Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Liên minh Châu Âu không cho Việt Nam hưởng các lợi ích từ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) do sự vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội trong nhiều năm gần đây.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW, có phát biểu như vừa nêu sau tuyên bố của riêng Nhóm tư vấn trong khối Liên Âu (viết tắt là EU DAG) về EVFTA về sự lo ngại của họ cho tình hình nhân quyền Việt Nam.
Nhóm này tự đưa ra tuyên bố hôm 14/12 sau cuộc họp lần thứ ba với Nhóm tư vấn trong nước (DAG) Việt Nam tại Bỉ cuối tháng 11 năm ngoái mà không đưa ra được tuyên bố chung.
DAG của mỗi bên bao gồm các tổ chức xã hội dân sự được thành lập theo hiệp định trên với mục tiêu tư vấn về việc thực hiện chương Thương mại và Phát triển bền vững bằng cách đưa ra quan điểm hoặc khuyến nghị cho các bên tham gia.
Trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 04/1, ông Phil Robertson bình luận về thông cáo của EU DAG:
"EU DAG đã qu á lịch sự, x é t đến mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm nhân quyền của Việt Nam và việc vi phạm trắng trợn những lời hứa cho ph é p xã hộ i d ân sự giám sát và tham gia thực hiện Chương Thương mại và Phát triển bền vững (TSD).
Chính phủ Việt Nam đang tiến hành một cuộc đàn á p to àn diện đối vớ i c ác nhà bả o v ệ môi trường, các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu và bất kỳ nhà l ã nh đạo xã hộ i d ân sự nà o d ám nêu lên việc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và quyền lao động."
Ông cho rằng việc Chính phủ Việt Nam không đưa ra thời gian biểu phê chuẩn các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) như đã hứa, cho thấy mức độ dối trá mà họ đang làm.
Ông kêu gọi khối 27 quốc gia nên có các hành động cụ thể đối với sự vi phạm nhân quyền của Việt Nam:
"Thay vì tiếp tục bị đù a gi ỡn, EU nên bắt đầu vạch ra các biện phá p để bắt đầu thu hồ i c ác lợi ích theo EVFTA cho đến khi Hà Nội thực sự duy trì các cam kết bả o v ệ quyền lợi, cho ph é p th ành lập các công đoàn độc lậ p v à th ực hiện các cả i c ách môi trường thực sự, song hành với xã hộ i d ân sự."
Trong tuyên bố của mình, Nhóm tư vấn trong khối EU nêu ra các vụ việc bỏ tù lãnh đạo một số tổ chức xã hội dân sự có đăng ký và có ý định tham gia DAG Việt Nam như nhà báo Mai Phan Lợi và luật sư Đặng Đình Bách về tội danh trốn thuế.
Về vi phạm nhân quyền của Việt Nam, tuyên bố viết:
"EU DAG quan ngại sâu sắc về các bá o c áo từ các tổ chức phi chính phủ, như FIDH (Li ên đoàn Nhân quyền Quốc tế) và Theo d õ i Nhân quyền (HRW), nêu chi tiế t c ác vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Chúng bao gồ m c ác hạn chế về quyền tự do h ội họp cũng như qu ấ y r ối và bắt giữ t ù y ti ện những người bả o v ệ nhân quyền, nhiều nhà l ã nh đạo xã hộ i d ân sự và nhiều nhà bá o, d ựa trên việc á p d ụng t ù y ti ện Bộ luật Hình sự và Luậ t Thu ế, đã bị lên án bởi EU, cũng như Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc và Nh ó m c ông tác về bắt giữ t ù y ti ện.
Công đoàn, phương tiện truyề n th ông, tổ chức xã hộ i d ân sự và cơ quan tư pháp cần được tự do gi ám sát, vạch trần và th ực thi việc tôn trọng tấ t c ả các quyền, bao gồ m c ả quyền lao động. Những lo ngại đáng kể đã được nêu lên trong cuộc họ p v ề việc thu hẹp không gian dành cho xã hộ i d ân sự và việc bắt giữ, bỏ t ù và kết án một số nhà bả o v ệ môi trường nổi tiếng ở Việt Nam."
EU DAG nói quyền của các tổ chức xã hội dân sự trong việc xem xét, giám sát việc thực hiện các cam kết Thương mại và Phát triển bền vững (TSD) của EVFTA, bao gồm cả các cam kết trong TSD, phải được tôn trọng. Các cơ chế TSD chỉ có thể thực hiện đúng lời hứa nếu xã hội dân sự có thể giám sát và xem xét kỹ lưỡng việc thực hiện chúng một cách minh bạch.
Nhóm này cũng thúc giục EU quyết liệt hơn với Việt Nam:
"Chúng tôi nhắc nhở Việt Nam rằng nhân quyền là mộ t y ếu tố thi ế t y ế u c ủa Hiệ p định Đối tác và Hợp tá c EU-VN v à do đó bao tr ù m to àn bộ EVFTA. Vi ệc đe dọa và qu ấ y r ố i c ác chủ th ể xã hộ i d ân sự đang giám sá t c ác cam kết mà các bên cam kết phải được EU đề cậ p m ộ t c ách quyết đoán."
Giữa tháng 8/2021, Bộ Công thương Việt Nam công bố quyết định thành lập DAG Việt Nam với ba thành viên chính thức là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- đại diện giới sử dụng lao động, Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU) trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, và Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD).
Năm sau, bộ này bổ sung thêm bốn thành viên nữa, nâng tổng số thành viên của DAG Việt Nam lên thành bảy. Bốn thành viên mới là Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), và Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA).
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng với ba tổ chức gồm Viện Công nhân và Công đoàn, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững, và Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên với đề nghị bình luận về tuyên bố của EU DAG nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, cho rằng nhiều tổ chức trong DAG Việt Nam thân thiết với chính quyền và ông nghi ngờ sự độc lập trong việc giám sát thực thi EVFTA.
Từ Đức, bà Thục Quyên, một người hoạt động nhân quyền và theo dõi sát việc thực thi EVFTA, cho biết Chương "Thương mại và Phát triển bền vững" của EVFTA là một phần không thể thiếu của hiệp định này. Sự tham gia của xã hội dân sự và giám sát EVFTA không phải là một yếu tố tùy chọn của hiệp định, nhưng cần được bảo đảm và áp dụng như một vấn đề cấp bách.
Bà nói trong tin nhắn gửi RFA:
"Để Hiệ p định thành công và mang lại lợi ích cho đất nước và ngườ i d ân, về phía Việt Nam cần nghiêm chỉnh tạo một khung chính sách để xã hộ i d ân sự tham gia mộ t c á ch t ự do v à an toàn và o vi ệc thiết kế, ra quyết định, giám sát và th ực hiện.
Việt Nam có bổn phậ n th úc đẩ y c ác điều kiện thuận lợi cho xã hộ i d ân sự đã được quy định trong Hiệ p ước, nhằm tạo ra và duy trì, về mặ t lu ật phá p v à trê n th ực tế, một môi trường thuận lợi an toàn cho xã hộ i d ân sự tự do ho ạt động, cần nhấ t hi ện nay là luật phá p v à chính sá ch li ên quan đến đăng ký, và các đòi hỏi về thuế má phải minh bạch và ph ù hợ p v ớ i c ác quyền cơ bản, bao gồm quyền tự do h ội họ p, l ậ p h ội và biểu đạt."
Bà cho rằng việc bắt bớ, kết án và giam giữ vô cớ các nhà hoạt động nhân quyền và môi trường bất chấp luật pháp quốc gia và quốc tế phải cần phải chấm dứt.
Trong Tuyên bố của mình, EU DAG kêu gọi Việt Nam thực hiện đúng cam kết đưa ra trước khi thực thi EVFTA và ngay lập tức phê chuẩn Công ước C87 (Công ước của ILO về tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội).
Nhóm này cũng nhắc nhở Việt Nam về cam kết tuân thủ các yêu cầu của TSD, đó là tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các công ước cơ bản của ILO – đặc biệt là về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, thương lượng tập thể, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
EU DAG hoan nghênh cam kết của Chính phủ Việt Nam trong Diễn đàn chung EU-Việt Nam 2023 nhằm mở rộng sự tham gia trong DAG để cân bằng với sự tham gia rộng rãi hơn trong EU DAG.
Hai nhóm sẽ có cuộc họp chung ở Hà Nội vào năm 2024.