Một du khách người Chăm bày tỏ sự bức xúc khi bị nhân viên Ban Quản lý Di tích Tháp Bà Ponagar (thành phố Nha Trang- tỉnh Khánh Hoà) cấm ông kể văn hoá Chăm với bạn khi thăm đền tháp của tổ tiên.
Sự việc xảy ra vào giữa tháng 3 khi ông Sohaniim, một người làm nghề tự do ở Hà Nội, đi cùng một người bạn viếng thăm di tích trên. Sau khi thực hiện các nghi thức tâm linh và cầu nguyện theo theo niềm tin của người Chăm, ông và người bạn ra bên ngoài đền để nói chuyện về di tích này cùng văn hoá dân tộc mình.
Hôm 6/4, ông thuật lại chuyện tranh cãi giữa ông và nhân viên ban quản lý di tích với Đài Á Châu Tự Do (RFA):
"Mình vào mình kể chuyện cho bạn nghe Thá p B à này ngườ i Ch ăm gọi tên như thế nà o, r ồi trong chuyện cổ tích Chăm họ kể ra sao về tháp, và giải thích tại sao ngườ i Ch ăm lạ i g ọi là đền, tại sao ngườ i Ch ăm lạ i g ọi là tháp, vậy thô i.
Mình không biết họ (nhân viên BQL- PV) có nghe được gì không mà một cô gái đến n ó i là 'anh không được kể không được thuyết minh gì trên tháp '."
Khi bị chất vấn ngược lại thì người nhân viên này chỉ vào một cái bảng và nói mọi người đều phải kể về tháp theo quy định của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hoà.
Ông cảm thấy uất ức và to tiếng thì một nam nhân viên tên Sơn xuất hiện và khẳng định Ponagar là di tích được nhà nước công nhận nên người nào muốn kể gì về tháp phải theo quy định của nhà nước và dựa theo tài liệu của các nhà nghiên cứu.
Sau đó, người bảo vệ của di tích này còn có thái độ đuổi ông Sohaniim và người bạn đi cùng. Vì không muốn làm to chuyện nên ông và người bạn đồng ý rời khu di tích.
"Mình với vai tr ò là ngườ i Ch ăm, gặp những trường hợp như vậy mình rất buồn và đ au đớn. Trên cá i di s ản của tổ tiên mình mà bị một người, tạm gọi là người ngoài, đuổi mình ra khỏ i di t ích như vậy."
Ông Sohaniim băn khoăn không biết nhân viên Sơn đã dựa vào văn bản nào để cấm ông không được kể về văn hoá Chăm.
Theo ông, nếu có một văn bản như vậy thì nó "biến ngườ i Ch ăm thành kẻ câm trong việc quảng bá di s ản tổ tiên mình đến với bạn bè trong và ngoài nước. Văn bản ấy, vô tình tước đi quyền tham gia và thụ hưởng văn hoá của ngườ i Ch ăm trê n di s ản tổ tiên mình."
Ông Sohaniim cho RFA biết ngay sau đó, ông có viết email tới nhiều cơ quan của tỉnh Khánh Hoà trong đó có Uỷ ban Nhân dân và Sở Văn hoá-Thể thao-Du lịch nhưng chỉ nhận được phản hồi từ Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hoà, đơn vị cấp trên trực tiếp của Ban Quản lý di tích Tháp Bà Ponagar.
"Tôi yê u c ầu phải trả lời khung quy định thuyết minh thuyết trình trên tháp nhưng mà email ch ỉ trả lời chung chung là thá p b à có quy định nhưng người ta không trả lời rõ quy định như thế nào."
Phóng viên gọi điện cho Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hoà để kiểm chứng câu chuyện của ông Sohaniim và được người trực điện thoại nói liên lạc trực tiếp với ông Nguyễn Tuấn Dũng, phó giám đốc trung tâm. Tuy nhiên, ông Dũng không nghe máy khi chúng tôi gọi điện.
Trong bài viết trên báo mạng VnExpress và Thanh Niên, ông Dũng cho biết sự việc xảy ra với ông Sohaniim là “sự hiểu nhầm giữa các bên” và biện hộ “Ban quản lý di tích lo ngại việc một số du khách thông tin không chính xác về nguồn gốc của Tháp bà Ponagar và văn hóa Chăm nên cán bộ trung tâm ngăn cấm.”
Ong Dũng cũng nói trung tâm “nhắc nhở những người liên quan đồng thời yêu cầu các nhân viên rút kinh nghiệm.”
Ông Sohaniim cũng cho RFA biết sau khi ông viết bài kể lại câu chuyện tranh cãi trên Tháp Ponagar, ông Dũng có gọi điện xin lỗi ông và hứa sẽ chấn chỉnh nhân viên dưới quyền.
Theo ông, việc làm văn hoá của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hoà cần có sự thay đổi trong việc bảo tồn di sản của người Chăm, cần có câu chuyện của người bản địa kể về văn hoá của họ như vậy thì mới có thể thu hút du lịch.
Ông cũng cho rằng chính quyền địa phương nên dành một phần từ nguồn thu từ dịch vụ du lịch để phục vụ cộng đồng người Chăm, trong đó có việc trợ giúp các chức sắc của đạo Balamon để họ có thể chuyên tâm vào việc thực hành và bảo tồn nghi lễ của người Chăm.
Tháp bà Ponagar ở thành phố Nha Trang là di tích lịch sử, địa điểm du lịch nổi tiếng, khắc họa rõ nét những tinh hoa trong văn hoá Chăm Pa cổ đại. Di tích này được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1979.