Bàn về kiến nghị cho hàng ngàn chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc lúc này!

0:00 / 0:00

Gần 8.500 người nước ngoài cần được ưu tiên nhập cảnh

Theo Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội nhiều doanh nghiệp và địa phương tại Việt Nam bị thiếu hụt 8.459 người lao động nước ngoài. Số này chủ yếu là người Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó, có khoảng 2000 người là các nhà quản lý hoặc chuyên gia trong những dự án hay công trình trọng điểm. Chẳng hạn Dự án Đường sắt Đô thị Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội), Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận), Dự án LG Display (Hải Phòng), Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (Bắc Ninh) đang bị thiếu hụt tổng cộng gần 1.100 lao động người nước ngoài.

Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội cho biết mặc dù các địa phương và doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn nhân lực ở trong nước để thay thế số người lao động nước ngoài bị thiếu hụt đó, tuy nhiên không thể đáp ứng ngay vì cần thời gian đào tạo. Do đó, Bộ này kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép ưu tiên số lượng gần 8.500 người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc, sau khi tuân thủ các quy định của Bộ Y tế trong dịch COVID-19.

Nhận định của chuyên gia

Hồi đầu tháng 3, báo mạng VTV.vn đăng tải thông tin nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) bị rơi vào nguy cơ đình trệ sản xuất vì thiếu lao động nước ngoài. VTV.vn còn nêu lên trường hợp một doanh nghiệp trong ngành may mặc từ tháng 2 đã phải dừng sản xuất tại một phân xưởng có 100 công nhân làm việc, bởi vì đơn đặt hàng từ nước ngoài yêu cầu phải có 2 kỹ thuật viên Trung Quốc giám sát khâu sản xuất.

Đài RFA vào tối ngày 2/4 liên lạc với ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) và được ông cho biết ngành dệt may và da giày không bị ảnh hưởng nhều bởi nguyên nhân thiếu hụt nguồn lao động người nước ngoài trong dịch COVID-19. Thế nhưng, ông Diệp Thành Kiệt nhấn mạnh:

<i>Tại vì hiện tại trong những doanh nghiệp FDI, chuyên gia về nước và khi trở lại Việt Nam mà không được nhập cảnh thì quả là một điều rất tệ hại cho những doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, rất nhiều những hãng xưởng ở Việt Nam có các chuyên gia từ các nước khác như từ Trung Quốc, hàn Quốc, Nhật, Châu Âu…Họ là lực lượng lao động rất là quý báu và rất cần thiết cho cả nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, đặc biệt trong lúc này là lúc mà nền kinh tế của Việt Nam cần có sự phục hồi nhanh. Tất cả các chuyên gia nắm những vị trí rất quan trọng trong các doanh nghiệp FDI và cả các doanh nghiệp ngoài FDI. Thành ra, một chính sách để hỗ trợ cho các chuyên gia đó trở lại Việt Nam làm việc là rất cần thiết<br/>-Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu</i>

“Nếu để về lâu dài thì sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt về mặt kinh tế. Ảnh hưởng này không chỉ đối với các doanh nghiệp có người lao động nước ngoài mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam. Bởi vì, có những nhà máy thiếu những chuyên gia như vậy thì có khi một bộ phận nào đó không hoạt động được và cũng sẽ kéo theo các bộ phận khác bị ảnh hưởng.”

Ông Diệp Thành Kiệt xác nhận với RFA rằng ông ủng hộ kiến nghị của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội về ưu tiên cho nhập cảnh các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc.

“Đúng là nhìn toàn cục nói chung, kể cả ngành dệt may và da giày thì lực lượng lao động nước ngoài rất là quan trọng. Bởi vì họ là những người đã quen với công việc tại các nhà máy ở nước ngoài, đặc biệt họ được các khách hàng tin tưởng. Thành ra đề xuất đó, tôi cho rằng hòan toàn là hợp lý.”

Tiến sĩ Nguyễn trí Hiếu, một chuyên gia kinh tế-tài chính độc lập cho rằng kiến nghị này của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội “không những cần thiết mà rất cần thiết” vì không chỉ trong lãnh vực sản xuất, mà còn trong nhiều lãnh vực khác về tài chính, ngân hàng…

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định:

“Tại vì hiện tại trong những doanh nghiệp FDI, chuyên gia về nước và khi trở lại Việt Nam mà không được nhập cảnh thì quả là một điều rất tệ hại cho những doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, rất nhiều những hãng xưởng ở Việt Nam có các chuyên gia từ các nước khác như từ Trung Quốc, hàn Quốc, Nhật, Châu Âu…Họ là lực lượng lao động rất là quý báu và rất cần thiết cho cả nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, đặc biệt trong lúc này là lúc mà nền kinh tế của Việt Nam cần có sự phục hồi nhanh. Tất cả các chuyên gia nắm những vị trí rất quan trọng trong các doanh nghiệp FDI và cả các doanh nghiệp ngoài FDI. Thành ra, một chính sách để hỗ trợ cho các chuyên gia đó trở lại Việt Nam làm việc là rất cần thiết.”

Ảnh minh họa: Quang cảnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội trong ngày 1/4/2020, ngày đầu tiên Chính phủ Việt Nam áp dụng cách ly xã hội toàn quốc trong 14 ngày.
Ảnh minh họa: Quang cảnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội trong ngày 1/4/2020, ngày đầu tiên Chính phủ Việt Nam áp dụng cách ly xã hội toàn quốc trong 14 ngày. (AFP)

Kiến nghị vấp phải phản đối

Trong khi đó, Đài RFA ghi nhận qua trang fanpage của Báo mạng Thanh Niên và Tuổi Trẻ, nhiều độc giả tỏ ra lo lắng và phản đối kiến nghị cho phép ưu tiên nhập cảnh người lao động nước ngoài vào Việt Nam, trong lúc đại dịch COVID-19 được tuyên bố trên cả nước và Chính phủ đang áp dụng yêu cầu cách ly xã hội nghiêm ngặt trong 14 ngày, tính từ đầu tháng 4.

Trên mạng xã hội, không ít cư dân mạng đăng tải các status phản đối như “Phản đối đưa 8.500 lao động Trung Quốc vô Việt Nam trong lúc cả nước phải cách ly”, hay như “Không đưa lao động nước nào vào, khi lao động Việt Nam đang bị ngừng việc”.

Nhà báo tự do Đỗ Cao Cường còn đăng tải trên trang Facebook cá nhân bức thư anh gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong bức thư này, khi đề cập đến kiến nghị cho phép người lao động nước ngoài vào Việt Nam, Nhà báo Đỗ Cao Cường cảnh báo mối nguy hại về sự lây lan bệnh dịch rất cao. Anh Đỗ Cao Cường lên tiếng với RFA:

<i>Bây giờ ông Thủ tướng yêu cầu cái gọi là 'cách ly toàn xã hội': cách ly làng với làng, cách ly huyện với huyện, cách ly các tỉnh với nhau thì cũng là hệ quả của việc không cách ly tốt ở đường biên giới và sân bay. Nếu họ kiểm soát tốt, có những trạm xét nghiệm tốt tại ngay các chỗ đấy thì không bị lây lan ra cộng đồng và tình trạng không đến nỗi như bây giờ. Do đó theo tôi, việc cho các lao động từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam trong lúc này thì cũng là những người đến từ vùng ổ dịch. Đây cũng là một cảnh báo có nguy cơ lây nhiễm cao rất nhiều, thậm chí còn có thể là hơn trước đây. Với hàng ngàn lao động như thế ở trong khắp đất nước, phân tán khắp nơi trong lãnh thổ Việt Nam thì nguy cơ lây nhiễm cao. Vì thế, tôi phản đối<br/>-Nhà báo Đỗ Cao Cường</i>

“Bây giờ ông Thủ tướng yêu cầu cái gọi là ‘cách ly toàn xã hội’: cách ly làng với làng, cách ly huyện với huyện, cách ly các tỉnh với nhau thì cũng là hệ quả của việc không cách ly tốt ở đường biên giới và sân bay. Nếu họ kiểm soát tốt, có những trạm xét nghiệm tốt tại ngay các chỗ đấy thì không bị lây lan ra cộng đồng và tình trạng không đến nỗi như bây giờ. Do đó theo tôi, việc cho các lao động từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam trong lúc này thì cũng là những người đến từ vùng ổ dịch. Đây cũng là một cảnh báo có nguy cơ lây nhiễm cao rất nhiều, thậm chí còn có thể là hơn trước đây. Với hàng ngàn lao động như thế ở trong khắp đất nước, phân tán khắp nơi trong lãnh thổ Việt Nam thì nguy cơ lây nhiễm cao. Vì thế, tôi phản đối.”

Ông Diệp Thành Kiệt chia sẻ với RFA rằng trong lúc Chính phủ và người dân Việt Nam phải tập trung đối phó với đại dịch COVID-19 thì sự lo lắng của dân chúng như thế là lẽ đương nhiên. Tuy vậy, vị chuyên gia này nhấn mạnh rằng:

“Sau khi đã lo cho người dân mình xong và cảm thấy rằng có thể kiểm soát được, tôi không dám nói là ổn, thì (Chính phủ) bắt đầu cũng nên tính đến một số những biện pháp nới lỏng để cho những người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc và tham gia vào sự phát triển kinh tế.”

Báo mạng Zing.vn, trong những ngày cuối tháng 3, cho biết GDP quý I của Việt Nam được ghi nhận tăng 3,82%, thấp nhất kể từ năm 2009. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới-World Bank dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do bị tác động của dịch COVID-19 sẽ chỉ đạt 4,9% thay vì mức dự báo trước đó là 6,5% trong năm 2020.