Người Việt khai thác gỗ trái phép ở Campuchia

Tại vùng biên giới huyện Andoung Meas tỉnh Ratanakiri và tỉnh Kon Tum của Việt Nam, người thiểu số bản địa nói người Việt Nam đã vượt biên đến chặt cây khai thác gỗ và kết hợp với công an biên giới vận chuyển về Việt Nam một cách bất hợp pháp.

Cấu kết với công an

Nhóm người thiểu số bản địa Gia Rai ở xã Nhang, huyện Andoung Meas, tỉnh Ratanakiri giáp biên giới Việt Nam cho biết vào ngày thứ hai ngày 12 tháng 7, đã có nhiều nhóm người Việt vượt biên từ Việt Nam đến chặt cây khai thác gỗ, rồi chở về Việt Nam.

Trong tháng 2 năm 2010 vừa qua, người thiểu số bản địa của xóm Tăng Sê cũng báo cho biết về hoạt động chặt cây khai thác gỗ của người Việt tại xã Nhang, huyện Andoung Meas trên đất Campuchia. Cộng đồng người thiểu số bản địa nói rằng việc chặt cây khai thác gỗ của người Việt nhập cảnh trái phép là có sự cấu kết và chia lợi nhuận với những công an đang đặt chân tại vùng biên giới.

Họ có nhiều người và chia thành 8-9 nhóm vào đây. Họ đến khai thác gỗ ở đây là họ nhờ vào kết hợp với công an, quân đội bên Phat Tam.

Người dân thiểu số bản địa

Người dân thiểu số bản địa xã Nhang nói cho Đài Á Châu Tự do biết là có hơn 10 người vượt biên từ Việt Nam đến khu vực rừng Phat Tam của huyện Andoung Meas để chặt cây khai thác gỗ và chở về Việt Nam. Họ còn cho biết, khu vực này cách khoảng 3 đến 4 cây số tính từ biên giới. Nhưng nhóm người chặt cây đã bỏ chạy máy cưa khi cộng đồng người thiểu số bản địa đi gặp:"Họ có nhiều người và chia thành 8-9 nhóm vào đây. Họ đến khai thác gỗ ở đây là họ nhờ vào kết hợp với công an, quân đội bên Phat Tam".

img_camb_250.jpg
Đền Angkor Wat ban đêm. Photo courtesy of www.emuinternational.org (Đền Angkor Wat ban đêm. Photo courtesy of www.emuinternational.org)

Người thiểu số bản địa còn cho biết, nhóm người đến chặt cây khai tác gỗ và vận chuyển về Việt Nam là người Việt và có từ 7 đến 10 người. Họ sử dụng máy cưa để đổ ngã cây và cưa thành gốc vuông, sau đó họ dùng xe trâu và các loại xe khác vận chuyển về Việt Nam. Cộng đồng người Gia Rai nói rằng họ không thể dừng lại hoạt động này được, nếu cơ quan thẩm quyền và lực lượng công an biên giới không ra tay.

Ông Norn Đarith chủ tịch huyện Andoung Meas nói rằng, ông chưa nhận được thông tin trên. Nhưng ông sẽ chỉ đạo cho cấp dưới nghiên cứu và làm rõ thông tin này: "Tôi nghĩ là đã yên tâm. Bên tỉnh chỉ đạo cho thêm lực lượng 4-5 người đến đây. Tôi sẽ chỉ đạo cho họ xuống kiểm tra."

Sau khi cơ quan thẩm quyền xuống kiểm tra, hoạt động khai thác gỗ này đã yên tĩnh nhưng bây giờ lại tiếp tục hoạt động.

Ông Pen Bunna, NV tổ chức nhân quyền ADHOC

Ông Pen Bunna, nhân viên điều phối của tổ chức nhân quyền ADHOC đóng tại tỉnh Ratanak Kiri xác nhận rằng: "Sau khi cơ quan thẩm quyền xuống kiểm tra, hoạt động khai thác gỗ này đã yên tĩnh nhưng bây giờ lại tiếp tục hoạt động. Tôi yêu cầu đến cơ quan thẩm quyền xuống kiểm tra trực tiếp và yêu cầu dừng hành động trên."

Cũng liên quan đến vấn đề người Việt nhập Campuchia bất hợp pháp, vào ngày thứ bảy vừa qua, cơ quan thẩm quyền tỉnh Ratanakiri đã trục xuất 6 người Việt Nam đã đến khai thác mỏ vàng bất hợp pháp tại huyện O’Yadav và huyện Andoung Meas của tỉnh Ratanakiri.

Quốc Việt tường trình từ Campuchia.

Theo dòng thời sự: