Vụ sửa điểm thi: Cây kim trong bọc đã lòi ra!

0:00 / 0:00

Lớn c hưa từng có!

Truyền thông trong nước loan tin về vụ việc cho biết qua điều tra ban đầu xác định có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi có tổng điểm công bố chênh hơn một điểm so với chấm thẩm định. Có thí sinh tổng điểm các môn được làm tăng lên đến 26,8, thậm chí 29,95 so với chấm thẩm định. Đây là vụ nâng điểm lớn và táo bạo nhất trong lịch sử giáo dục nước nhà. Thầy Nguyễn Tấn Hậu, từng là giáo viên ở Việt Nam, cho biết nguyên nhân:

Tại sao những năm trước không có chuyện này xảy ra , h ầu như chỉ bán điểm, nâng điểm khi thi vô trường đại học thôi chứ không có chuyện bán điểm cho lần thi T H PT. Nhưng năm nay nó xảy ra ở kỳ thi T H PT bởi vì nó bỏ kỳ thi tuyển đại học.

Năm nay có lẽ là năm đầu tiên thí điểm áp dụng không thi tuyển sinh đại học mà dùng điểm thi T H PT để xét vô đại học. Tình trạng bây giờ là kỷ cương xã hội đã buông lỏng, hầu như được bật đèn xanh, không ai sợ bất cứ cái gì hết, do đó họ mới dám làm cả trăm bài.

Trả lời thắc mắc của chúng tôi rằng nếu vụ bê bối trên xảy ra do thay đổi quy chế thi đại học thì cho rằng chuyện này sẽ có khắp nơi hết nhưng có lẽ các nơi khác kín đáo, không bị "phản phé phản thùng" thì nó im.

Tại sao những năm trước không có chuyện này xảy ra, hầu như chỉ bán điểm, nâng điểm khi thi vô trường đại học thôi chứ không có chuyện bán điểm cho lần thi THPT. Nhưng năm nay nó xảy ra ở kỳ thi THPT bởi vì nó bỏ kỳ thi tuyển đại học. - Thầy Nguyễn Tấn Hậu

Nhận định của thầy Hậu phần nào phản ánh thông tin trên báo chí mấy hôm nay liên quan đến những phát hiện điểm thi cao bất thường ở một vài tỉnh khác như Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Bạc Liêu…

GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Australia) được mạng báo Dân Trí dẫn phân tích về dữ liệu điểm thi của 10.387 thí sinh ở Sơn La với kết quả đáng ngờ nhưng mức độ không nghiêm trọng như ở Hà Giang.

Vậy vì sao vụ này lại xảy ở Hà Giang, một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, nơi có số thí sinh rất nhỏ so với các thành phố lớn khác, nhà báo Võ Văn Tạo nhận định:

Một trong những yếu tố, tôi nghĩ không chắc chắn lắm, là ở đó ngành giáo dục đã có bê bối, và chính quyền ở đ ó cũng đã có những bê bối, rất nhiều vụ nổi tiếng lâu nay. Thứ nhất, Bí thư Hà Giang lôi cả giòng họ, con cháu vào chiếm nhiều ghế trong bộ máy nhà nước. Cách đây ít năm thì xảy ra vụ bê bối ngành giáo dục Hà Giang liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến vụ mua bán dâm với học trò. Rõ ràng quan chức ở đấy là có vấn đề.

Ai là t hủ phạm ?

Tại buổi họp báo về điểm thi ở Hà Giang hôm 17 tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Cao Khương, Phó trưởng Phòng 4 của Cục An ninh chính trị nội bộ (A83) cho báo chí biết, ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang, chỉ mất hơn 2 tiếng đồng hồ để sửa hàng trăm bài thi, từ lúc mở được khóa niêm phong, rút bài ở các túi, sau đó tẩy xóa và sửa theo đáp án.

Ông Khương nói thêm rằng chưa phát hiện ra cá nhân nào phối hợp với ông Lương trong quá trình sửa bài thi. Nhưng theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết thì ông không tin một mình ông Lương làm vụ này. Ông nói:

Đây là một vụ vi phạm quy chế thi và vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tôi nghĩ rằng nếu tuân thủ đúng quy chế thi thì một người không thể nào trong một thời gian ngắn như vậy mà có thể sửa điểm đến 300 bài của 114 thí sinh, vì theo quy chế thì khi nhập kết quả bài làm của học sinh vào máy để chuyển vào đĩa kỹ thuật đầu tiên về Bộ thì việc đó phải là của một tập thể chứ không thể của một người.

Một người thì có thể quen một vài học trò, vài cha mẹ học trò để sửa điểm cho một vài cháu. Chuyện ấy cũng có thể xảy ra ở địa phương này địa phương khác nhưng sửa với số lượng bài lớn như thế thì đấy không phải là chuyện đơn giản của một người. -GS. Nguyễn Minh Thuyết

Theo thông tin mới nhất được truyền thông nhà nước đăng tải ngày 19/7/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định số 02/QĐKTVA khởi tố hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự để điều tra, làm rõ theo đúng quy định của pháp luật đối với vụ nâng điểm thi THPT quốc gia tại Hà Giang gây rúng động dư luận những ngày qua. Giáo sư Thuyết nói thêm:

Một người thì có thể quen một vài học trò, vài cha mẹ học trò để sửa điểm cho một vài cháu. Chuyện ấy cũng có thể xảy ra ở địa phương này địa phương khác nhưng sửa với số lượng bài lớn như thế thì đấy không phải là chuyện đơn giản của một người.

Nhà báo Võ Văn Tạo cũng có cùng nhận xét:

Tôi đọc kỹ các thông tin trên báo nhà nước cũng như trên mạng thì anh em trong ngành giáo dục khẳng định không thể nào một ông Lương Phó phòng khảo thí làm được mà chắc chắn phải có cả một tập thể.

Vì sao phải nâng điểm cho cao?

Với kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia 2018, việc xét tuyển vào đại học dựa vào kết quả từ kỳ thi này. Vậy nếu thí sinh muốn vào trường đại học có điểm chuẩn cao thì điểm kỳ thi THPT bắt buộc phải cao tương ứng.

Điều này được thầy Nguyễn Tấn Hậu đề cập ở trên, và dư luận mạng xã hội cũng lan truyền rằng cho rằng đa số những trường hợp được nâng điểm có nguyện vọng được vào trường công an. Thầy Hậu nói thêm về điểm chuẩn vào trường công an hiện nay:

Hồi lúc chưa bỏ thi đại học thì trường Đại học Công an là một trường có điểm xét tuyển cao nhất. Nó khác với thời hồi xưa là Y Dược, Bách Khoa là những trường có điểm xét tuyển cao. Bởi vì bây giờ nó là một ngành kiếm ra tiền, được nhiều ưu đãi của chính phủ và lại có thế lực nữa.

Không ngạc nhiên lắm bởi mấy năm trước đây thì ngay cả hệ thống tuyển sinh ngành công an lâu lâu cũng xảy ra vụ này vụ kia mà báo nhà nước cũng có đăng. Rất là nhiều người họ làm dịch vụ nhận tiền để lo lót chạy vào trường công an hoặc vào biên chế công an. - Nhà báo Võ Văn Tạo

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết thì nói với chúng tôi rằng thí sinh cố có điểm cao để vào đại học công an hay an ninh hay quân đội, là vì học viên ở những trường này có một chế độ khác, tức là họ được hưởng chế độ quân nhân ngay khi còn trên ghế nhà trường. Và sau khi ra trường thì chắc chắn họ được bố trí công ăn việc làm. Đấy là nguyên nhân làm cho điểm tuyển vào ở những trường này rất cao, thậm chí cao hơn trường Y là trường thuộc loại cao nhất xưa nay. Ông nói thêm:

Qua phân tích thì tôi chỉ nghĩ là sửa điểm để các cháu có đủ điểm vào đại học hấp dẫn hiện nay. Tôi cũng không nói là đại học lớn bởi vì một số trường đại học lớn hiện nay không hấp dẫn bằng một số trường đại học khác đâu.

Với nhà báo Võ Văn Tạo thì ông không ngạc nhiên với chuyện nhiều người phải chạy chọt, lo lót để được vào ngành công an, bởi đã không phải đóng học phí mà khi học xong thì không phải xin việc như các ngành khác. Nhà nước bao cấp hết, đủ thứ đặc quyền đặc lợi:

Không ngạc nhiên lắm bởi mấy năm trước đây thì ngay cả hệ thống tuyển sinh ngành công an lâu lâu cũng xảy ra vụ này vụ kia mà báo nhà nước cũng có đăng. Rất là nhiều người họ làm dịch vụ nhận tiền để lo lót chạy vào trường công an hoặc vào biên chế công an.

Nhiều ý kiến được đưa ra xoay quanh vấn đề thi cử tại Việt Nam từ trước đến nay sau khi nổ ra vụ nâng điểm ở Hà Giang. Một trong những kêu gọi cải tổ được Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu nêu rõ ‘Bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông sẽ mở ra biên giới mới cho giáo dục Việt Nam. Xóa đi bao tốn kém cho ngân khố. Xóa đi những phiền phức không cần thiết cho học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo. Xóa đi các tệ nạn làm đau đầu không chỉ ở Bộ Giáo Dục & Đào Tạo mà trong toàn xã hội.”