Thái Lan yêu cầu ASEAN không can thiệp vấn đề Preah Vihear

Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva vừa tuyên bố, yêu cầu các nước thành viên ASEAN không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.

Thái Lan muốn tự giải quyết

Sau khi Chủ tịch luân phiên ASEAN khẳng định đang tích cực tham vấn với các nước ASEAN để đứng ra hòa giải vấn đề tranh chấp biên giới giữa Thái-Campuchia, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đứng ra yêu cầu các nước thành viên ASEAN và Thủ tướng Việt Nam không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp biên giới.

Còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia khẳng định, Campuchia vẫn giữ lập trường đề xuất Việt Nam và các nước thành viên khác của ASEAN đứng ra giúp và nêu vấn đề này tại một cuộc họp ở Bỉ vào tháng 10 năm 2010.

Chính phủ quyết định gửi cho Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch ASEAN để can thiệp xung quanh cuộc xung đột là rất đúng.

Ô. Rong Chhun

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong cho Đài Á Châu tự do biết vào chiều ngày 20 tháng 8 rằng, Campuchia vẫn tiếp tục đề xuất Việt Nam là chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước thành viên khác đứng ra làm trung gian hòa giải vấn đề biên giới đền Preah Vihear, mặc dù Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva yêu cầu Việt Nam và các nước thành viên của ASEAN không nên can thiệp, để Campuchia và Thái Lan tự giải quyết vấn đề song phương.

Báo Bangkok Post dẫn lời Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nói ngày 19 tháng 8 rằng, ông không tin Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ nêu lên vấn đề tranh chấp đền Preah Vihear trong một cuộc họp ASEAN-EU tại Bỉ vào tháng 10 năm 2010, trong khi Việt Nam là nước đang giữ vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN. Ông nghĩ rằng Chủ tịch ASEAN chỉ nghe những ý kiến của các thành viên Hiệp Hội về vấn đề tranh chấp biên giới sau khi nhận được một lá thư từ Campuchia, tuy nhiên tất cả các bên nên hiểu rằng vấn đề này chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ song phương.

Một Thầy tăng Phật giáo Campuchia tại đền Preah Vihear ở tỉnh Preah Vihear. AFP PHOTO/TANG CHHIN SOTHY.
Một Thầy tăng Phật giáo Campuchia tại đền Preah Vihear ở tỉnh Preah Vihear. AFP PHOTO/TANG CHHIN SOTHY.

Nói với báo chí như vậy là sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trả lời về việc Campuchia đề xuất. Bà Nguyễn Phương Nga khẳng định rằng, "với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đang tích cực tham vấn với các nước ASEAN khác về đề xuất ASEAN đứng ra làm trung gian hòa giải trong giải quyết tranh chấp khu vực đền Preah Vihear".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Koy Kuong khẳng định rằng, Campuchia rất muốn giải quyết vấn đề song phương, nhưng Thái Lan không có thiện chí, ngược lại họ lấy vấn đề này kích động dân ủng hộ Đảng chính trị đang cầm quyền hiện nay. Ông Koy Kuong nói Campuchia vẫn giữ lập trường đề xuất các nước ASEAN đứng ra làm trung gian hòa giải trong việc giải quyết vấn đề này.

Campuchia muốn giải quyết đa phương

Campuchia muốn cuộc xung đột được giải quyết ở cấp độ đa phương, vì Quốc hội Thái Lan đã không được coi là khuôn khổ đàm phán của Ủy ban biên giới Thái Lan-Campuchia, nhưng ông Abhisit cho báo Bangkok Post biết vào ngày 19 tháng 8 rằng mỗi quốc gia có quy trình riêng của mình và các quốc gia khác phải tôn trọng quy trình này.

Ông Rong Chhun, Giám đốc Hội giáo viên độc lập Campuchia nói rằng Campuchia và Thái không thể tiếp tục tự hòa giải vấn đề song phương chính vì ông cho rằng đã hơn hai năm, hai nước này tự hòa giải vấn đề nhưng chẳng có kết quả. Ông nói vấn đề biên giới nên được nêu lên trong Hội Nghị ASEAN hay Liên Hiệp Quốc, "Tôi nghĩ rằng những thư mà chính phủ quyết định gửi cho Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch ASEAN để can thiệp xung quanh cuộc xung đột là rất đúng, bởi vì chúng ta không thể cho Thái Lan tiếp tục kéo dài thời gian và làm tùy tiện..."

Theo tôi biết, đây chính là chiến lược của Thái, họ đang kéo dài thời gian để giải quyết vấn đề này.

Ô. Chhian Vannarith

Ông Rong Chhun còn cho rằng lý do Thái Lan không muốn giải quyết vấn đề đa phương vì vấn đề biên giới có liên quan đến chính trị trong nước và giới chức đang nắm quyền hiện nay. Ông nói nếu Campuchia tiếp tục kéo dài thời gian giải quyết thì Campuchia sẽ lãng phí thời gian, kinh phí và ảnh hưởng đến đời sống của dân ở gần đền Preah Vihear, đặc biệt là dân đang sống ở gần biên giới.

Còn giám đốc Học viện Khmer vì Hợp tác và Hòa bình, ông Chhian Vannarith cho biết ông ủng hộ Campuchia đề xuất ASEAN giải quyết vấn đền này vì ông cho rằng Thái Lan không có ý chí giải quyết vấn đề song phương. Ông nói rằng, qua lời yêu cầu không cho ASEAN can thiệp thì cho thấy đây là chiến lược câu giờ của Thái, "Theo tôi biết, đây chính là chiến lược của Thái, họ đang kéo dài thời gian để giải quyết vấn đề này."

Hôm thứ năm ngày 19 tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Kasit Piromya của Thái cũng khẳng định trên báo Bangkok Post rằng, Thái Lan và Campuchia đã thảo luận vấn đề ngôi đền thông qua tất cả các cơ chế sẵn như Ủy ban biên giới hai nước. Kasit Piromya cho biết, Thái Lan không cần sự can thiệp của các nước láng giềng. Bộ Ngoại Giao Thái Lan sẽ gửi thư cho Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN để làm rõ vấn đề Preah Vihear.

Theo dòng thời sự: