Em Đỗ Đăng Dư qua đời ngày 10 tháng 10 tại bệnh viện Bạch Mai. Sáng nay, ngày 11-10, công an Hà Nội đã mời gia đình em cùng với luật sư Trần Thu Nam tới 55 trụ sở tại 55 phố Lý Thường Kiệt để thảo luận việc lựa chọn cơ quan pháp y. Tin tưởng vào cơ quan pháp y của Quân đội, nên gia đình và luật sư đã quyết định lựa chọn.
Khoảng 12 giờ trưa, cuộc khám nghiệm tử thi bắt đầu. Sau gần 4 tiếng, luật sư Trần Thu Nam bước ra với cái lắc đầu ngao ngán. Anh thông báo cho mọi người là anh đã không ký vào biên bản giám định pháp y. Lý do là trong biên bản pháp y chỉ ghi lại các dấu vết thương tích bên ngoài, không ghi lại các dấu vết thương tổn ở não và nội tạng, mặc dù não bị phù nề do chấn thương,….
Về nguyên tắc và qui định thì biên bản pháp y phải ghi lại đầy đủ các vết thương tích bên ngoài cũng như các tổn thương bên trong. Nhưng pháp y Quân đội giải thích là sẽ ghi ở một biên bản khác mà không có chữ ký của luật sư.
Tại sao như vậy?
Sau khi Đỗ Đăng Dư được đưa đi cấp cứu, một người quản giáo có tên là Dũng gọi điện cho mẹ của em Dư nhiều lần và thông báo rằng Dư bị đi ngoài nặng, nên phải đưa đi cấp cứu. Hoàn toàn không thông báo rằng Dư bị người cùng buồng giam đánh trọng thương.
Sau khi Dư qua đời đêm qua, ngay sáng nay 11-10 báo An ninh Thủ đô đưa tin Dư bị người cùng buồng giam là Vũ Văn Bình tát 2 cái vào má trái và dùng chân trái đá 3,4 lần vào đầu. Sau đó 5 phút, Dư bị ngã bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu. Vụ án cố ý gây thương tích đã nhanh chóng được khởi tố bị can với Vũ Văn Bình.
Nếu sự thật đúng như báo An ninh Thủ đô đưa tin thì tại sao pháp y Quân đội lại không ghi rõ toàn bộ các dấu vết thương tích cả bên ngoài và bên trong củ Dư để luật sư cùng với đại diện gia đình em Dư cùng ký?
Phải chăng họ đã tìm người thế mạng trong vụ án này?
Nếu đúng như suy đoán thì họ cần sự phù hợp giữa các vết thương tích cả bên trong lẫn bên ngoài của Đỗ Đăng Dư với lời khai của kẻ thế mạng là Vũ Văn Bình. Bởi vậy, họ cần thời gian để sắp xếp lại cho logic.
Sự thật thì chỉ có một! Nhưng nếu có họ cố tình làm mọi cách để che đậy tội ác, bao che cho những kẻ phạm tội thực sự. Sớm muộn gì thì sự thật cũng sẽ được phơi bày. Công lý sẽ được thực thi và kẻ gây ra tội ác thực sự sẽ bị trừng phạt.
Niềm tin của luật sư và gia đình đã đặt nhầm vào những vị pháp y Quân đội?
Có lẽ chúng ta sẽ cần thời gian để sự thật và công lý được bày tỏ.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.