Công bố báo cáo tài chính quý II/2019 của các Ngân hàng cho thấy con số lợi nhuận cao kỷ lục và dư nợ mở rộng nợ xấu, đặc biệt nợ dưới tiêu chuẩn, nợ có khả năng mất vốn có xu hướng gia tăng so với cuối năm 2018.
Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước hôm 12 tháng 8, về tình hình hoạt động ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2019 cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước tính đến cuối tháng 6/2019 là 1,91% so với cùng kỳ năm 2018 là 1,89%, tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại.
Số liệu thống kê của báo cáo tài chính quý II/2019 của 17 ngân hàng cả nước đang niêm yết trên sàn cho thấy, tổng nợ xấu ở mức hơn 81 ngàn tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Trong đó, tổng nợ có khả năng mất vốn tăng 5,5%, tức hơn 43,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 54% tổng nợ xấu so với cuối năm 2018 ở mức 55,8%.
Mặc dù tỷ lệ tăng không quá lớn dưới 2% nhưng thống kê cho thấy hướng tăng mở rộng tại nhiều ngân hàng thương mại.
Điển hình, ngân hàng Vietcombank có lợi nhuận cao nhất 6 tháng đầu năm, nợ nhóm dưới tiêu chuẩn tăng 5,7 lần lên mức hơn 1.600 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn ở mức trên 4,700 tỷ đồng chiếm tới 67% nợ xấu, tăng từ dưới 1% lên 1,03% so với đầu năm.
Ngân hàng SHB nợ xấu tăng từ 5,198 tỷ đồng lên gần 7000 tỷ đồng chiếm 72% tổng nợ xấu. Nợ dưới tiêu chuẩn tăng gần 700 tỷ đồng lên hơn 1.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tang từ 2,4% lên 2,88% so với đầu năm.
Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng có xu hướng “đi lùi” tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong 6 tháng đầu năm là: LienVietPostBank tăng từ 1,41% lên 1,48%, Kien Long bank từ dưới mức 1% lên 1,15%, VPBank từ mức 2,72% lên 2,89%, BIDV từ 1,9% lên 1,98%...
Các chuyên gia cho rằng số nợ xấu này chủ yếu đến từ việc các ngân hàng ngày càng đẩy mạnh phát triển mảng ngân hàng bán lẻ, mở rộng cho vay cá nhân, tài chính tiêu dùng.
Bên cạnh đó một phần nợ xấu tăng còn do khối lượng nợ xấu tồn đọng chưa được giải quyết triệt để.