Gần 40 tổ chức gửi thư cho TT Biden: "Giúp Việt Nam phát triển trí tuệ nhân tạo là sai lầm!"

0:00 / 0:00

Nhân chuyến công du đầu tiên của Joe Biden trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam, 37 tổ chức của người gốc Việt ở Mỹ gửi một bức thư chung tới người đứng đầu Nhà Trắng với đề nghị Chính phủ của ông thận trọng trong bang giao với nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á.

Tổng thống Biden sẽ tới Hà Nội vào ngày 10/9 tới và trong thời gian hai ngày ở đây, ông sẽ gặp ban lãnh đạo Việt Nam để nâng cấp quan hệ song phương lên “đối tác chiến lược” hoặc “đối tác chiến lược toàn diện” từ “đối tác toàn diện” mà hai nước đã ký từ 10 năm trước.

Với việc nâng cấp quan hệ, hai quốc gia cựu thù được cho là sẽ thắt chặt quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế thương mại, quân sự, khoa học kỹ thuật…

Trong thư chung công bố ngày 28/8, các tổ chức cho rằng “một mối quan hệ song phương muốn thành công đòi hỏi trách nhiệm và lợi ích chung” và “Nhà cầm quyền Việt Nam cần chứng tỏ rằng họ phải chịu trách nhiệm cho những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong nước.”

"Chúng tôi yê u c ầu Tổng thống thả o lu ận tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệ t l à hoàn cảnh của những người bị giam giữ vì lý do t ôn giáo, nhân quyền và vận động dân chủ. Cụ thể, Mỹ nên lê n ti ếng ủng hộ quyền tự do ngô n lu ận và các liên đoàn lao động độc lập ở Việt Nam, coi đó là điều kiện để nâng cấp quan hệ song phương về mặt ngoại giao," thư ngỏ viết.

Ông David Trần, đại diện cho Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam - một trong số 37 tổ chức ký vào thư chung, cho rằng vấn đề nhân quyền vô cùng quan trọng trong bang giao với Hoa Kỳ. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua email ngày 31/8:

"Khi thế giới lên án những hành vi dã man ở Trung Cộng, điều đáng ghi nhớ là Việt Nam cũng có vi phạm nhân quyền trầm trọng tương tự. Trong khi Hoa Kỳ củng cố mối quan hệ ch ặt chẽ hơn với Việt Nam vì những lý do chi ến lược, chúng tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác bền bỉ nhất bắt nguồn từ các giá trị chung.

Cho dù mối quan hệ sẽ mang tính chiến lược như thế nào đ i ch ăng nữa, những lý tưởng tự do v à dân chủ của Mỹ sẽ không được chia sẻ bởi bè lũ độc tài đảng trị đang cầm quyền ở Việt Nam."

Ông cho rằng không có tự do dân chủ, sự nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ là không có giá trị và không giúp gì cho người dân Việt Nam. Không có nhân quyền có nghĩa là không có mối quan hệ thực sự đáng tin cậy.

Các tổ chức ký tên cho rằng kế hoạch của Hoa Kỳ giúp đỡ Việt Nam phát triển chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo là một sai lầm.

"Trí tuệ nhân tạo trong tay của một thể ch ế toàn trị là một công cụ để đàn á p v à kiểm duyệt ngườ i d ân. Mặt khác, bất kỳ hoạt động xuất khẩ u c ông nghệ bá n d ẫn nào sang Việt Nam đều sẽ có thể được gửi qua Trung Cộng với mục đích trốn tránh lệnh cấm bán chip," thư ngỏ nói.

Các tổ chức ký thư ngỏ cũng khuyến nghị Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Bộ Ngoại giao, công khai áp dụng Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu trong các quan hệ với nhà cầm quyền Việt Nam. Theo đó, luật này cũng nên được dịch sang tiếng Việt và đăng nổi bật trên trang web và trang Facebook của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Cho rằng các cuộc bầu cử ở Việt Nam không đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào, chỉ đạt 27/100 trên Thang điểm Bầu cử Tự do và Công bằng dựa trên các tiêu chí được quốc tế chấp nhận, các tổ chức nói Hoa Kỳ không nên mặc nhiên công nhận bầu cử ở Việt Nam là tự do và công bằng.

"Vấn đề bầ u c ử tự do v à công bằng là vấn đề hết sức quan trọng đối với ngườ i d â n Vi ệt Nam trong và ngoài nước. Chúng tôi yê u c ầu Hoa Kỳ thúc đẩy các cuộc bầ u c ử tự do v à công bằng có thể kiểm chứng được ở Việt Nam trên tư cá ch l à một đối tác trong kế hoạ ch m ột Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do v à cởi mở," thư ngỏ nhấn mạnh.

Đánh giá về khả năng phía Mỹ sẽ lắng nghe các ý kiến đề nghị trong thư ngỏ, ông David Trần cho biết:

"Rất khó có thể thẩm định nhưng nếu chúng ta không đề nghị gì cả thì khả năng chính quyền Mỹ lắng nghe là con s ố không. Trong mộ t qu ốc gia tự do như ở Mỹ, việc lê n ti ếng là bổn phận công dân."

Theo ông, thư ngỏ này cũng là để cảnh giác giới lãnh đạo Hoa Kỳ về những vi phạm nhân quyền và dân quyền ở Việt Nam, giúp họ có những lý do chính đáng để từ chối những đòi hỏi có ảnh hưởng bất lợi cho những người yêu nước, yêu tự do trong và ngoài nước.

"Nếu chúng ta không lê n ti ếng cho đồng bà o c a ch úng ta thì ai s ẽ lê n ti ế ng? V ả lạ i, M ỹ cũng biết hậ u qu ả của việc o bế một chế độ độc tài toàn trị là nguyên do dẫn đến vấn nạn ngày hôm nay. Họ quyết sẽ không đi và o v ết xe đổ đó," ông kết luận.