Còn bảy trạm phu phí BOT bị cho có ‘bất cập, vướng mắc’ nên Bộ Giao thông- Vận tải (GT-VT) sẽ xin Quốc hội dùng ngân sách Nhà nước mua lại.
Tin do truyền thông loan ngày 7/6 dẫn báo cáo của Bộ GT-VT như vừa nêu. Cụ thể những trạm thu phí BOT này chưa được thu phí, hoặc phương án tài chính bị phá vỡ bởi những ‘bất cập, vướng mắc’ nên cầy thiết phải sử dụng ngân sách nhà nước để hoàn trả chủ đầu tư và dừng thu phí.
Bộ GT-VT Việt Nam cho biết tính đến thời điểm hiện tai, cơ quan này đã huy động 63 dự án đầu tư theo hình thức BOT. Trong số 63 dự án BOT giao thông đã hoàn thành, có 21 trạm thu phí còn ‘bất cập, vướng mắc’. Số này được chia thành các nhóm: Trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án (có 4 trạm); cải tạo, nâng cấp đường hiện hữu và làm đường mới thu phí trên cả 2 tuyến (7 trạm); thu phí trên cả tuyến quốc lộ và cao tốc song hành (6 trạm); các trạm đặc thù khác (5 trạm).
Tới nay, đã giải quyết được vướng mắc 16/21 trạm thu phí BOT có ‘bất cập, vướng mắc’. Trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) chuẩn bị thu phí trở lại.
Hiện vẫn còn 4 trạm thu phí vượt thẩm quyền Bộ GT-VT nên chưa triển khai thu phí, gồm: Trạm thu phí Bỉm Sơn (thu phí tuyến tránh TP.Thanh Hóa); trạm Bờ Đậu (QL3, Thái Nguyên); trạm La Sơn - Túy Loan (trên cao tốc Bắc – Nam qua Huế); trạm T2 trên QL91 (Cần Thơ).
Với 4 trạm chưa thu phí trên, Bộ GTVT đã đề xuất Chính phủ báo cáo cấp thẩm quyền xem xét sử dụng vốn nhà nước thanh toán chi phí đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (nhà nước mua lại trạm thu phí).
Bộ GT-VT cũng đề xuất sử dụng ngân sách Nhà nước để mua lại ba dự án BOT bị cho 'phá vỡ phương án tài chính' (tức thu thấp) gồm: BOT Cầu Thái Hà, BOT đường nâng cấp và mở rộng đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Dak Lak, và BOT cầu đường sắt Bình Lợi.
Khoản ngân sách Nhà nước cần có để thực hiện là hơn 9.400 tỷ đồng.