Đắk Lắk: Luật sư nói chính quyền cần bí mật lời khai, bảo vệ hình ảnh của nghi phạm

Bốn ngày sau sự kiện một nhóm người đồng bào dùng súng tấn công hai trụ sở ủy ban xã ở Đắk Lắk, truyền thông nhà nước rầm rộ đưa hình ảnh và lời khai ban đầu của những người này, một số luật sư cho rằng lời khai này cần được giữ bí mật và hình ảnh cá nhân của họ cũng không nên đăng tải bừa bãi.

Sau cuộc họp báo ngày 14/6 của Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn nhân của Bộ Công an Việt Nam, kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam và nhiều tờ báo đã đăng tải hình ảnh của nhiều nghi phạm bị bắt trong mấy ngày gần đây và lời khai của họ.

Theo Bộ Công an, cho đến trưa ngày 15/6, có 46 nghi phạm bị bắt giữ (trong đó có ba người đầu thú) được cho là đã tham gia vào vụ tấn công trụ sở Uỷ ban Nhân dân của hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, cướp đi mạng sống của hai cán bộ xã, bốn sỹ quan công an, ba người dân, và làm bị thương một số người khác.

Trong bản tin tối phát vào lúc 19 giờ 30 ngày 14/6, VTV1 đưa ra hình ảnh cùng “lời thú tội” của năm nghi phạm bị cho là đã trực tiếp tham gia vào vụ tấn công, hình ảnh của họ không được làm mờ.

Một luật sư nhân quyền ở thành phố Hồ Chí Minh, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh, trong ngày 15/6:

"Theo tô i, vi ệc đăng tải hình ảnh mọ i c ông dân, kể cả khi họ là nghi can, bị can hay bị cáo mà không xin ph é p ho ặc không làm mờ mặt, nhấ t l à những ngườ i c ó vị trí hoặc sức ảnh hưởng sẽ xâm hại quyền cá nhân về hình ảnh và mang theo nhiều hệ lụy khác."

Ông cho biết từ lâu, nhiều luật sư phản đối việc đăng tải hình ảnh của nghi phạm, nghi can, và bị cáo mà không làm mờ, đặc biệt là trong vụ án Navibank khi báo chí đăng tải hình ảnh các thân chủ nguyên là luật sư, cán bộ của ngân hàng nhưng báo cho rằng đã xin phép của tòa (là cơ quan đang thụ lý).

Ông chia sẻ, công an là phía thường xuyên lạm dụng quyền lực khi cung cấp các hình ảnh có tính bôi bác của nghi can-nghi phạm cho báo chí.

Theo luật sư Hà Huy Sơn của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền về hình ảnh cá nhân, nếu không được đồng ý của đương sự thì không được sử dụng.

Điều 32 của Bộ luật Dân sự 2015 cho phép việc sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ, trong các trường hợp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, và công cộng.

Không được công khai lời khai của nghi phạm, bị can

Về việc báo chí công khai lời khai của nhiều nghi phạm trong vụ tấn công vũ trang ở Đắk Lắk, nhiều luật sư bày tỏ bất bình.

Vị luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố HCM cho rằng, hồ sơ vụ án trong quá trình điều tra thuộc về bí mật điều tra do cơ quan điều tra thu thập, củng cố và hoàn thiện, trong đó lời khai của nghi can, nghi phạm hoặc cả người có quyền lợi liên quan cần giữ kín vì sẽ tiết lộ bí mật điều tra và cả quyền nhân thân (trong trường hợp sau này xác định nghi can không liên quan hoặc những thông tin cá nhân khác của người liên quan).

Ông cũng cho biết lời khai ban đầu độ chính xác chưa cao, các nghi can có thể khai gian hoặc sai lệch để chạy tội, bên cạnh đó nội dung khai báo của nghi can trong vụ án có nhiều người liên quan sẽ tạo điều kiện cho các hành vi dụ cung, mớm cung, thông cung hoặc đe dọa người khác và có khả năng những đồng phạm bên ngoài (nếu có) tẩu thoát, phi tang vật chứng hoặc xóa dấu vết...

Thêm nữa, việc công bố lời khai ban đầu mà chưa được kiểm chứng, đối chiếu với những tài liệu, chứng cứ khác để xác định tính chính xác sẽ gây hoang mang dư luận và dễ bị kẻ xấu lợi dụng... và hậu quả nếu có sẽ do cơ quan điều tra chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Một luật sư nhân quyền khác ở Hà Nội, người cũng muốn ẩn danh vì lý do an ninh, phát biểu:

"Tôi không thấy Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự ghi rõ lời khai là bí mật điều tra, cần phải được bảo mật nhưng đảm bảo nguyên tắc công bằng, không suy đoán có tội cho đối tượng tình nghi, bị can, bị cáo thì cần giữ bí mật về lời khai ban đầ u c ủa họ hay của người khác chống lại họ."

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng "một khi đã được chấp nhận cho đăng tải rộng r ã i thì phí a c ơ quan điều tra đủ khôn ngoan để cho những người này tự nguyện cho công khai lời khai bá o c ủa mình để là m c ơ sở tuyên truyền, giá o d ục ngườ i d ân."

Luật sư Hà Huy Sơn cho biết thêm, lời khai của nghi phạm thuộc dạng bí mật trong giai đoạn điều tra nhưng khi cơ quan điều tra cho phép đăng tải công khai thì không còn là bí mật nữa.

Bảo đảm quyền được x é t xử công bằng

Sáng ngày 11/6, hai tờ báo là Công Thương và VnEpress dẫn nguồn từ Công an tỉnh Đắk Lắk đưa tin những người tham gia tấn công hai trụ sở công an khoảng 40 người, một nhóm bao gồm 10 người và nhóm thứ hai gồm 30 người.

Tuy nhiên, theo Bộ Công an, cho đến nay có 46 nghi phạm đã bị bắt, và lực lượng an ninh còn tiếp tục truy quét và vận động đầu thúv, chính vì vậy số người bị bắt có thể còn có nhiều hơn nữa làm dấy lên câu hỏi "có hay không việc bắt lầm."

Theo các luật sư tham gia trả lời phỏng vấn của RFA trong ngày 15/6, để bảo đảm việc xét xử công bằng, đúng người đúng tội và tránh oan sai, những người bị bắt cần được tiếp cận ngay với luật sư.

Vị luật sư nhân quyền ở Hà Nội nói:

"Cầ n lu ật sư độc lập (không phải là luật sư chỉ định) và o cu ộc ngay lập tức để đảm bảo những người bị bắt bình ổn tâm lý, không khai báo theo cảm xúc hoặc bị tác động dưới bất kỳ hình thức nào."

Theo ông, để đảm bảo khách quan, cơ quan điều tra của Bộ Quốc phòng nên là đơn vị chủ trì việc điều tra, truy tố, và xét xử.

Đồng nghiệp của ông ở Sài Gòn có cùng nhận định, cho rằng các nghi phạm cần có luật sư tham gia ngay từ giai đoạn này vì việc luật sư tham gia từ đầu mới đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các nghi can và khách quan trước dư luận do hậu quả quá lớn.

Cho đến nay, Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa khởi tố vụ án và khởi tố bị can, nên chưa rõ các nghi phạm sẽ bị cáo buộc tội danh nào.

Theo Bộ luật Hình sự 2015, trong các vụ án thuộc phần An ninh quốc gia, các bị can hoặc nghi phạm không được tiếp cận với luật sư trong quá trình điều tra kéo dài nhiều tháng.