp luật và công luận.

Tác giả Hữu Nguyên cho rằng, cơ chế thực ra cũng do chính con người dựng lên để nhằm phục vụ lợi ích của cộng đồng. Và theo tác giả, nếu cơ chế gây đóng băng và mang lại những điều bất lợi, không nhận được sự đồng thuận của cộng đồng thì cần thiết phải sửa đổi ngay cơ chế đó.

Hữu Nguyên kết luận rằng, để có thể vận hành tốt hệ thống và mau chóng tìm ra các cơ chế gây đóng băng, đặc biệt là trong guồng máy chống tham nhũng, chính phủ cần quan tâm đúng mức tới vai trò phản biện của các tổ chức xã hội.

Cần nhanh chóng thể chế hoá, luật pháp hoá các chức năng này và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, mọi thành phần cư dân trong xã hội đều có thể tham gia phản biện các chủ trương, chính sách liên quan tới vận mệnh quốc gia, dân tộc, cũng chính là số phận, tương lai của họ và con cháu muôn đời sau.

Tác giả Hữu Nguyên trên Vietnam Net có vẻ vẫn phải đi đường vòng khi nói về việc phá bỏ chính cái cơ chế gây đóng băng, dù rằng ông có đề cập tới sự kiện Đảng được sử dụng làm bình phong che chắn. Ông Hữu Nguyên nói về việc vận hành hệ thống, nhưng không nói rõ như tiến sĩ Lê Đăng Doanh trên Tuổi Trẻ Online, đó là hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị và xã hội Việt Nam.

Công việc cấp bách

Bài viết mang tựa ‘Tham Nhũng Và Lỗi hệ Thống’ với dẫn nhập rằng, xử lý vụ việc là cần thiết nhưng tìm ra giải pháp ngăn ngừa tham nhũng để sửa lỗi hệ thống mới là công việc cấp bách để giải quyết được thực chất vấn đề tham nhũng hiện nay. Bài viết dẫn lời nhà sử học Dương Trung Quốc ví von rằng, tham nhũng là giặc nội xâm.

Một bài khác được Vietnam Net đưa lên mạng ngày 27/7 xem như quan điểm chung của toà soạn. Bài viết mang tựa ‘Tham Nhũng Và Lỗi hệ Thống’ với dẫn nhập rằng, xử lý vụ việc là cần thiết nhưng tìm ra giải pháp ngăn ngừa tham nhũng để sửa lỗi hệ thống mới là công việc cấp bách để giải quyết được thực chất vấn đề tham nhũng hiện nay. Bài viết dẫn lời nhà sử học Dương Trung Quốc ví von rằng, tham nhũng là giặc nội xâm.

Theo nội dung bài báo của toà soạn Vietnam Net thì nếu chiếu theo định nghĩa chung có tính quốc tế mà xét, thì có lẽ gần hết hệ thống công chức Việt nam đều mắc tội tham nhũng. Bài viết cũng dẫn tư liệu của Tổ Chức Minh Bạch Thế Giới đưa ra định nghĩa về tham nhũng. Theo đó tham nhũng có nghĩa là lạm dụng chức vụ cho lợi ích riêng. Chức vụ là một vị trí công tác dựa trên cơ sở niềm tin, mà từ đó một người nhận được một thẩm quyền hành động nhân danh một định chế nào đó.

Vietnam Net cho rằng số lượng công chức Nhà nước là thừa, và đồng lương công chức không thể trang trải cuộc sống, tham nhũng ở công chức có thể chia làm hai loại. Thứ nhất là loại tệ hại làm không tốt nhưng chuyên tìm cách bòn rút của công.

Còn loại thứ hai là tham nhũng để tồn tại, hoặc làm tốt mà cơ chế đãi ngộ bất hợp lý nên tìm cách chế biến để có thu nhập. Vietnam Net nhắc lại ý kiến của tiến sĩ Lê kiên Thành, cho rằng cần giảm đi 2/3 số lượng công chức, lọc ra những người thực sự làm việc có hiệu quả và tăng lương bảo đảm cuộc sống cho họ.

Sau cùng Vietnam Net kết luận, dù không tuyên bố sống chung với tham nhũng, nhưng tham nhũng vẫn tồn tại như một qui luật khách quan và nhiều người gọi đó là lỗi hệ thống. Và ngay trong lúc này những giải pháp sửa lỗi hệ thống là việc làm cấp bách.