Người Việt “đòi” gì ở hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vừa được Bộ Chính trị thông qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong nước.

Làm thế nào để cuộc vận động này đạt hiệu quả? Các doanh nghiệp đã hiểu được người tiêu dùng tới đâu? Đâu là những nhận xét, đánh giá về hàng nội? Người tiêu dùng trong nước “đòi” gì ở hàng Việt?

Quỳnh Như tổng hợp và trình bày một số ý kiến xung quanh vấn đề này .

Không vì yêu nước mà đi mua hàng kém chất lượng

Trước nguy cơ hàng Việt nam mất dần chổ đứng trên thị trường nội địa và nền kinh tế sẽ mất tính cạnh tranh, mấy tuần qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được chính phủ thông qua và sẽ được triển khai trên cả nước.

Người tiêu dùng trong nước cũng mong muốn sử dụng những sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất với chất lượng cao và giá cả hợp lý. Nhưng họ không thể đem "lòng yêu nước" chi tiêu cho những món hàng kém chất lượng mà giá cả lại đắt hơn. <br/>

Tuy nhiên muốn tranh thủ tình cảm của người tiêu dùng trong nước, và củng cố thị trường tiêu thụ trước sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập không thể chỉ bằng những khẩu hiệu suông, kêu gọi lòng ái qúôc; mà phải xuất phát từ thực tiển, đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng.

“Ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một mục tiêu chừng mực. Bởi ngoài lợi ích quốc gia, người dân còn phải cân nhắc từng khoản chi tiêu cho gia đình mình. Người tiêu dùng trong nước cũng mong muốn sử dụng những sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất với chất lượng cao và giá cả hợp lý. Nhưng họ không thể đem “lòng yêu nước” chi tiêu cho những món hàng kém chất lượng mà giá cả lại đắt hơn.

Ông Phan Chánh Dưởng, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển Hạ tầng Tân Thuận, và cũng là một chuyên gia kinh tế nêu nhận định:

Ông Phan Chánh Dưởng : Hàng nội muốn được ủng hộ phải đáp ứng điều kiện tối thiểu là: đảm bảo và ổn định chất lượng, giá cả hợp lý. Trước tiên nói về vấn đề giá cả, tâm lý của khách hàng khi đứng trước sự chọn lựa thì bao giờ cũng muốn mua được món hàng chất lượng tốt và giá cả phù hợp, hoặc rẻ.

Việc phải mua một món hàng ngoại nhập với giá đắt thực ra có lý lẽ của nó, bởi hàng ngoại thường tốt hơn, bền hơn và an toàn hơn nếu so với hàng nội. Về hiệu quả kinh tế, thì xài hàng chất lượng tốt là một cách tiết kiệm.<br/>

Anh Trọng Hiếu, một người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh và từng có dịp đi mua sắm ở nước ngoài có nhận xét:

Anh Trọng Hiếu : Việc phải mua một món hàng ngoại nhập với giá đắt thực ra có lý lẽ của nó, bởi hàng ngoại thường tốt hơn, bền hơn và an toàn hơn nếu so với hàng nội. Về hiệu quả kinh tế, thì xài hàng chất lượng tốt là một cách tiết kiệm. Nhiều người tiêu dùng suy tính rằng: "Bỏ một lần tiền mua tuy đắt, còn hơn mua rẻ mà sau cùng vẫn không xài được."

Ngoài chất lượng cần phải đổi cả tư duy lẫn cung cách quản lý

Ông Dưỡng cũng nói thêm:

Ông Phan Chánh Dưởng : Hiểu được người tiêu dùng là một chìa khoá quan trọng, nhưng kiểu tư duy phổ biến hiện nay của nhà sản xuất nội địa thường là: "Cái tôi thích là khách hàng thích" với những sản phẩm ít được cải tiến và không thay đổi nhiềuAnh Vũ Anh, một chuyên viên đối ngoại của một công ty nước ngoài nói rằng: Anh Vũ Anh :

Chúng ta đã từng kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Nhưng những khách hàng với thu nhập thấp sẽ quyết định một lựa chọn tốt nhất cho họ. Họ sẽ chọn những mặt hàng có nhiều mẫu mã đẹp giá lại rẻ. Thế là, hàng Trung Quốc đã trở thành sự lựa chọn hợp lý nhất đối với họ. Người dân sẵn sàng thể hiện lòng yêu nước một cách khác chứ không lựa chọn mua hàng, giá cao “made in Vietnam” để thể hiện lòng yêu nước máy móc của mình.Còn đối với những khách hàng có thu nhập cao thì cũng không bao giờ chọn hàng “made in Vietnam” chất lượng kém. Do vậy, xin đừng quên, dù lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc có cao đến đâu thì người tiêu dùng cũng không chấp nhận trả giá cao hơn cho một sản phẩm có chất lượng thấp hơn hàng nhập khẩu

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" chính là cơ hội để doanh nghiệp trong nước thay đổi từ lối tư duy cho đến cung cách quản lý, đồng thời xây dựng chiến lược thị trường, đặc biệt là ưu tiên cho thị trường nội địa với 85 triệu khách hàng.