Việt Nam hiện có 129 doanh nghiệp hoạt động phân phối hàng hoá từ Trung Quốc sang Lào và Campuchia với hàng chục nghìn container mỗi năm. Hoạt động này cũng dẫn đến tình trạng lạm dụng mượn đường Việt Nam để xuất hàng lậu của Trung Quốc.
Truyền thông Nhà nước vào ngày 25/5 trích báo cáo Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tài chính Việt Nam cho biết, các mặt hàng từ Trung Quốc quá cảnh ở Việt Nam đi Lào và Campuchia chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng điện tử, điện lạnh, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, hàng may mặc.
Mỗi ngày ở Thành phố Hồ Chí Minh và Lạng Sơn hiện có khoảng 100 đến 150 container hàng hoá khai nhận quá cảnh xuất khẩu đi Lào và Campuchia, chủ yếu qua các cửa khẩu đường bộ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An.
Tổng cục Hải quan Việt Nam nhận định hoạt động quá cảnh hàng hoá có nhiều rủi ro như hàng cấm, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ qua lãnh thổ Việt Nam.
Lực lượng Hải quan nói tình trạng hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng cấm đang được bày bán công khai như hiện nay một phần là vì do hoạt động quá cảnh.
Hồi tháng 4/2020, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu lên kế hoạch kiểm tra 4/129 doanh nghiệp vận tải hàng hoá.
Kết quả điều tra chỉ từ ngày 13 đến 17/7/2020 với 132 trong tổng số 647 container hàng hoá cho thấy, có đến gần 76% container vi phạm, 1/3 số hàng hoá quá cảnh là hàng giả, 2/3 là hàng hoá không khai báo hoặc khai báo sai thông tin.
Tổng cục Hải quan khẳng định chỉ mới kiểm tra 20% số container nhưng tỉ lệ vi phạm chiếm gần 76%. Đã có ít nhất 4 công ty bị kiểm tra từ 2017 đến 2019 vi phạm liên tục 10 lần và đã bị xử phạt hành chính.
Cơ quan chức năng cho biết, tại một số địa phương, việc kiểm tra hàng hoá khó khăn vì hàng hoá đều được niêm mạc theo hãng vận tải, quá cảnh nguyên container. Do đó, việc phát hiện hàng giả bị nói rất khó.
Bộ Tài chính nói sẽ tiếp tục chỉ tục Tổng cục Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng trang thiết bị hiện đại để kiểm tra số container chở hàng quá cảnh ở Việt Nam.