Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 18/6 vừa ban hành quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng ETC và yêu cầu các trạm BOT đang hoạt động chuyển sang hình thức thu phí tự động không dừng.
Theo quyết định vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam yêu cầu các trạm thu phí đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử phải đưa vào vận hành ngay. Đối với các trạm đang hoạt động bình thường thì chậm nhất đến này 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí tự động và đối với các trạm BOT thuộc dự án xây mới thì việc lắp đặt hệ thống thu phí tự động là một điều kiện bắt buộc.
Sau ngày 31/12/2020 các trạm thu phí chưa lắp đặt và vận hành hệ thống thu phí điện tử tự động sẽ bị yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động của trạm.
Theo báo cáo của Chính phủ Hà Nội gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện thu phí không dừng, đến nay mới có 39/74 trạm do Bộ Giao thông vận tải quản lý được lắp đặt, vận hành thu phí tự động, bao gồm 26 trạm trên quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và 13 trạm trên các tuyến quốc lộ khác.
Trong 5 tuyến cao tốc do Tổng Công ty Phát triển Đường Cao Tốc Việt Nam (VEC) quản lý chỉ có tuỵến Cầu Giẽ - Ninh Bình đã lắp đặt thiết bị. 4 tuyến còn lại chưa thể triển khai thực hiện do vướng mắc về về nguồn vốn. Có 6/19 trạm địa phương quản lý đã đầu tư hệ thống và kết nối dự án giai đoạn 1, còn lại 7 trạm khác vẫn chưa hoàn thành.
Trong cùng ngày tại cuộc họp của Quốc hội, đa số đại biểu đã nhất trí thông qua dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) về việc chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư .
Liên quan đến cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, theo ông Vũ Hồng Thanh Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, nhiều ý kiến nhất trí phải có cơ chế chia sẻ giữa Nhà nước và nhà đầu tư và đề nghị lựa chọn áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo phương án 1 đã trình Quốc hội. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị quy định biên độ tăng, giảm doanh thu ở mức 15 - 20% để áp dụng cơ chế chia sẻ này.