Với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và nhiều cơ quan quốc tế khác. Mặc Lâm phỏng vấn Phó giáo sư, tiến sĩ Hồ Uy Liêm, Phó Chủ tịch thường trực VUSTA người tổ chức cuộc hội thảo để biết thêm các chi tiết sau đây.
Cần một quyết định mà không ai bị thiệt
-Xin cám ơn PGS/TS đã chấp thuận cho chúng tôi có cuộc phỏng vần này, thưa ông với cương vị của Phó chủ tịch VUSTA xin ông cho biết hội đã có những phản biện gì chung quanh việc xây dựng con đập Xayaburi mà Lào đang xúc tiến?
-Để đóng góp ý kiến trong vụ xây đập Xayaburi của Lào thì những kiến nghị, ý kiến chung của VUSTA cũng giống như hơn 200 tổ chức quốc tế đã có phát biểu là nên tạm dừng việc xây dựng cái đập ấy khoảng 10 năm để tiếp tục nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về tác động môi trường chiến lược. Không những là chỉ do cái đập này mà vì nếu đập này được xây thì sẽ bật đèn xanh cho 11 cái đập khác tiếp theo ở hạ lưu được xây và như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người thuộc khu vực các nước như Lào, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam, đặc biệt là Việt Nam. Trước mắt phải hoãn xây đã.
-Thưa ông việc xây dựng con đập Xayaburi có quan hệ thiết thân đến sự phát triển kinh tế của Lào, nếu ngưng xây dựng thì chắc chắn Lào sẽ gặp không ít khó khăn. Cuộc hội thảo có chú ý đến yếu tố này hay không?
Không những là chỉ do cái đập này mà vì nếu đập này được xây thì sẽ bật đèn xanh cho 11 cái đập khác tiếp theo ở hạ lưu được xây và như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người thuộc khu vực các nước như Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, đặc biệt là Việt Nam<br/>
-Nên tìm giải pháp thay thế xây dựng các đập ấy, trước hết là đập Xayaburi. Bây giờ nước Lào họ cần tiền chứ không phải cần điện! Điện chủ yếu là để bán cho Thái Lan và Việt Nam, vì vậy chúng ta phải tìm cách bù trừ cho việc Lào bị thiệt hại nếu không xây đập bằng những giải pháp khác, những hoạt động kinh tế khác.
Tất nhiên những chuyện này phải nghiên cứu một cách rất là nghiêm chỉnh của chuyên gia nhiều ngành và các chính phủ phải tham gia vào để nếu không xây dựng thì không ai bị thiệt cả.
Ngay cả trong trường hợp đập Xayaburi được xây dựng thì Lào cũng bị thiệt hại một phần chứ không phải là hoàn toàn có lợi. Chỗ này thì phải làm chặt chẽ. Thứ hai là dự án hiện nay chỉ mới đánh giá tác động môi trường khá sơ xài vì thực chất chưa đánh giá môi trường chiến lược về ảnh hưởng của nó đến toàn cục của nhiều nước chung quanh, nhất là những nước trên dòng sông Mê Kông.
Nó cần có sự tham gia của các tổ chức quốc tế để đánh giá cho thật khách quan và cẩn thận để tìm ra những giải pháp thay thế.
Bây giờ nước Lào họ cần tiền chứ không phải cần điện! Điện chủ yếu là để bán cho Thái Lan và Việt Nam, vì vậy chúng ta phải tìm cách bù trừ cho việc Lào bị thiệt hại nếu không xây đập bằng những giải pháp khác, những hoạt động kinh tế khác.<br/>
-Chúng tôi cũng đựơc biết là Việt Nam cũng đã có dự định hợp tác với Lào để xây dựng nhiều con đập trên dòng Mê Kông mà tại Luang Prabang là một thí dụ, theo ông thì những dự án như vậy có quá nguy hiểm cho Việt Nam hay không?
Cân nhắc tác động môi trường và xã hội
-Việt Nam thì đúng là có định xây đập tại Luang Prabang, điều này thì có cam kết với Lào nhưng hiện nay vẫn chưa có ý kiến gì. Bản thân chúng tôi cũng nghĩ rằng cũng nên xem xét lại Việt Nam có nên làm chuyện ấy hay không? Đó là chưa nói tới chỗ Luang Prabang rất phức tạp, phức tạp hơn chỗ này (Xayaburi) nhiều. Giá điện rất cao, công bỏ vào thì nhiều mà tiền cũng rất lớn nếu như Việt Nam nhảy vào.
-Theo tin từ tờ Bangkok Post thì Lào đã chính thức triển khai việc xây dựng đập Xayabury, liệu các cuộc hội thảo VUSTA tổ chức có quá muộn hay không?
-Họ đang triển khai làm con đường là chính thôi, tức là họ chỉ mới chuẩn bị để khởi công xây đập thật, nhưng chỉ đang chuẩn bị. Họ làm con đường dài 30 Km thì họ đã rục rịch làm 4-5 tháng nay thật.
-Con đập Xayaburi không đơn thuần là vấn đề kinh tế của nước Lào mà nó còn liên quan đến nhiều nước,
liệu chính phủ Việt Nam có nên kêu gọi các nước khác trong khu vực cũng như quốc tế nhằm tìm kiếm tiếng nói chung để tìm giải pháp cho vấn đề này hay không?
Chính phủ Việt Nam thứ nhất phải mạnh mẽ thứ hai là phải có tính thuyết phục cao về những giải pháp mà nếu không xây dựng thì phải làm gì để các bên đều có lợi trên tổng thể.<br/>
-Đấy là một câu hỏi rất khó trả lời! Chính phủ Việt Nam thứ nhất phải mạnh mẽ thứ hai là phải có tính thuyết phục cao về những giải pháp mà nếu không xây dựng thì phải làm gì để các bên đều có lợi trên tổng thể. Tôi rất tiếc là Ủy ban Mê kông lâu nay chưa đưa ra được các giải pháp tổng thể.
-Ông vừa nhắc đến Ủy ban sông Mê kông, xin ông cho biết với nhận xét của ông thì Ủy ban sông Mê kông Việt Nam đã làm gì cho vấn đề này thưa ông?
-Nói thật là tôi cũng không nằm vững lắm. Hiện nay Ủy ban sông Mê kông của Việt Nam đang làm cụ thể những việc gì. Hôm qua trong khi chúng tôi hội thảo thì có phát biểu của các tổ chức quốc tế họ đánh giá chung là Ủy Ban Mê kông nói chung không theo sát những nhiệm vụ mà mình phải thực hiện đó là bảo vệ quyền lợi của cộng đồng trên dòng sông Mê kông. Hình như cái Ủy ban này cũng không hòan toàn thống nhất hay sao đấy.
-Xin cám ơn ông.
Trong kỳ tới chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về những tác hại trước mắt và lâu dài do ảnh hưởng của con đập này đối với đồng bằng sông Cửu long qua ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này.
Theo dòng thời sự:
- Dân Thái phản đối Lào xây đập thủy điện Xaraburi
- VN lên tiếng về đập Xaraburi trên dòng Mêkông
- Kêu gọi Lào hủy bỏ công trình thủy điện Xayabury
- Nhật ký sông Mêkông (phần 1): Cội nguồn
- Nhật ký sông Mê Kông (phần 2): Địa phận Hoa Lục
- Nhật ký sông Mêkông (phần 3): Địa phận Thái Lan
- Nhật ký sông Mêkông (phần 4): Xuôi dòng địa phận Thái Lan
- Nhật ký sông Mêkông (phần 5): Trong địa phận Miến Điện
Mời các bạn tìm hiểu cội nguồn sông Mekong qua video "Nhật ký sông MêKông (phần 1): Cội Nguồn", do RFA thực hiện.