Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục chuyển đổi năng lượng sạch, một số nhà hoạt động nói "không khả thi"

0:00 / 0:00

Chính phủ Việt Nam khẳng định mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là không thay đổi, tuy nhiên việc tiếp tục bỏ tù và giam cầm những nhà vận động về biến đổi khí hậu, môi trường khiến các nhà hoạt động hoài nghi lời hứa này.

Theo thư được Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ công bố ngày 17/9, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ nói nước này là một trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và chính phủ nhận thức được mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và quyền con người.

Phát biểu trên được đưa ra trong buổi Đối thoại tương tác về báo cáo thường niên của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc trong khoá họp thứ 56 của Hội đồng Nhân quyền LHQ vào tháng 6/2024.

"Chúng tôi cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, đồng thời hỗ trợ các nh ó m dễ bị tổn thương, đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng giá cả phả i ch ăng và việc làm bền vững, duy trì tính minh bạ ch v à cách tiếp cận toà n di ện, có sự tham gia và công bằng đối vớ i qu á trình chuyển đổi năng lượng," Đại sứ Dũng nói trong thư.

Ông này cũng khẳng định Việt Nam kiên quyết ủng hộ các nguyên tắc cơ bản về tính phổ quát, công bằng, khách quan, không chọn lọc, không can thiệp vào công việc nội bộ và cam kết tiếp tục thúc đẩy đối thoại chân thành và hợp tác hiệu quả với tất cả các nước thành viên và các cơ chế nhân quyền của LHQ.

Giới hoạt động hoài nghi

Tại phiên họp cấp cao Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow, Vương quốc Anh vào đầu tháng 11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 và chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng sạch.

Theo tuyên bố của Cao uỷ Nhân quyền LHQ, để thực thi hiệu quả các chính sách về khí hậu, các chính phủ phải “thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng mọi người có thể tham gia hiệu quả vào việc định hình các chính sách khí hậu ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.”

Tuy nhiên, Việt Nam thường xuyên vi phạm các quyền này, đặc biệt là đối với các nhà hoạt động vì khí hậu. Kể từ năm 2021, Hà Nội đã bắt giữ sáu nhà lãnh đạo chủ chốt chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam với cáo buộc “trốn thuế” hoặc “chiếm đoạt tài liệu” mà nhiều tổ chức quốc tế cho là “nguỵ tạo” và có mục đích chính trị.

Trước khi bị bắt, chính họ có vai trò quan trọng trong việc vận động thành công Chính phủ cam kết phi carbon hóa nền kinh tế, đỉnh điểm là tuyên bố về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Hà Nội bình luận với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:

"Chính phủ đưa ra cam kết nhưng vẫn giữ y nguyên phong thái và quan điể m c ũ, không cởi mở để cho xã hộ i d ân sự được quyền tự do ho ạt động và cùng đóng góp ý kiến xây dựng cũng như ủng hộ kế hoạ ch b o v ệ môi trường, chỉ ra những vi phạm và những nguy hiểm đe doạ cho tương lai về môi trường ở Việt Nam thì khi đó những mục tiêu được đề ra trong cam kết này chỉ giống như lời hứ a su ông."

Ông Phil Robertson, giám đốc tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA) thì cho rằng Đại sứ Dũng nói những điều mà sự thật diễn ra ngược lại ở quê nhà.

Ông nói trong tin nhắn gửi RFA:

"Chính phủ Việt Nam đã tham gia vào trò đạo đức giả tầ m c ỡ thế giới tại Hội đồng Nhân quyền LHQ bằng cách tuyên bố rằng họ quan tâm đến những tác động của tình trạng n ó ng lên toàn cầu đối với quyền con người trong khi đồng thời giam giữ những l ã nh đạo xã hộ i d ân sự- những người đang gây sức é p buộc Việt Nam thay đổ i ch ính sá ch n ăng lượng quốc gia theo hướng không phụ thuộc vào nhiên liệu h ó a thạch.

Chính phủ Việt Nam nghĩ rằng họ có thể n ó i suông và khoa trương vượt qua mọi phản đối về hồ sơ nhân quyền của mình tạ i Geneva."

Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế không chấp nhận những lời nói dối trắng trợn của Hà Nội về hồ sơ nhân quyền của họ và yêu cầu giải trình, bắt đầu bằng việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người hoạt động về biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Từ Đức, nhà văn/ nhà báo Võ Thị Hảo bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng Hà Nội thực thi cam kết, trong khi "lạ i c ầm t ù người hoạt động vì môi trường với những bản án hết sức nặng nề và vô lý."

Bà nói rằng việc sạt lở đồi núi do lũ quét ở nhiều tỉnh miền Bắc sau Cơn bão số 3 là minh chứng cho việc phá huỷ môi trường ở Việt Nam trong nhiều năm qua, trong đó phá rừng nguyên sinh và xây dựng tràn lan các đập thuỷ điện là những nguyên nhân chính.

Ngay cả thuỷ điện mà Việt Nam coi là năng lượng sạch tái tạo cũng gây thảm hoạ môi trường, bà bổ sung.