Jane Fonda: Bức ảnh chụp chung với bộ đội Bắc Việt là một sai lầm

Trà Mi, phóng viên đài

Jane Fonda, năm nay 68 tuổi, một nữ tài tử từng đoạt giải Oscar, kiêm người mẫu, nhà văn, nhà sản xuất, một người hoạt động xã hội, còn được mệnh danh là "Jane Hà Nội" khi bà quyết định tới Việt Nam vào năm 1972, với mục đích phản đối cuộc chiến Việt Nam .

0:00 / 0:00
JaneFonda150.jpg
Nữ diễn viên Jane Fonda. AFP PHOTO

Ngày ấy, trong khi các binh sĩ Mỹ đang chiến đấu và hy sinh tại chiến trường Việt Nam, thì cô con gái của nam tài tử Henry Fonda lại dùng tiền bạc và sự ảnh hưởng của mình để vận động, ủng hộ cho chủ nghĩa cộng sản và khuyến khích mọi người nổi dậy chống chính phủ Mỹ.

Tham gia hoạt động phản chiến

Jane Fonda bắt đầu tham gia các hoạt động phản chiến khoảng năm 1967, góp mặt trong các cuộc biểu tình, xuống đường, các chương trình truyền thanh và kịch nghệ. Nhiều người vẫn cho rằng đó là sau khi bà có dịp tiếp xúc với những người cộng sản lúc ở Pháp, và với những người Mỹ hoạt động cách mạng.

Thông tin trên trang web của Đệ nhất sư đoàn kỵ binh Hoa Kỳ ghi nhận tháng 11, năm 1970, trước khoảng 2 ngàn sinh viên của trường đại học Michigan, Jane đã từng phát biểu nguyên văn rằng:

"Nếu các bạn hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì thì có lẽ bạn sẽ hy vọng, sẽ quỳ gối cầu xin một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành người cộng sản".

Tại đại học Duke, ở Bắc Carolina, Jane Fonda một lần nữa lập lại quan điểm này. Tờ báo Washington Times, số ra tháng 7 năm 2000, đã trích dẫn lời cô diễn viên trẻ rằng: "Là một người ủng hộ chủ nghĩa xã hội, tôi nghĩ rằng chúng ta nên đấu tranh vì 1 xã hội chủ nghĩa, và tiến tới chủ nghĩa cộng sản".

Jane Fonda cũng là người hỗ trợ tài chánh chủ yếu cho Tổ chức Cựu chiến binh Việt Nam phản chiến, con số thành viên của tổ chức này có khi lên đến gần 7 ngàn. Ngoài ra, bà còn đích thân tìm kiếm những người lính Mỹ trở về từ chiến trường Việt Nam để thuyết phục họ lên đài, công khai tố cáo các hành động tàn ác của người Mỹ đối với phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Có người nói rằng các chương trình phát thanh của bà do các quan chức Bắc Việt tại Canada điều phối.

Gây nhiều tranh cãi

Năm 75, sau khi Sài Gòn sụp đổ, Jane Fonda quay trở lại Hà Nội, bế theo đứa con trai mới sinh, để tham dự buổi lễ vinh danh bà, vì những gì bà đóng góp cho miền Bắc Việt Nam. Buổi lễ đó cũng chính là lễ đặt tên cho con trai của bà.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Cậu bé được đặt tên là Troy, theo tên của Nguyễn Văn Trỗi, người bị tử hình vì âm mưu đặt bom ám sát bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ khi ông đến thăm miền Nam Việt Nam năm 1963.

Tuy là tác giả của vài cuốn sách, và đã góp mặt trong hơn 41 bộ phim kể từ năm 1960 đến nay, nhưng người ta thường nhắc đến Jane Fonda không phải vì những điều này, mà vì chính cái biệt danh "Jane Hà Nội", xuất phát từ chuyến đi đã in đậm trong tâm trí người Mỹ hơn bất cứ một vai diễn nào bà đã từng đảm nhận.

Ông Bùi Tín, cựu đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng đã ly khai, và hiện đang sinh sống tại Pháp, là một trong những người đón tiếp Jane Fonda tại Hà Nội vào năm 1972, kể lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Đằng sau chuyến hành trình của cô tài tử Mỹ 34 tuổi lúc bấy giờ, là vô số tranh cãi, và muôn ngàn nỗi căm phẫn của những chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam. Họ không thể nào quên và tha thứ cho hình ảnh Jane đã ngồi trên bệ bắn của cỗ súng phòng không Bắc Việt, thứ võ khí đã nhắm vào sinh mạng của những người phi công Mỹ.

16 năm sau cuộc du hành, chính bức ảnh đó đã khiến cho chủ nhân của nó phải đích thân công khai lên tiếng xin lỗi dân chúng vì những việc làm thiếu chín chắn của bà. Rồi gần 20 năm sau, người ta lại nghe thấy lời tạ lỗi ấy một lần nữa, khi cuốn hồi ký nhan đề "Cuộc đời tôi cho đến bây giờ" của Jane được trình làng hồi tháng trước.

Hối tiếc

Trong cuốn tự truyện dài hơn 600 trang có đề cập đến cuộc hành trình tai tiếng ấy, Jane đã viết rằng bà không hề hối tiếc về chuyến thăm Hà Nội và chụp hình chung với các tù binh Hoa Kỳ ở đó.

Điều duy nhất mà bà ân hận trong chuyến đi này là việc bà đã chụp ảnh khi ngồi trên mâm pháo cao xạ của quân đội Bắc Việt.

Mới đây, khi trả lời phỏng vấn chương trình 60 phút của kênh truyền hình CBS, Jane đã nói rằng:

"Tôi sẽ ân hận về điều này cho đến tận ngày xuống mồ. Hình ảnh Jane Fonda, Barbarella, con gái của Henry Fonda ngồi trên nòng súng cao xạ của quân đội Bắc Việt là một sự phản bội, giống như tôi đang trêu ghẹo đất nước đã dành cho tôi nhiều đặc ân vậy.

Tôi sẽ ân hận về điều này cho đến tận ngày xuống mồ. Hình ảnh Jane Fonda, Barbarella, con gái của Henry Fonda ngồi trên nòng súng cao xạ của quân đội Bắc Việt là một sự phản bội, giống như tôi đang trêu ghẹo đất nước đã dành cho tôi nhiều đặc ân vậy. Đó là một hành động thiếu suy nghĩ nhất mà tôi có thể tưởng tượng. Tôi không quay lưng lại với xứ sở này. Tôi hết sức quan tâm đến những người lính Mỹ.

Đó là một hành động thiếu suy nghĩ nhất mà tôi có thể tưởng tượng. Tôi không quay lưng lại với xứ sở này. Tôi hết sức quan tâm đến những người lính Mỹ."

Tuy nhiên, bất chấp những lời cáo lỗi công khai của Jane, sự phẫn nộ của dân chúng Mỹ, đặc biệt là giới cựu chiến binh, đối với bà vẫn dai dẳng, như một mối thù không thể nào nguôi ngoai.

Hơn 30 năm trôi qua, những lời phỉ báng, sỉ vã, và nguyền rủa dành cho Jane vẫn không ngừng xuất hiện trên các trang website. Thậm chí nhiều người còn thắc mắc vì sao bà không bị truy tố vì hành vi phản bội tổ quốc, hoặc sao bà chưa tự tử vì những điều oen ố đã làm.

Không thể tha thứ

Người ta cho rằng không thể đổ lỗi cho tuổi trẻ và thiếu suy nghĩ. Lúc đó, Jane Fonda đã là một người trưởng thành ngoài tuổi 30, cho nên bà phải chịu trách nhiệm về những hành động và quyết định của mình.

Mới tháng trước, khi mọi người đang xếp hàng chờ xin chữ ký của Jane, thì bất ngờ bà bị 1 cựu chiến binh phun nước bọt vào mặt trước đám đông độc giả hâm mộ tại Kansas City, 1 trong những chặng dừng chân trong chuyến đi quảng bá cho cuốn hồi ký mới xuất bản.

Thủ phạm là ông Michael Smith, 54 tuổi, nói rằng Fonda là một kẻ phản bội quốc gia, đáng bị phỉ báng vì bà đã sỉ nhục người lính Mỹ từ hơn 3 thập niên qua, một tội lỗi không thể nào tha thứ.

Tạp chí Phụ nữ kỳ này xin dừng lại tại đây. Trước khi chia tay, Trà Mi xin mời quý vị đến với trang web www.rfa.org của Đài Á Châu Tự Do để nghe và xem thêm các chuyên đề phụ nữ đã được thực hiện trong thời gian qua. Trang Phụ Nữ hẹn gặp lại quý vị cũng vào giờ này trong chuyên đề tuần sau. Trà Mi kính chào.