Ông Nguyễn Trường Chinh lặn lội từ Hải Dương lên Hà Nội để kêu cứu cho con trai là tử tù Nguyễn Văn Chưởng, sau thông báo "nhận tử thi hay tro cốt người đã thi hành án tử hình."
Ông Nguyễn Trường Chinh bị ngất xỉu vào sáng 07/8 trong khi kêu oan cho con trai mình trước trụ sở Ban Tiếp công dân trung ương ở phố Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội.
Vào đầu giờ sáng, hai vợ chồng ông Chinh trong bộ quần áo có dòng chữ màu đỏ “Ba cấp toà xử oan, con tôi N. V. Chưởng không giết người, bị án tử hình oan” và bà Nguyễn Thị Bích với khẩu hiệu giơ cao “Đừng giết oan Nguyễn Văn Chưởng con tôi” cùng một số người dân khiếu kiện đất đai đứng trước cổng của cơ quan tiếp công dân. Đột nhiên ông Chinh quỵ xuống nền vỉa hè rồi nằm im.
Mọi người xúm lại làm các động tác cấp cứu cho ông. Một công an viên khu vực trong bộ quần áo dân sự, người được cử đến để theo dõi các hoạt động của nhóm dân oan, đã gọi xe cấp cứu đưa ông vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Bà Đỗ Thị Thu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, người có mặt ở hiện trường lúc ông Chinh bị ngã xuống vỉa hè, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) như sau:
"Sáng nay bác mệt mỏi áp lực nhiều, huyết áp tăng cao nên bác bị ngất xỉu. Bê n y t ế họ cũng đo huyết áp, huyết áp cao tới 180.
Tối hôm qua khi tôi và o th ăm bác thì bác bảo là từ khi nghe tin có quyết định (thi hành án- PV) của Chưởng thì bác đ au đầu không chịu nổi. Suy nhĩ nhiều, căng thẳng."
Bà Thu cho biết sau nhiều tiếng cấp cứu, ông Chinh đã hồi phục và có khả năng được xuất viện vào chiều cùng ngày.
Phóng viên đã cố gắng liên lạc với ông Chinh qua điện thoại nhưng không thành công.
Như tin đã đưa, ngày 04/8, gia đình ông Chinh-bà Bích nhận được thông báo từ Toà án Nhân dân thành phố Hải Phòng về việc làm thủ tục nhận tro cốt hoặc nhận tử thi của con trai là anh Nguyễn Văn Chưởng, trong vòng ba ngày nộp cho toà án để họ sắp xếp.
Hơn mười năm qua, gia đình ông Chinh đã bán cả nhà cửa ruộng vườn để lên Hà Nội kêu oan cho Nguyễn Văn Chưởng. Đơn từ của họ gửi đi khắp các cơ quan trung ương và họ thực hiện nhiều cuộc biểu tình để phản đối bản án.
Trong tháng sáu, Nguyễn Trọng Đoàn, em ruột của Chưởng, người cũng bị án hai năm tù giam về tội danh “che giấu tội phạm” trong cùng vụ án với anh ruột, qua đời vì ung thư xương.
Tin về việc Toà án thành phố Hải Phòng có quyết định thi hành án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng đã gây lên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng. Nhiều người bày tỏ ý kiến công khai trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Một số người còn gửi tin nhắn cho Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đề nghị ông sử dụng quyền để hoãn thi hành án tử hình cho Nguyễn Văn Chưởng.
Luật sư Lê Văn Hoà, cựu chuyên viên cao cấp hàm vụ trưởng của Ban Nội chính trung ương, người trợ giúp pháp lý cho gia đình ông Chinh, nói về khả năng dừng thi hành án tử hình của Nguyễn Văn Chưởng với RFA trong ngày 07/8:
"Tôi cho rằng hiện nay để làm được cái việc đó tức là ho ã n quyết định thi hành án của chánh án tòa á n th ành phố Hải Phòng thì chỉ một điều kiện duy nhất đó là phải có một trong các cơ quan người ta lê n ti ếng người ta đề xuất. Mộ t l à Ban N ội chính Trung ương, hai là Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội.
Nếu hai cơ quan này quan tâm đến vụ án này, người ta có văn bản đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí th ư và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thành lậ p đoàn kiểm tra liên ngành mới có th ể làm rõ được."
Tuy nhiên, theo ông, trước hết cần có sự can thiệp của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ông nói:
“Việc cấp bách nhất trong cái thời điểm này là chủ tịch nước quan tâm và chỉ đạo dừng thì mới dừng được. Tôi nghĩ thời gian chỉ còn tính bằng ngày và bản án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng sẽ được thi hành.”
Ông cho biết trong nhiều năm qua, ông đã gửi kiến nghị xem xét bản án của Nguyễn Văn Chưởng lên nhiều cơ quan của Đảng và Nhà nước vì ông nhận thấy trong vụ án này có nhiều tình tiết không sáng tỏ, tử tù Nguyễn Văn Chưởng có chứng cứ ngoại phạm và còn tố cáo bị tra tấn ép cung. Tuy nhiên, không cơ quan nào trả lời ông.
Theo ông, nếu ban lãnh đạo quốc gia không can thiệp và toà án Hải Phòng quyết thi hành án tử hình đối với thân chủ của ông thì có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Ông nói:
"Không phải chỉ có gia đình tử tù Nguyễ n V ăn Chưởng đ au v ì mất con nếu bị thi hành án, mà tôi cho rằng mất má t l ớn nhất trong vụ án này đó là niềm tin của nhâ n d ân vào sự l ã nh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như nền tư pháp của Việt Nam nếu như Nguyễ n V ăn Chưởng vẫn bị thi hành án mà sau này xác định được Nguyễ n V ăn Chưởng bị oan.
Mất mát đó không bao giờ cứu v ã n nổi. Không ai có th ể đền mạng được cho Nguyễ n V ăn Chưởng."
Trong nhiều năm qua, có nhiều trường hợp nghi phạm bị kết tội tử hình hoặc chung thân như Hàn Đức Long ở Bắc Giang và Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận trong những vụ án giết người. Họ đều bị tra tấn ép cung buộc phải nhận tội. Sau khi bị kết án và bị giam giữ nhiều năm chờ thi hành án, họ được minh oan khi thủ phạm chính tự thú tội hoặc bị tìm ra.
Trong thập niên trước khi Nguyễn Văn Chưởng mới bị kết án, một số báo nhà nước có bài đưa tin về vụ án này và có đặt câu hỏi về khả năng bị oan sai. Tuy nhiên, trong mấy ngày gần đây, truyền thông nhà nước hoàn toàn im lặng về thông tin sẽ thi hành án đối với tử tù này.