Ngày Nước Thế Giới 2020: Cần tăng cường ý thức bảo vệ nguồn nước ở Việt Nam

0:00 / 0:00

Liên Hiệp Quốc vận động chiến dịch Ngày Nước Thế Giới 2020, chính thức rơi vào ngày 22 tháng 3 sắp tới đây, với chủ đề đẩy mạnh việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước và nâng cao ý thức của mỗi người trong việc sử dụng nước.

Tại Việt Nam, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục quản lý Tài nguyên Nước cũng có thông tin về ngày Nước Thế Giới 2020 để cùng vận động chiến dịch sử dụng nước hợp lý và bảo vệ nguồn nước sạch ở Việt Nam.

Tình trạng sử dụng và bảo vệ nguồn nước ở Việt Nam

Ông Đặng Hùng Võ, Thứ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, vào ngày 20 tháng 3, nhận định về sự kiện này:

“Tôi cho rằng Ngày Nước Thế giới là dịp để đẩy mạnh cuộc vận động con người, trong đó có người Việt Nam, phải cư xử thật tốt, thật đúng với việc sử dụng nước cũng như là bảo vệ nguồn nước. Tôi cho rằng đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, một cuộc vận động rất quan trọng, để sao cho chúng ta có thể khắc phục được ở Việt Nam này tình trạng lãng phí nước, lãng phí kể cả trong sử dụng và lãng phí trong việc không bảo vệ được nguồn nước.”

<i> <i>"Nước uống thì theo tôi nghĩ có thể giải quyết bằng các giải pháp rất hiệu quả, như bằng máy lọc nước mặn chạy bằng mặt trời chẳng hạn lắp đặt cho các xã để cần thiết mà vận hành liền. Điều này nằm trong khả năng, người dân có thể góp một phần và nhà nước góp một phần hỗ trợ."-Ông Hồ Long Phi</i> </i>

Thạc sĩ Hồ Long Phi, Phó Ban điều phối chống ngập TP.HCM, cũng cho biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước:

“Thứ nhất, nước phải được đối xử như một nguôn tài nguyên quý, chứ không phải như hiện nay khi chúng ta dùng một cách bừa bãi. Đó là cái phải thay đổi từ trong ý thức, từ cái sản xuất cho đến cái tiêu xài nước và các loại hình nước. Đến hiện nay mình còn rất phí phạm, vì mình cứ nghĩ tài nguyên nước vẫn còn nhiều, nhưng thứ nhất là số lượng và thứ hai về chất lượng càng ngày càng suy giảm, còn nền kinh tế thì càng lúc càng lớn.”

Khi đề cập đến vấn đề hạn mặn vẫn xảy ra ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, ông Phi cho biết cần chờ đến ít nhất qua tháng 4 thì mới có thể thấy được sự cải thiện khi mưa về. Theo ông, khó khăn nhất hiện nay là nước biển xâm nhập càng lúc càng sâu, đất càng ngày bị lún xuống và nước cửa nguồn hiện tại phải giữ lại tại các đập nước, nên Đồng Bằng Sông Cửu Long như bị bao vây tứ phía.

Còn theo ông Đặng Hùng Võ, nếu tình trạng ô nhiễm nguồn nước tiếp tục kéo dài, các tranh chấp về nước hoặc thậm chí là chiến tranh về nước sẽ có khả năng xảy ra trong một tương lai không xa. Cũng cùng nhận định, ông Hồ Long Phi cho biết các biện pháp hiện nay chưa đủ quyết liệt, nên nước sẽ trở thành vấn đề lớn trong vòng chỉ một hay hai thập kỷ tới.

Tầm quan trọng của nước và giải pháp khắc phục

Ông Đặng Hùng Võ cho rằng các cơ quan nhà nước cần đưa những quy định về nước vào luật pháp Việt Nam, vì theo ông, các cuộc vận động chỉ đánh vào mặt đạo đức. Ông cho biết thêm:

"Hiện nay Việt Nam cũng đã có luật tài nguyên nước, cũng đã sửa đổi và lần. Thế nhưng tôi cho rằng là luật này vẫn chưa đảm bảo được nhu cầu để bảo vệ nguồn nước và đừng làm thay đổi hệ sinh thái nước. Thì tôi cho rằng là luật cần cụ thể hóa hơn những mục tiêu về bảo vệ tài nguyên nước hiện nay. Trong đó có bảo vệ nước ở các lưu vực sông, bảo vệ nước ngầm và bảo vệ nước phục vụ cho canh tác lúa nước hiện nay ở Việt Nam với việc ô nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu…v.v, thì tôi cho đây là một việc lớn cần thực hiện về mặt pháp luật."

Người dân chèo thuyền câu cá trên một hồ ở Hà Nội.
Người dân chèo thuyền câu cá trên một hồ ở Hà Nội. (AFP)

Theo ông Võ, hệ sinh thái nước rất quan trọng, bởi vì con người có thể nhịn ăn một tháng, nhưng bị khát và nhịn uống nước trong vòng vài ngày sẽ không chịu nổi, thậm chí có thể gây ra các bệnh tật khác do thiếu nguồn nước sạch.

<i>"Ví dụ như một hành vi rất đơn giản, một dòng sông ở Hà Nội bây giờ đã ô nhiễm rất nhiều rồi, nhưng người dân thường hay đổ rác xuống sông, thì tôi cho rằng đấy là các hành vi phải dẹp nó đi. Nó ô nhiễm hiện nay thì tìm cách làm cho nó sạch hơn, chứ đừng làm nó ô nhiễm hơn."-Ông Đặng Hùng Võ</i>

Cùng nhận định, ông Hồ Long Phi cho rằng nước uống là vấn đề liên quan đến sống chết khi đề ra giải pháp cấp bách cho tình trạng hạn mặn. Ông cho biết thêm:

“Nước uống thì theo tôi nghĩ có thể giải quyết bằng các giải pháp rất hiệu quả, như bằng máy lọc nước mặn chạy bằng mặt trời chẳng hạn lắp đặt cho các xã để cần thiết mà vận hành liền. Điều này nằm trong khả năng, người dân có thể góp một phần và nhà nước góp một phần hỗ trợ.”

Ông Võ nhận định, các cơ quan chức năng cần phải có quy hoạch sao cho trong quy hoạch đó thể hiện được việc bảo vệ tài nguyên nước. Ông nêu ý kiến:

“Tôi cho rằng là có hai việc, một việc là ngay với những người cấp nước sạch rồi thì nên sử dụng nó như thế nào sao cho tiết kiệm, đấy là một việc mà tôi cho rằng rất cần làm. Vì đấy là nó thể hiện ý thức của chúng ta cư xử với nguồn nước như thế nào để tiết kiệm, dùng một cách hợp lý.”

Ngoài ra, cũng theo ông Võ, cần đưa nội dung này vào chương trình giáo dục trong các trường phổ thông, vì theo ông, các thế hệ trẻ hiện nay sẽ là thế hệ làm chủ trong tương lai và cần có một khái niệm không lãng phí nước.

Chị N.Y.Minh, hiện cư ngụ tại TP.HCM,cho biết khi dùng nước sinh hoạt hàng ngày, mọi người nên dùng đủ và đúng mục đích, như việc mở nước bồn tắm, thay vì mở nước xả liên hồi khi vệ sinh, tắm rửa, chúng ta có thể luân chuyển việc tắt và mở nước trong quá trình sử dụng xà phồng.

Về ý thức chung của người dân, ông Võ cho rằng cần có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý và tránh những hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, như việc xả rác vào các sông, hồ. Ông cho biết thêm:

<i>"Tôi cho rằng Ngày Nước Thế giới là dịp để đẩy mạnh cuộc vận động con người, trong đó có người Việt Nam, phải cư xử thật tốt, thật đúng với việc sử dụng nước cũng như là bảo vệ nguồn nước."-Ông Đặng Hùng Võ</i>

“Ví dụ như một hành vi rất đơn giản, một dòng sông ở Hà Nội bây giờ đã ô nhiễm rất nhiều rồi, nhưng người dân thường hay đổ rác xuống sông, thì tôi cho rằng đấy là các hành vi phải dẹp nó đi. Nó ô nhiễm hiện nay thì tìm cách làm cho nó sạch hơn, chứ đừng làm nó ô nhiễm hơn.”

Theo ông Võ, khi người dân đã ý thức được việc không xả rác gây ô nhiễm nguồn nước và sử dụng nước hợp lý, mọi người cũng có trách nhiệm về việc quảng bá những điều này đến người xung quanh để tạo ra tính loan tỏa trong cộng đồng nhanh hơn. Từ đó mới có được một xã hội có ý thức cao về bảo vệ nguồn nước.