Siêu bão Wutip hay còn được gọi là bão số 10 đổ bộ vào một số tỉnh miền Trung Việt Nam vào chiều ngày 30 tháng 9. Bão đã gây thiệt hại về người và của tại những nơi thổi vào là Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh.
Các địa phương đó đang tiến hành tổng kết thiệt hại, khắc phục hậu quả của cơn bão.
Bão mạnh nhất trong mấy năm qua
Bão Wutip lần này được so sánh với trận bão Xangsane đổ bộ vào Đà Nẵng hồi đầu tháng 10 năm 2006.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Việt Nam, ông Bùi Minh Tăng, cho tờ Thanh Niên biết như thế và nói thêm bão Wutip có diễn biến phức tạp và khó dự báo vì bão có đến 6 lần thay đổi hướng di chuyển.
Ông Nguyễn Đức Chính, phó chủ tịch thường trực tỉnh Quảng Trị, vào sáng ngày 1 tháng 10, cũng đưa ra nhận định tương tự của ông Bùi Minh Tăng:
Sau cơn bão năm 2006, đây là cơn bão mạnh nhất. Tâm ở Quảng Bình, Quảng Trị ở rìa bão nhưng cũng bị nặng.
Đánh giá thiệt hại
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình, vùng tâm bão số 10, cho biết những đánh giá ban đầu về thiệt hại tại tỉnh này như sau:
Quảng Bình bị thiệt hại cũng khá nặng nề. Đây là cơn bão kéo dài, quần gần 6 tiếng ở Quảng Bình, cấp gió 12, giật cấp 13-13 cho nên thiệt hại về nhà cửa, mùa màng rất lớn. Có đến 80 % nhà bị tốc mái, cây cao su cũng thiệt hại tương tự như thế khoảng 80% bị gãy nát. Tàu thuyền gần 200 chiếc bị gãy nát do bão đánh. Có 4 người chết 5 người bị thương.
Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, ông Lê Đình Sơn cũng trình bày về tình hình thiệt hại do bão số 10 gây ra tại địa phương tỉnh này:
Kỳ Anh của Hà Tĩnh cũng nằm ở trung tâm bão, gió cấp 11-13 vào từ hai giờ chiều đến 7 giờ tối mới dừng. Lượng mưa như ở Ký Anh cao nhất xấp xỉ gần 200 ml. Các huyện ven biển trên địa bàn tỉnh đều bị hết, sóng, gió vẫn cao cấp 7, cấp 8; kể cả miền núi cũng bị.
Đây là cơn bão kéo dài, quần gần 6 tiếng ở Quảng Bình, cấp gió 12, giật cấp 13-13 cho nên thiệt hại về nhà cửa, mùa màng rất lớn. Có đến 80 % nhà bị tốc mái, cây cao su cũng thiệt hại tương tự như thế khoảng 80% bị gãy nát. Tàu thuyền gần 200 chiếc bị gãy nát do bão đánh
phó GĐ Sở NNPTNT
... Quảng Bình bị thiệt hại cũng khá nặng nề. Đây là cơn bão kéo dài, quần gần 6 tiếng ở Quảng Bình, cấp gió 12, giật cấp 13-13 cho nên thiệt hại về nhà cửa, mùa màng rất lớn. Có đến 80 % nhà bị tốc mái, cây cao su cũng thiệt hại tương tự như thế khoảng 80% bị gãy nát. Tàu thuyền gần 200 chiếc bị gãy nát do bão đánh.
Tình hình thiệt hại hiện nay không có ai chết, bị thương 3 người. Nhà cửa khoảng 1500 cái bị tốc mái, cây cối bị đổ khá nhiều. Cột điện một số chỗ bị gãy.
![Quảng Bình: Hàng trăm nhà cửa đã bị tốc mái hoàn toàn, nhiều cây cối ngã đổ. thethaovanhoa](https://www.rfa.org/resizer/v2/36OTD7JUH6OO6VNYO6HWTJ4SJE.jpg?auth=e4249470a293cd630fb5323f1ca5e8cd8dc23182b881c3a152fbd29ad32af0a7&width=400&height=266)
Tỉnh Quảng Trị, giáp giới với Quảng Bình cũng có những thiệt hại được ông phó chủ tịch thường trực Nguyễn Đức Chính cho biết:
Hiện chúng tôi đang có đánh giá lại thiệt hại để có hỗ trợ, cứu trợ cho người dân. Theo số liệu ban đầu, toàn tỉnh đến lúc này có 3670 nhà bị tốc mái, 11 ngôi nhà bị sập hoàn toàn và 6900 hecta cao su bị gãy đỗ, khoảng 5 ngàn hecta hoa màu bị hư hại. Có 17 người bị thương. Hiện chúng tôi cử 7 đoàn công tác về các địa phương để nắm tình hình và cứu trợ cho những gia đình bị sập hoàn toàn, những gia đình có người bị thương. Bước đầu như vậy, còn việc khôi phục sản xuất sẽ có một hội nghị riêng bàn chuyên đề riêng để có biện pháp khôi phục sản xuất.
Khắc phục, cứu trợ ban đầu
Vào sáng ngày 1 tháng 10 ba địa phương vừa nêu đều lo dọn dẹp, khắc phục những hậu quả do bão số 10 gây nên.
Tại Quảng Bình, công tác đó được ông phó giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, Trần Đình Du thông báo:
Bây giờ tất cả các cơ quan đảng, nhà nước, chính quyền đang tập trung hướng về cơ sở, về dân giúp dân khắc phục che chắn lại nhà cửa, giúp dân bị nhà sập có lại chỗ ở, tập trung sửa sang nhà cửa cho dân. Thứ hai giải quyết khâu vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ, cứu đói cho dân. Bây giờ đang tập trung hướng về giải quyết những vấn đề như vậy.
Ông phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, Lê Đình Sơn, cũng cho biết công tác tương tự tại tỉnh này:
Sáng nay đoàn của tỉnh đã đi kiểm tra chỉ đạo sớm để giúp đỡ bà con, cùng các cấp và cộng đồng dân cư. Chính người dân khắc phục sửa soạn lại nhà. Cây cối đổ thì dựng lên, còn không dựng được nữa thì chặt đi để đảm bảo thông suốt trên đường giao thông. Thứ hai đề nghị các địa phương chủ động khắc phục các công trình hạ tầng công cộng. Thứ ba vấn đề cũng rất cần thiết có sự chung tay của các tổ chức cả trong và ngoài nước để giúp đỡ cho Hà Tĩnh, cho những gia đình khó khăn để vượt qua cơn bão này.
Bây giờ tất cả các cơ quan đảng, nhà nước, chính quyền đang tập trung hướng về cơ sở, về dân giúp dân khắc phục che chắn lại nhà cửa, giúp dân bị nhà sập có lại chỗ ở, tập trung sửa sang nhà cửa cho dân. Thứ hai giải quyết khâu vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ, cứu đói cho dân
Ô.Trần Đình Du
Như lời ông phó chủ tịch Hà Tĩnh, Lê Đình Sơn, người dân vùng bão phải chủ động khắc phục, và công tác cứu trợ cần được cộng đồng tham gia. Một tổ chức lâu nay cũng tích cực trong hoạt động giúp đỡ cộng đồng mỗi khi có thiên tai là Caritas. Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Vinh, giám đốc Caritas giáo phận Vinh cho biết thông tin cứu trợ ban đầu mà tổ chức này đang thực hiện cũng như sẽ triển khai trong những ngày tới:
Hiện chúng tôi đang cho người đến thăm viếng những gia đình có người chết. Lần này có một lợi là bão xong không mưa lớn nên không bị lụt; như thế không phải cấp cứu các loại thực phẩm. Số nhà dân bị tốc mái, bị sập chưa có con số cụ thể, nhưng thông tin ban đầu cho biết con số khá nhiều. Hiện chúng tôi đang cử người vào Quảng Bình để thu thập thông tin, khi nào có thông tin chính xác sẽ công bố. Hướng hỗ trợ cho các gia đình có nhà cửa bị hư hại, nhất là những nhà bị hư hại nặng, để giúp một phần cho họ khôi phục lại cuộc sống.
Thông thường chúng tôi phải nắm được thông tin khá chính xác rồi mới kêu gọi. Nhưng chúng tôi cũng đã thông tin ban đầu cho Caritas Việt Nam biết có thiệt hại vì cơn bão này rất lớn, siêu bão. Khi có thông tin chính xác, chúng tôi mới kêu gọi như cơn bão hồi năm 2010, Đức Giám mục có thư kêu gọi và Caritas quốc tế cũng như các tổ chức trong nước, ngoài nước người ta cũng quan tâm sẵn sàng cứu giúp bà con.
Dù bão tan nhưng sau mưa thì lũ tại các con sông ở miền Trung cũng dâng lên nhanh. Rồi mưa lớn cũng có thể làm lở đất. Đó là những mối nguy mà người dân tại vùng bão đang phải cảnh giác.