Hải quân Trung Quốc thay đổi chiến thuật

Gần như hầu hết thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Trung Quốc không hơn gì một lực lượng bảo vệ bờ biển kỹ lưỡng. Nó chỉ là một đốm sáng trong chân trời biển của Nhật Bản và Đông Nam Á.

Hiện đại hóa Hải quân

Ngày nay các lực lượng vũ trang Trung Quốc đang ở giữa một chương trình hiện đại hóa mạnh mẽ và bền vững, và hải quân đã nổi lên như là một quân chủng quan trọng để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia. Hải quân Trung Quốc nhận được nhiều hơn một phần ba ngân sách quân sự đã công bố.

Hải quân của Trung Quốc, giống như những quốc gia hàng đầu khác, mục đích bảo vệ các tuyến đường thương mại quan trọng, phô trương sức mạnh và ảnh hưởng, và ngăn chặn kẻ thù tiềm tàng. Điều làm cho hải quân Trung Quốc khác xa là vai trò của nó nhằm bảo đảm kiểm soát Trung Quốc trên vùng biển rộng lớn và các đảo xa xôi ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á, tranh giành bởi nhiều quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản.

Trung Quốc nói rằng, cũng như Đài Loan, các khu vực ở biển Biển Đông và Biển Hoa Đông là một phần lãnh thổ của mình đã bị lấy mất khi Trung Quốc suy yếu. Kiểm soát những nơi này là tranh chấp không chỉ vì các lý do về niềm tự hào dân tộc, mà còn vì dưới đáy biển có chứa nguồn dầu lửa và khí đốt có giá trị, thuỷ sản và một số tuyến đường vận chuyển quan trọng và bận rộn nhất trên thế giới được nhiều nước sử dụng rộng rãi cho các hoạt động hải quân và thương mại, trong đó có Hoa Kỳ.

Hải quân Trung Quốc được cho là lên kế hoạch tân trang lại một tàu sân bay của Liên Xô cũ, sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2012 để đào tạo và phát triển các kỹ năng cơ bản; một tàu sân bay làm tại Trung Quốc sẽ đi vào vùng biển trong khoảng thời gian sau năm 2015. Sự tiến bộ trong việc phô trương quyền lực này dự kiến sẽ có những tác động lớn trong khu vực.

Cơ quan Tình báo Hải quân Hoa Kỳ đã hoàn thành một nghiên cứu hồi năm ngoái về Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tên chính thức của Hải quân Trung Quốc. Báo cáo lưu ý rằng, mặc dù các tàu sân bay được xem như là công cụ của Mỹ chứng tỏ sức mạnh toàn cầu, các viên chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng các tàu sân bay thì cần thiết để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trên biển của Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc trong buổi lễ chào mừng tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva ghé thăm Bắc Kinh ngày 19/05/2009. AFP PHOTO / Frederic J. BROWN.
Hải quân Trung Quốc trong buổi lễ chào mừng tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva ghé thăm Bắc Kinh ngày 19/05/2009. AFP PHOTO / Frederic J. BROWN.

Ngay sau khi một loạt các sự cố ngoài biển khơi của Trung Quốc giữa tàu quân sự và tàu dân sự của Trung Quốc với hai tàu giám sát khác của hải quân Hoa Kỳ chỉ hơn một năm trước đây, Tân Hoa Xã nói rằng Trung Quốc sẽ không "xây dựng một lực lượng hải quân tấn công tuần tra trên toàn cầu". Thay vào đó, hải quân Trung Quốc sẽ tập trung vào khu vực ngoài khơi.

Tân Hoa xã đưa tin: "Để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc, và bảo đảm quyền hàng hải và lợi ích của mình, hải quân đã quyết định thiết lập phạm vi phòng thủ của họ như Biển Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông. Phạm vi này bảo vệ lãnh hải, nên được Trung Quốc cai trị, theo Công ước LHQ về Luật biển, cũng như các đảo ở Biển Đông, đã từng là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại".

Với tổng cộng khoảng 260 tàu hải quân, không thua con số 286 tàu của Hải quân Hoa Kỳ bao nhiêu, Trung Quốc hiện có 75 tàu khu trục lớn, tàu khu trục nhỏ, tàu vận tải đổ bộ và tàu ngầm. Điều này làm cho Trung Quốc trở thành lực lượng tàu chiến lớn nhất lớn ở châu Á, theo báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc cho Quốc hội về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Đối mặt nhiều thách thức

Số lượng những con tàu này ngày càng tăng về công nghệ tiên tiến và vũ trang đầy đủ. Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và còn xa so với Hải quân Hoa Kỳ về khả năng. Cả hải quân Nhật Bản và Ấn Độ cũng có thể làm một vài điều trên biển tốt hơn so với Trung Quốc.

Để ngăn cản Hoa Kỳ hoặc bất kỳ hải quân của nước ngoài nào khác can thiệp vào phạm vi ảnh hưởng mà Bắc Kinh đã tuyên bố xung quanh Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông khi có cuộc khủng hoảng, các nhà chiến lược quân sự Trung Quốc đã phát triển một bộ vũ khí và chiến thuật, từ chối các lực lượng thù địch lui tới. Trong số các loại vũ khí đó là tàu ngầm, đang ngày càng khó khăn để phát hiện và một dãy tên lửa chống hạm tầm xa đang ngày càng khó để chống lại.

Phần sau gồm những thứ sẽ là tên lửa đạn đạo hoạt động đầu tiên trên thế giới và đầu đạn cơ động dưới sự hướng dẫn của vệ tinh và radar vượt quá chân trời có căn cứ trên đất liền, để tấn công các tàu sân bay với tốc độ lên tới 12 lần tốc độ âm thanh xa ngoài biển. Các viên chức quân sự Hoa Kỳ và các nhà phân tích xem nó là một mối đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 3 tháng 5 đã cảnh báo rằng "sự độc quyền thực sự mà Hoa Kỳ đã hưởng loại vũ khí hướng dẫn chính xác thì đang bị xói mòn – đặc biệt là tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống tàu chính xác tầm xa, có tiềm năng tấn công từ đường chân trời" (*).

Tàu chiến bắn hỏa tiễn trong cuộc tập trận chung Nga - Trung Quốc hồi tháng 8/2005 tại vùng biển đảo Sơn Đông. AFP PHOTO/Xinhua.
Tàu chiến bắn hỏa tiễn trong cuộc tập trận chung Nga - Trung Quốc hồi tháng 8/2005 tại vùng biển đảo Sơn Đông. AFP PHOTO/Xinhua.

Tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, trong tầm 1.500 km, sẽ được phóng đi từ các bệ phóng di động trên bộ. Đô đốc Robert Willard, chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nói với Quốc hội hồi tháng 3 rằng, Trung Quốc đã "phát triển và thử nghiệm" tên lửa. Ông nói thêm rằng nó đã được "thiết kế đặc biệt nhắm vào mục tiêu tàu sân bay". Ông Gates nói rằng vũ khí như thế có tiềm năng gây nguy hiểm cho tàu sân bay Hoa Kỳ được trang bị hạt nhân hiện đại với đầy đủ các loại máy bay mới nhất - một tài sản trị giá $20 tỷ đô la. Ông nói thêm rằng, sự kết hợp của tên lửa gây chết người và tàu ngầm tàng hình "có thể kết thúc các khu bảo tồn hoạt động mà hải quân của chúng ta đã được hưởng ở Tây Thái Bình Dương trong khoảng thời gian sáu thập kỷ qua".

Đây khhông phải là lần đầu tiên ông Gates nói về mối đe dọa này. Cuối tháng 9, ông nói rằng Trung Quốc "đầu tư vào các loại vũ khí chống hạm và tên lửa đạn đạo có thể đe dọa phương pháp quan trọng nhất để chứng tỏ sức mạnh và giúp các đồng minh của Mỹ tại Thái Bình Dương - đặc biệt là các căn cứ của chúng ta và các nhóm tấn công tàu sân bay".

Viện Hải quân Hoa Kỳ cảnh báo một năm trước: "Chỉ nhận thức rằng Trung Quốc có khả năng về tên lửa đạn đạo chống hạm có thể là thay đổi trò chơi, với hậu quả sâu sắc về việc răn đe, các hoạt động quân sự và cán cân quyền lực ở Tây Thái Bình Dương."

Đối với các nước Đông Nam Á - đặc biệt là những nước như Việt Nam, Philippines và Malaysia rằng tranh đấu tích cực trong việc đòi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông – trò chơi như thế - những phát triển thay đổi sẽ chỉ củng cố các mối quan ngại của họ về sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc và vai trò trong khu vực.

Nhật Bản chắc cũng quan ngại như thế, ngay cả khi họ tìm kiếm quan hệ tốt hơn với Trung Quốc. Sự cân bằng quyền lực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho thấy đang dịch chuyển theo những cách ít ổn định hơn – và ít thoải mái hơn cho các nước ngoại vi như Nhật Bản và Australia, cả hai đều là đồng minh của Hoa Kỳ và có quyền lợi mạnh mẽ trong việc tiếp tục phát triển và an ninh trong khu vực.

Michael Richardson

Michael Richardson là một chuyên viên nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore.

(*) Nghĩa là tấn công tầm xa.

Ngọc Thu dịch từ The Japan Times

Theo dòng thời sự: