Theo báo cáo thường niên năm 2022 của tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ), Việt Nam là nhà tù lớn thứ ba ở Châu Á đối với nhà báo, sau Trung Quốc và Myanmar.
Trong báo cáo công bố ngày 14/12, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ 21 nhà báo sau song sắt, con số này theo CPJ nếu xét trên cơ sở bình quân đầu người hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng dân số, Việt Nam là nơi giam giữ các nhà báo tồi tệ hơn nhiều so với cả Trung Quốc, quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về kiểm duyệt báo chí.
Mặc dù vậy, quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo năm nay không còn bị xếp trong nhóm năm nhà tù lớn nhất thế giới đối với nhà báo như các năm trước, thế nhưng không phải tự do báo chí ở Việt Nam được cải thiện mà việc đàn áp báo chí đạt con số kỷ lục ở một số quốc gia khác như Iran, Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Shawn Crispin, Đại diện cấp cao của CPJ ở Đông Nam Á, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn như sau:
"Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia giam giữ nhà báo tồi tệ nhất thế giới với ít nhất 21 ph ó ng viên bị bỏ t ù tính đến ngày 1/12. Đó là mộ t con s ố cực kỳ cao khi chính quyền của Đảng Cộng sả n Vi ệt Nam nghiê m c ấ m c ác cơ quan truyền thông độc lập.
Tình trạng tự do b á o ch í của Việt Nam, được nhấn mạnh bởi số lượng lớn các nhà báo bị bỏ t ù , vẫn còn rất tồi tệ khi chính quyề n ti ếp tục nhắm và o c ác nhà bá o v à blogger độc lập, những người thách thức bá o ch í củ a Ch ính phủ. Việt Nam tiếp tục coi các nhà bá o l à tội phạm."
Ông nói số lượng lớn các nhà báo bị cầm tù ở Việt Nam đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan về mặt đạo đức đối với các công ty công nghệ phương Tây vốn đang đổ những khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực công nghệ ở quốc gia này.
Ông nhấn mạnh hầu hết các nhà báo đang ngồi tù ở Việt Nam đang bị giam giữ vì các bài đăng mà họ thực hiện trên nền tảng Facebook và YouTube.
Theo báo cáo của CPJ, trong số nhà báo đang bị cầm tù, có ba nhà báo là nữ, bao gồm Phạm Đoan Trang, Trần Thị Tuyết Diệu, và Huỳnh Thục Vy. Hai người đầu bị kết tội “Tuyên truyền chống nhà nước” với mức án tù lần lượt là chín năm và tám năm tù giam trong khi người còn lại bị án 33 tháng tù về tội danh “Xúc phạm quốc kỳ.”
Giữa tháng 11 vừa qua, bà Phạm Đoan Trang được chính tổ chức này trao giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế thường niên năm 2022 trong khi bà đang thụ án tù ở Trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương).
Hai blogger Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất cùng phóng viên Nguyễn Văn Hoá của Đài Á Châu Tự Do (RFA) nằm trong số 18 nhà báo còn lại đang bị cầm tù. Một số nhà báo nổi bật khác là Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, và Phạm Thành.
Trong thông cáo năm nay, CPJ cho biết Việt Nam tỏ ra ít khoan dung đối với báo chí độc lập, đưa ra các bản án nghiêm khắc đối với những người bị kết tội chống Nhà nước.
CPJ nhắc lại việc nhà báo công dân Lê Mạnh Hà bị kết án tám năm tù giam và năm năm quản chế về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” trong phiên toà hồi tháng 8.
Cũng trong năm nay, một nhà báo khác- ông Lê Anh Hùng, bị kết án năm năm tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Cũng trong năm 2022, các nhà báo khác bị kết án tù như Lê Văn Dũng, Lê Trọng Hùng, Phan Bùi Bảo Thy, Nguyễn Hoài Nam.
Vào tháng 8, nhà báo công dân Đỗ Công Đương chết vì không được chăm sóc y tế đầy đủ trại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), nơi ông đang thụ án tù về hai tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “gây rối trật tự công cộng.”
Ông Shawn Crispin cho rằng các công ty đa quốc gia từ các quốc gia dân chủ cần phải thúc giục Việt Nam cải thiện tình trạng tự do báo chí trước khi cam kết tài trợ và đầu tư vào quốc gia độc đảng này.
"Các chính phủ và công ty phương Tây nên n ó i với Đảng Cộng sả n Vi ệt Nam rằng họ phải trả tự do cho nhiều nhà báo mà họ đã giam giữ một cách sai trái sau song sắt hoặc có nguy cơ mất nguồn đầu tư nước ngoài mà trong những năm gần đây đã trở thành huyết mạch của nền kinh tế Việt Nam," ông nói.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để hỏi về phản ứng của Hà Nội về báo cáo thường niên 2022 của CPJ nhưng chưa nhận được phản hồi.
Trong các năm trước, Hà Nội thường phản bác các báo cáo của CPJ hoặc của Phóng viên Không Biên giới (RSF) về đàn áp tự do báo chí ở Việt Nam, nói rằng những người bị bỏ tù là do vi phạm luật pháp quốc gia đồng thời dẫn các con số về các tờ báo được phép hoạt động để cho rằng có tự do báo chí.