7 ĐBQH bị bêu danh
Báo Tiền Phong Online đăng tải thông tin trong 3 năm qua, kể từ đợt bầu cử ĐBQH Khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) đến thời điểm tháng 9 năm 2019 đã có 7 Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bị miễn nhiệm, cho thôi làm ĐBQH, trong đó nhiều người bị kỷ luật hoặc vướng vòng lao lý.
Bảy vị ĐBQH được nêu danh bao gồm ông Võ Kim Cự (nguyên Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam), ông Đinh La Thăng (nguyên Phó Ban Kinh tế Trung ương), ông Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN), bà Phan Thị Mỹ Thanh (nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai), Thiếu tướng Lê Đình Nhường (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh), ông Hồ Văn Năm (Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai), ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó Chủ tịch Hậu Giang) và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hương (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam).
Đài RFA nêu câu hỏi với vài người từng tham gia ứng cử trong đợt bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Khóa XIV hồi năm 2016 rằng họ đón nhận thông tin vừa nêu như thế nào và được cô Nguyễn Trang Nhung cho biết:
<i>Với thông </i> <i>tin </i> <i>đó thì tôi cũng không có gì bất ngờ. Nói chung, tôi tiếp nhận thông tin đó khá là bình thường. Tôi nghĩ có thể một phần họ không thực sự là do dân bầu lên cho nên không thật sự có trách nhiệm với người dân. Thêm nữa là họ cũng không đủ các phẩm chất cần thiết để đảm nhiệm các vị trí đại diện cho người dân, cho nên họ đã thể hiện ra những mặt xấu và do đó đã phạm phải những sai lầm như vậy<br/>-Cô Nguyễn Trang Nhung</i>
"Với thông tin đó thì tôi cũng không có gì bất ngờ. Nói chung, tôi tiếp nhận thông tin đó khá là bình thường. Tôi nghĩ có thể một phần họ không thực sự là do dân bầu lên cho nên không thật sự có trách nhiệm với người dân. Thêm nữa là họ cũng không đủ các phẩm chất cần thiết để đảm nhiệm các vị trí đại diện cho người dân, cho nên họ đã thể hiện ra những mặt xấu và do đó đã phạm phải những sai lầm như vậy."
Qua trao đổi với một số những người tự ra ứng cử ĐBQH và giới quan sát tình hình Việt Nam thì hầu hết đều cho rằng trong số gần 500 ĐBQH Khóa XIV không chỉ có 7 “con sâu” mà thôi, (“con sâu” ở đây được diễn giải theo như cách nói của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rằng “bầy sâu” thời ông tại vị đã sinh sôi không kiểm soát nỗi).
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn nhắc lại người dân Việt Nam thường nói câu cửa miệng rằng “các đồng chí chưa bị lộ mà thôi”. Tuy nhiên, trước thông tin liên quan Báo Tiền Phong Online bêu danh 7 vị ĐBQH, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định qua đó có thể thấy chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động dù sao cũng có dấu chỉ của sự tiến bộ. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lý giải về nhận định này của ông:
"Nguyên nhân lớn nhất là xuất phát từ chiến dịch 'đốt lò' của ông Nguyễn Phú Trọng. Và, trong chiế n dịch đốt lò này thì một trong những quan điểm mà ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra là công khai thông tin về những trường hợp sai phạm nhưng tất nhiên trong thực tế không phải là công khai tất cả mà chỉ công khai một số trường hợp chọn lọc thôi. Vì thế, giới đại biểu quốc hội bị sai phạm cũng nằm trong chiến dịch công khai thông tin đó. Cho nên đó là lý do không thể bưng bít thông tin được như trước đây. Còn trước chiến dịch 'đốt lò' thì vẫn bưng bít thông tin. Thành ra nói gì thì nói cũng phải ghi nhận rằng đó là một cái nét dù sao cũng hơi hơi tiến bộ của chiến dịch 'đốt lò', chiến dịch được coi là chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng."
Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn nhấn mạnh rằng ngày càng nhiều thông tin liên quan đến giới chức lãnh đạo, cán bộ trong bộ máy Nhà nước và ĐBQH sai phạm, tham nhũng…được các cơ quan truyền thông phổ biến rộng rãi trong công luận còn bởi yếu tố đấu đá nội bộ, vạch mặt và thanh trừng lẫn nhau.
Quốc hội Việt Nam sẽ ra sao?
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận trong nhiều năm, không ít tiếng nói của dân chúng và giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam kêu gọi Chính phủ Hà Nội cho trưng cầu dân ý tự do. Một điểm son được quốc tế đánh giá có sự thay đổi qua đợt bầu cử tại Việt Nam hồi năm 2016 là có nhiều người dân chủ động tự ra ứng cử, dù biết rằng sự tham gia ứng cử của họ không đạt được kết quả nào.
Cô Nguyễn Trang Nhung, người từng bị loại ngay từ vòng đầu tiên chia sẻ rằng với tình hình ngày càng có nhiều những “con sâu” là ĐBQH bị phanh phui và phơi bày thì cơ quan lập pháp của Việt Nam cũng sẽ không có gì thay đổi trong thời gian sắp tới:
“Tôi không đặt niềm tin nhiều vào sự thay đổi của thể chế nói chung cũng như sự thay đổi của cơ quan lập pháp trong tương lai gần. Tuy nhiên tôi có hy vọng với mong muốn trong tương lai sẽ có sự thay đổi đáng kể, nhưng điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người dân bình thường rằng là chúng ta có sẵn sàng thay thế những người đang ở trong cơ quan lập pháp mà không xứng đáng hay không và chúng ta có sẵn sàng là những người ra ứng cử và trở thành đại biểu quốc hội trong tương lai đại diện cho người dân hay không?”
<i>Không chỉ là hy vọng mà là quy luật và tin rằng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai không xa, không tới 5 năm nữa đâu…Theo tôi, rất nhiều khả năng sẽ xảy ra những chuyển biến vận động thay đổi một cách mềm mại trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, phải tự biến chuyển, tự nó sẽ có một cuộc cách mạng trong một số năm nữa và cái nơi đầu tiên để xảy ra cuộc cách mạng đó là cơ quan quốc hội. Nếu như trước đây người dân, xã hội dân sự và giới đấu tranh dân chủ-nhân quyền tự ứng cử vào Quốc hội nhưng bị Nhà nước và Đảng cầm quyền gạt đi thì về sau này Đảng cầm quyền sẽ phải chấp nhận một tỷ lệ nhất định của thành phần ứng cử tự do tham gia vào Quốc hội<br/>-TS. Phạm Chí Dũng</i>
Trong khi đó, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lại cho rằng sẽ có một sự thay đổi ở Quốc hội Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lập luận:
"Không chỉ là hy vọng mà là quy luật và tin rằng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai không xa, không tới 5 năm nữa đâu. Tại vì quy luật biến chuyển của chế độ từ toàn trị sang bán dân chủ và sau đó sang dân chủ thì sẽ bắt nguồn cơ bản từ cơ quan nghị viện, tức là cơ quan quốc hội, rồi sau đó mới lan dần sang bộ máy chính quyền, tức là bộ máy hành pháp và cuối cùng là bộ máy của đảng và bộ máy công an. Thế thì ở Việt Nam, theo tôi thì rất nhiều khả năng sẽ xảy ra những chuyển biến vận động thay đổi một cách mềm mại trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, phải tự biến chuyển, tự nó sẽ có một cuộc cách mạng trong một số năm nữa và cái nơi đầu tiên để xảy ra cuộc cách mạng đó là cơ quan quốc hội. Nếu như trước đây người dân, xã hội dân sự và giới đấu tranh dân chủ-nhân quyền tự ứng cử vào Quốc hội nhưng bị Nhà nước và Đảng cầm quyền gạt đi thì về sau này Đảng cầm quyền sẽ phải chấp nhận một tỷ lệ nhất định của thành phần ứng cử tự do tham gia vào Quốc hội."
Đồng quan điểm với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một số nhà quan sát tình hình Việt Nam khẳng định với RFA rằng họ có niềm tin một khi Đảng CSVN lãnh đạo chấp nhận một tỷ lệ nhất định của thành phần ứng cử tự do tham gia vào Quốc hội thì đó sẽ là tiền đề cho khởi sự đầu tiên của cơ chế dân chủ, át dần cơ chế toàn trị và sẽ dẫn tới một tương lai chắc chắn tốt đẹp hơn cho đất nước và người dân Việt Nam.