Vậy luật pháp có bảo đảm chắc rằng rồi đây người tiêu dùng sẽ không gặp rủi ro, chịu thiệt thòi, phiền phức trong việc mua bán hàng hóa hay được cung cấp dịch vụ hay không? Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết, căn cứ vào thông tin do VOV loan tải mới đây.
Người tiêu dùng luôn“yếu thế” chịu thiệt thòi
Qua các hình thức quảng cáo thương mại hấp dẫn, thu hút khách hàng được phổ biến bằng radio, tivi, internet, điện thoại, sách báo, bích chương, panô, tờ rơi, người dân bị lôi cuốn, mê hoặc, như bị thôi miên vì sản phẩm nào cũng rẻ, đẹp, bền, dịch vụ nào cũng chắc ăn, tận tụy.
Đến khi đụng chạm thực tế, người tiêu dùng mới “bật ngửa” vì hàng hóa không hóa đơn, chứng từ, không rõ xuất xứ, không đúng tác dụng như các nội dung quảng cáo, không đúng tiêu chuẩn theo quy định, hay nói cách khác là hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, từ các loại hàng gia dụng, mỹ phẩm, bàn ghế tủ giường, vải vóc, dụng cụ thể dục, cho đến thực phẩm, thuốc Đông, Tây y…
Với tâm lý sợ phiền hà, rắc rối, mất công, tốn giờ, ngại khiếu nại, lờ mờ về thủ tục nên người tiêu dùng chọn thái độ giữ yên lặng, không muốn đụng chạm đến cửa công.<br/>
Báo chí thường đưa tin về việc có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo rầm rộ vào các “giờ vàng” trên truyền hình nghe hấp dẫn phái đẹp, như thuốc trị nám, chống nếp nhăn, làm mất vết sẹo, thuốc sụt cân ,
giảm béo, kem làm trắng da, sạch tàn nhan… Sau khi bỏ tiền ra mua dùng thử mới biết đó là màn “treo đầu heo, bán thịt chó”, “tiền mất, tật mang”.
Với tâm lý sợ phiền hà, rắc rối, mất công, tốn giờ, ngại khiếu nại, lờ mờ về thủ tục nên người tiêu dùng chọn thái độ giữ yên lặng, không muốn đụng chạm đến cửa công.
Theo các chuyên gia về kinh doanh, thương mại thì đã có sự lỏng lẻo về cấp phép, quản lý thị trường, quảng cáo sản phẩm, trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Các kênh truyền hình và doanh nghiệp lợi dụng kẻ hở đó để đưa ra những hình thức quảng cáo hàng hóa mới, tao sự tin tưởng nơi khách hàng, nhưng cuối cùng người tiêu dùng bị lừa, vì họ luôn ở thế yếu, không quyết định được giá cả và gánh chịu mọi sự rủi ro.
Vậy ai bảo vệ người tiêu dùng? Bà Tạ Thị Ngọc Thảo, một doanh nhân ngành địa ốc ở Saigon góp ý về việc này:
Tôi khoan nói vấn đề đạo đức và văn hóa kinh doanh, do đó nếu có bằng chứng cụ thể, và nếu có một nhà nước pháp quyền thực sự, có nền luật pháp thì tất cả những chuyện thiệt hại cho người tiêu dùng, thì người chủ doanh nghiệp phải trả lời trước pháp luật, còn pháp luật là người bảo vệ cho giới tiêu dùng.”
Bà Tạ Thị Ngọc Thảo
“Việc đầu tiên là pháp luật phải bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật một khi được đặt đúng nơi, đúng chỗ, đúng quyền hạn, của ngành tư pháp thì trước hết những người nào vi phạm về đạo đức kinh doanh, những người nào rút ruột công trinh, những người nào bán cho khách hàng của mình, sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, không xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra, thì luật pháp phải trừng trị những người đó. Tôi khoan nói vấn đề đạo đức và văn hóa kinh doanh, do đó nếu có bằng chứng cụ thể, và nếu có một nhà nước pháp quyền thực sự, có nền luật pháp thì tất cả những chuyện thiệt hại cho người tiêu dùng, thì người chủ doanh nghiệp phải trả lời trước pháp luật, còn pháp luật là người bảo vệ cho giới tiêu dùng.”
Với luật pháp hiện hành thì người tiêu dùng muốn khởi kiện vụ án thì phải chứng minh lỗi của nhà sản xuất, chứng minh sự thiệt hại, hậu quả gánh chịu. Trên thực tế, bắt người tiêu dùng chứng minh thiệt hại là một việc vô cùng khó khăn.
Có thực sự người tiêu dùng được bảo vệ?
Kể từ mồng một tháng 7 sắp tới, người tiêu dùng sẽ được miễn chứng minh lỗi do sản phẩm gây ra, phần chứng minh không có lỗi sẽ thuộc về trách nhiệm của nhà sản xuất, chủ doanh nghiệp, hãng xưởng.
Người tiêu dùng có hy vọng được pháp luật bảo vệ một cách hữu hiệu hay không, bà Tạ Thị Ngọc Thảo nói lên suy nghỉ của mình:
Đài Tiếng Nói Việt Nam là một cơ quan chính thống của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một khi đã đặt vấn đề thì đó cũng là câu trả lời, hiện nay người tiêu dùng chưa được bảo vệ.
Bà Tạ Thị Ngọc Thảo
“Đài Tiếng Nói Việt Nam là một cơ quan chính thống của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một khi đã đặt vấn đề thì đó cũng là câu trả lời, hiện nay người tiêu dùng chưa được bảo vệ. Tôi nghỉ rằng tất cả đều phải có một quá trình, không thể nào một sớm, một chiều, mà vấn đề này được làm một cách chính xác, đúng đắn và nhanh chóng được, do đó đây là một vấn đề bức xúc, cần phải làm, đã đến lúc phải lên tiếng báo động. Một khi chính đài Tiếng Nói Việt Nam đặt ra câu hỏi này thì đó cũng là câu trả lời, hiện nay vấn đề bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chưa có kết quả.”
Ông Châu, một cư dân Đồng Nai nói, việc xử lý doanh thương làm ăn không ngay thẳng là chuyện hiếm có ở Việt Nam:
Lúc nào cũng có chính sách bảo vệ người tiêu dùng, lúc nào cũng nói hàng Việt Nam chất lượng cao, nói vậy chứ làm với nói thì hai cái không giống nhau.
Ông Châu
“Lúc nào cũng có chính sách bảo vệ người tiêu dùng, lúc nào cũng nói hàng Việt Nam chất lượng cao, nói vậy chứ làm với nói thì hai cái không giống nhau. Lúc nào cũng có cơ quan để xử lý chuyện đó, nhưng trong một đất nước tràn lan tham nhũng, tôi làm sai, tôi bị cơ quan xử lý, nhưng tôi nói với cơ quan, anh đừng xử lý tôi, bằng cách nào giải quyết cho êm đẹp, rồi mọi chuyện cũng êm, cuối cùng cũng là tiền. Hành động cụ thể không có đâu, hoặc đem con chốt thí thôi, nhà nước phát động những người dân sản xuất giỏi, mua bán, kinh doanh giỏi, thì đưa lên đài để tuyên truyền cho người khác làm theo. Số đó là ít mà số cán bộ giàu thì nhiều, mà người cán bộ làm giàu thế nào không đưa ra cho dân học hỏi, để làm
giàu cho nhanh, đa số 95% cán bộ đều giàu hết.”
Theo ông thì người dân khi mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, họ đành cam chịu, vì nói cũng không ai nghe để giải quyết, khiếu nại cũng vô ích:
đi bất cứ cơ quan nào, cần một cái gì, nếu không có quyền lợi của họ thì chả bao giờ nhiệt tình giúp đỡ đâu. Ví dụ mua bảo hiểm thì có quyền lợi của họ hoặc lại ngân hàng gởi tiền thì họ niềm nở, còn lại thưa kiện, tòa án, công an hạch sách đủ điều, cái đất nước như thế đó
Ông Châu
“Anh muốn nói những câu chuyện này phải biết người lắng nghe mình là ai, phải tìm hiểu rõ rồi mới nói chuyện với người đó, mình nói những cái rõ ràng và thực tế, không xuyên tạc, méo mó gì hết. Ở ngoài nói hoài thì cũng vậy thôi, chả tác động gì mạnh, muốn nói trực tiếp thì bằng cách nào, đó là một công trình khó, không thể tuyên truyền cho người dân hiểu sâu. Tham nhũng đã ăn sâu rồi, đi bất cứ cơ quan nào, cần một cái gì, nếu không có quyền lợi của họ thì chả bao giờ nhiệt tình giúp đỡ đâu. Ví dụ mua bảo hiểm thì có quyền lợi của họ hoặc lại ngân hàng gởi tiền thì họ niềm nở, còn lại thưa kiện, tòa án, công an hạch sách đủ điều, cái đất nước như thế đó”
Theo báo chí thì nay với luật bảo vệ người tiêu dùng , người dân cả nước được trang bị công cụ, phương tiện, “lá chắn” để tự bảo vệ mình, họ sẽ không còn gánh chịu lắm thiệt thòi như bấy lâu nay, phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” mỗi khi bị lừa dối.
Về phía người dân thì vẫn e ngại, vì khi nói đến luật pháp người ta thường nhắc lại rằng ở Việt Nam có rừng luật và “luật rừng.”
Theo dòng thời sự:
- Sản phẩm độc hại vẫn lan tràn thị trường
- Liệu có triệt tiêu được đồ chơi độc hại?
- 80% số thực phẩm có nguy cơ mất an toàn
- Cảnh báo thực phẩm kém chất lượng tại trường học
- Đồ chơi độc hại của Trung quốc tràn ngập thị trường Việt Nam
- Cà phê "bẩn" ở Việt Nam.
- Hàng xa xỉ có thực sự cần thiết? (Phần 1)
- Hàng xa xỉ có thực sự cần thiết? (Phần 2)
- Gạo Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc
- Đồ chơi Trung Quốc gây nguy hại xuất hiện tại VN