Tù nhân lương tâm Nguyễn Thị Tâm, người đang thụ án tù sáu năm trong Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai) vì các hoạt động cổ suý nhân quyền và bảo vệ quyền đất đai, có sức khoẻ tồi tệ và tổ chức Ân xá Quốc tế nói đó là do chăm sóc y tế kém của trại giam.
Theo thông tin từ gia đình, bà Tâm, 51 tuổi, đang bị nhân xơ tử cung và sức khoẻ suy giảm trầm trọng tuy nhiên không được điều trị ở chuyên khoa y tế bên ngoài mà chỉ nằm tại trạm xá của trại giam, nơi trang bị y tế không được đảm bảo.
Ông Joe Freeman, trưởng bộ phận báo chí của Văn phòng Đông Nam Á thuộc Ân xá Quốc tế cho biết, bà Nguyễn Thị Tâm được cho là đang phải chịu rất nhiều đau đớn do các vấn đề sức khỏe đang diễn ra, và càng trở nên xấu đi do chính quyền không cung cấp dịch vụ điều trị y tế phù hợp.
Trong email gửi tới Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 7/3, Ân xá Quốc tế nhắc lại việc ba tù nhân lương tâm bị chết trong khi thi hành án tù thời gian qua do không được chăm sóc y tế đúng mức, ông Joe Freeman thúc giục chính quyền Việt Nam phóng thích bà:
"Ân xá Qu ốc tế kê u g ọ i ch ính quyề n Vi ệt Nam khẩn trương cung cấ p d ị ch v ụ chăm s ó c sức khỏe đầy đủ cho bà Nguyễn Thị Tâm và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà và các nhà hoạt động khác bị cầm t ù vì thực thi nhân quyền một cá ch ôn hòa."
Tổ chức nhân quyền có trụ sở chính ở London (Anh quốc) cũng bày tỏ lo ngại về các điều kiện giam giữ không tốt trong các trại giam và trại tạm giam ở Việt Nam, cũng như việc Hà Nội lạm dụng cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự để bỏ tù người bất đồng chính kiến.
Bà Tâm gọi điện thoại cho con gái là cô Nguyễn Thị Mai vào thứ sáu tuần trước, cho biết bà bị nhân xơ tử cung theo kết luận của y bác sĩ ở bệnh viện tỉnh Gia Lai, cơ thể yếu và suy nhược.
Theo cô Mai, vào ngày 28/2 vừa qua, bà Tâm bị mất máu rất nhiều và được cán bộ trại giam đưa đi cấp cứu ở bệnh viện dân sự tỉnh Gia Lai bằng xe thùng, không có nhân viên y tế đi kèm trên quãng đường gồ ghề dài hơn 50 km. Cô Mai thuật lại qua điện thoại với phóng viên:
"Qua những đoạn đường xấu, xe x ó c, mẹ tô i c ó n ó i rằng cảm giác cơ thể bị ra rất nhiều máu, yếu mệt.
Tài xế họ cũng không chịu dừng xe lạ i mặc dù mẹ tôi đập vào (thùng xe-PV).
Bác sỹ kế t lu ận là nhân xơ tử cung nhưng mẹ tôi không được ở lại viện để theo d õ i hay điều trị dứt điểm."
Bà Tâm bị đưa lại trại giam ngay trong ngày. Hiện tại bà Tâm đang nằm ở trạm xá của trại giam, sức khỏe của bà rất kém, đi lại cần có người dìu đi.
Bà Tâm cho biết, trước đây bà tự trồng rau cho mình và tham gia dọn dẹp vệ sinh trại giam nhưng không bị ép chỉ tiêu như tù hình sự.
Những người không tham gia lao động thường bị giam trong bốn bức tường của phòng giam, không được vận động và tiếp xúc với các tù nhân khác trong cùng khu vực giam tù chính trị.
Cô Mai cũng cho hay mẹ mình phải tốn khoảng 500.000 đồng/tháng để mua nước đóng chai với giá đắt ở căng-tin của trại giam để uống, bởi vì nước uống cung cấp bởi trại giam không đảm bảo vệ sinh.
Phóng viên có gọi điện cho Trại giam Gia Trung để kiểm chứng thông tin nhưng không ai nghe máy.
Đây là lần đi tù thứ ba của bà Tâm vì các hoạt động đấu tranh ôn hòa. Bà bị bắt vào giữa năm 2020 cùng với ba nhà hoạt động nhân quyền và quyền đất đai khác là bà Cấn Thị Thêu cùng hai con trai Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, đều ở xã Dương Nội.
Vì phản đối việc chính quyền địa phương thu hồi đất đai của người dân địa phương rồi cấp cho dự án phát triển khu đô thị mà không bồi thường thoả đáng cho người dân, bà đã bị kết án tù lần đầu vào năm 2008 về tội danh “gây rối trật tự công cộng” và lần hai vào năm 2014 với tội danh “chống người thi hành công vụ.”