Ngư dân bám biển

Lý Sơn, hay Cù Lao Ré, là một đảo nhỏ ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi. Đây từng là tiền đồn của những đội thủy quân thời nhà Nguyễn; nơi xuất phát đi khai thác và bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.

Hậu duệ của những chiến binh và dân chài dũng cảm năm xưa tiếp tục hoạt động đánh bắt hải sản và được xem là lực lượng bám biển giúp giữ gìn chủ quyền của quốc gia.

Tuy nhiên, ngày họ càng gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa bởi vì phía Trung Quốc truy đuổi, phá hủy ngư cụ, tịch thu hải sản, thậm chí va đâm gây thiệt hại nhân mạng cho ngư dân Việt Nam.

Nó coi mình nhưcon tép, chỉa súng vôđầu, súng lớn súng nhỏ, thấy sợ lắm.<br/>Ngư dân Trường

Theo lời kể của một ngư dân tên Hải với phóng viên Đài Á Châu Tự Do, thì anh và các ngư dân khác đã từng nhiều lần bị phía Trung Quốc bắt giữ: "B ắt 3, 4 l ần r ồi kéo vô Kim Lâm r ồi th ả v ề".

Nhưng không phải ai cũng may mắn như Hải, ngư dân tên Trường nói rằng anh bị đe dọa, chỉa súng vào đầu: "Chúng dè súng vô đầu. Mình ngh ĩ cu ộc s ống m ư u sinh để nuôi con ă n h ọc, ch ứ th ực ch ất để làm mà nuôi 1-2 v ợ ch ồng thì đ ã b ỏ bi ển lâu r ồi. Nó coi mình nh ư con tép, ch ỉa súng vô đầu, súng l ớn súng nh ỏ, th ấy s ợ l ắm".

Hải và Trường, những ngư dân Lý Sơn kể thêm về những lần trạm chán với tàu Trung Quốc.

Hải: "Nói chung là nó l ấy đồ l ấy h ết cá, nói chung là l ấy h ết, m ấy l ần đầu nó l ấy tàu d ắt v ề H ải Nam luôn, b ỏ vào tàu b ịt m ắt, ghê l ắm… b ắt r ồi ph ải chu ộc ng ười".

Trường: "Nó l ấy h ết tài s ản, tr ấn l ột h ết r ồi th ả mình v ề, t ưởng đ âu lính b ắt b ỏ tù lâu l ắm, nh ư ng th ực t ế không có, nó c ướp nó l ấy r ồi th ả mình v ề thôi"

V ẫn tiếp tục ra khơi

Tuy nhiên những đe dọa bắt bớ của hải cảnh Trung Quốc vẫn không ngăn cản ngư dân Việt ra khơi. Lý do được họ chia sẻ.

Hải: " Ức mà ch ẳng bi ết làm sao, nói chung được thì mình khai thác đ ó nó g ần mà l ợi n ữa, cá nhi ều l ắm. Làm là ph ải làm. H đ u ổi thì đ u ổi nh ư ng làm v ẫn làm. Nhi ều khi l ắm lúc b đ u ổi ch ạy, 1-2 ngày sau vô l ại. Đ i v ề 1 phiên bi ển h ọ t ốn h ơ n 2-3 tr ă m tri ệu mà ch ạy v ề 'ôm t ốn ôm t ốn" ng ười dân không được ă n còn l ỗ".

Đầu tiên là kinh tế trước đã. Còn thứ hai là mình cũng muốn tranh đấu vì Hoàng Sa là của mình.<br/>Ngư dân Hải

Hải nói thêm rằng, trên thực thế ngư dân cũng không còn lựa chọn nào khác: "Tru ớc m ắt gi đ i vô mà v ề là không có ti ền để v ợ con ă n sinh s ống nên khi đ i là ph ải cào cho được, còn mình v ề là âm t ốn ti ền nhà ti ền đ âu b ỏ ra n ữa. Đầu tiên là kinh t ế tr ước đ ã, còn th ứ hai nói chung là mình c ũ ng mu ốn tranh đấu thôi là Hoàng Sa là c ủa mình thôi".

Dẫu biết không thể nào bỏ biển, nhưng tình trạng Trung Quốc thường xuyên nhũng nhiễu, gây hại, bắt bớ… cũng phần nào tác động đến tâm lý, tinh thần của ngư dân Việt.

Trường: "Làm ki ểu này h ết mu ốn làm r ồi".

Ngư dân thường được mệnh danh là “ăn sóng, nói gió”; tức những con người can trường trước phong ba, bão táp của biển khơi; nhưng nay tình cảnh của họ qua lời kể của hai ngư dân quí vị vừa nghe thật đáng ngại.

Nhà nước Việt Nam có hỗ trợ gì để ngư dân có thể tiếp tục mưu sinh bằng nghề biển và hoàn thành trọng trách bám biển, giữ gìn chủ quyền đất nước như kêu gọi của chính quyền không?

Đó là đề tài trong phần tiếp mà chúng tôi sẽ gửi đến quí vị vào chương trình kỳ sau.