An ninh Việt Nam sang tới Thái Lan để truy tìm người Thượng tị nạn

0:00 / 0:00

Cộng đồng người Thượng đang xin tị nạn chính trị ở Thái Lan vô cùng hoang mang sau khi cơ quan an ninh Việt Nam tìm tới xóm trọ để thuyết phục cũng như đe dọa họ phải hồi hương, đồng thời truy tìm những người đang có lệnh truy nã liên quan đến vụ việc ở Đắk Lắk.

Thuyết phục người tị nạn hồi hương

Một số người Thượng ở khu vực quận Bang Len (tỉnh Nonthaburi) cách Bangkok khoảng 20 km, cho biết vào sáng ngày 14/3, một toán công an Việt Nam được cảnh sát Hoàng gia Thái Lan dẫn đường vào nơi họ đang sinh sống.

Ban đầu, cảnh sát Thái gõ cửa các phòng trọ để buộc họ ra tập trung trước sân rồi một nhóm công an Việt Nam mặc thường phục đến nói chuyện.

Một người tị nạn muốn giấu tên vì lý do an ninh, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 15/3:

"Ngày hôm qua t m c 10 gi có c nh sát Thái t p trung t i Bang Len, có công an Vi t Nam xu ng h i thăm bên khu v c Bang Len c a người Thượng c a chúng tôi, h i thăm v nơi , bên phát g o, h i chúng tôi r t nhi u đi u."

Theo người này, đoàn an ninh Việt Nam có tất cả tám người, nhưng chỉ có hai người nói chuyện với người tị nạn, sáu người còn lại dùng điện thoại và camera để quay phim, chụp hình.

"Đầu tiên h t gi i thi u, ông Y Lương Niê nói ' tôi là An ninh n i địa ' ở t nh Đắk L k. Ông y nói ti ế ng m ẹ đẻ (Ê-đê) luôn. Còn người kia thì anh em Jrai nói v i tôi là ông này là ông Rah Lan Lâm- Giám đốc Công an t nh Gia Lai," người tị nạn giấu tên nói.

Người tị nạn ẩn danh kể lại:

"H thuy ế t ph c chúng tôi v . H nói v i chúng tôi là 'ở đây làm gì, ở đâ y kh , ở đâ y b t h p pháp ở đâ y là không có g o ăn, không có ti n xài. Thôi v ề đ i, chúng tôi lo ti n xe, ti n ăn u ng, ti n nhà. T i Vi t Nam chúng tôi lo h ế t t t t n t t '."

Người này dự đoán ý định của phía công an Việt Nam:

"H nói xu ng h i thăm chúng tôi nhưng m c đích là b t chúng tôi h i hương, nh t là nh ng người có l nh truy nã.

Chúng tôi mà v Vi t Nam lúc đó là chúng tôi s ch ế t, không bao gi chúng tôi có đường s ng. Phía Vi t Nam ch mu n b tù chúng tôi thôi."

Ông Đinh Ngân, một người dân tộc Bana đang tị nạn ở Bang Len kể lại với RFA:

"Rahlan Lâm nó nói là 'n ế u mà anh em mu n v thì tôi b o lãnh cho n ế u mà không v thì s có công an b t ho c khó khăn đấy '."

Ông Nay Phớt, một người tị nạn khác, cho biết phía công an xuống hai khu vực có người Thượng tị nạn sinh sống khuyên nhủ:

"Giám đốc Công an t nh Gia Lai Rahlan Lâm xu ng khu Bang Len và Wat In, b o anh em hãy v nước chính quy n s khoan h ng cho và cho anh em đất đai, xe c ho c nh ng th gì người dân thi ế u thì h s cho.

H ọ đ e do là n ế u mà các anh không theo tôi v , sau này công an mà b t các anh v chính quy n không tha th n a."

Truy tìm người có liên hệ với vụ việc ở Đắk Lắk

Cách đây 9 ngày, Bộ Công an Việt Nam ra thông báo xếp hai tổ chức MSFJ và Nhóm Hỗ trợ người Thượng" (Montagnard Support Group, Inc. hay MSGI) là tổ chức khủng bố, có liên hệ với vụ xả súng ngày 11/6/2023.

Một người tị nạn không nêu danh tính cho biết, trong lúc nói chuyện hai công an Việt Nam dò hỏi về ông Y Quynh Bdap và một số người Thượng đang bị truy nã khác, đồng thời cho xem hình ảnh và quyết định truy nã trong điện thoại của họ.

Ông Y Quynh Bdap, người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ), bị quy kết là có liên hệ với vụ tấn công vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân và Công an hai xã Ea Tieu và Ea Ktur ở huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) rạng sáng 11/6/2023 và sau đó bị kết án vắng mặt 10 năm tù giam về tội danh “khủng bố” trong phiên toà tháng 1 vừa qua.

Ông nói về hậu quả của việc an ninh Việt Nam viếng thăm khu người Thượng tị nạn.

"Nh ng người chưa có quy ch ế (quy ch ế t n n c a LHQ- PV) có kh năng cao b tr c xu t v Vi t Nam trong khi nh ng người ho t động- là đối tượng truy nã c a Nhà nước Vi t Nam như b n thân tôi có th h s tìm cách cùng v i Chính ph Thái để d n độ v ."

Ông biết thông tin an ninh Việt Nam sang Thái Lan từ trước, do vậy ông cùng một số nhà hoạt động đã lánh đến một nơi an toàn trong mấy ngày qua.

Trả lời RFA qua điện thoại, Đại tá Adisak Kamnerd, người đứng đầu lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan ở Bang Len, nói:

" Tôi không có thông tin chi ti ế t v v vi c. Nhưng tôi chưa nh n được yêu c u c a cơ quan nào cho phép quan ch c Vi t Nam vào đó. "

Một quan chức an ninh khác yêu cầu giấu tên vì không được phép cung cấp tin cho truyền thông nói với RFA rằng đây là vụ việc đầu tiên quan chức Việt Nam thẩm vấn và quay phim những người tị nạn Việt Nam, và hành động này vi phạm các quyền riêng tư cơ bản và là “phi ngoại giao.”

" Tôi tin r ng h ọ đ ang truy lùng các nghi ph m trong v t n công ở Đắ k L k, " ông nói.

Phóng viên gửi email tới Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tị nạn ở Bangkok với đề nghị cho biết những biện pháp bảo vệ cho người tị nạn nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.

Phóng viên cũng gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt Nam để hỏi về vụ việc nhưng chưa nhận được ngay phản hồi, cơ quan này chưa bao giờ trả lời các email của Đài Á Châu Tự Do.

Trên trang web của mình, tổ chức Center for Asylum Protection (CAP), một tổ chức chuyên hỗ trợ cho người tị nạn, đăng thông tin khẩn cấp về việc công an Việt Nam, với sự trợ giúp của Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, đến khu trọ của người tị nạn ở Banglen và Bangyai (tỉnh Nonthaburi).

Tổ chức này cho biết đã trình báo tới Văn phòng Cao uỷ LHQ về Nhân quyền (OHCHR) và Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tị nạn (UNHCR) ở Bangkok về sự việc đang xảy ra.

Vụ việc cơ quan an ninh Việt Nam qua tận Thái Lan để truy tìm người tị nạn xảy ra chỉ một ngày sau khi Báo Công an nhân dân online đưa tin Bộ trưởng Công an Tô Lâm làm việc với Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura, khi ông này đến chào trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Trong cuộc gặp, ông Tô Lâm đề nghị hai bên tiếp tục triển khai có hiệu quả cam kết lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc phối hợp ngăn chặn không để cho cá nhân, tổ chức lợi dụng lãnh thổ nước này hoạt động, chống phá nước kia cũng như thúc đẩy đàm phán, ký kết các văn kiện pháp lý quan trọng khác như Hiệp định về dẫn độ và tương trợ tư pháp về hình sự.

Thái Lan là nước không ký kết Công ước 1951 của Liên Hiệp Quốc liên quan đến tình trạng người tị nạn hoặc Nghị định thư 1967 liên quan đến tình trạng tị nạn, tuy nhiên có hàng nghìn người từ Việt Nam chạy qua xin tị nạn.

Họ là những nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ hay nạn nhân của đàn áp tôn giáo, đến từ các sắc tộc Kinh, Ê-đê, Hmong, Jrai, Khmer Krom...

* Đính chính lúc 14 giờ 20 ngày 15/3/2024

Bang Len thuộc tỉnh Nonthaburi, cách Bangkok khoảng 20 km, không phải Bang Len thuộc Nakhon Pathom cách Bangkok khoảng 60 km.