Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) cho rằng, bản án sáu năm tù giam đối với blogger Nguyễn Lân Thắng là "thêm một cuộc tấn công vào nền pháp quyền vốn đã xuống cấp của Việt Nam", trong khi đó Chủ tịch của Đài Á Châu Tự Do gọi đây là bản án oan sai và là "cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận."
Bà Bay Fang, người đứng đầu của RFA ra tuyên bố kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Lân Thắng ngay sau khi Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết thúc phiên xử kín vào đầu giờ chiều ngày thứ tư.
Nhà hoạt động nhân quyền 48 tuổi bị buộc tội "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" theo khoản 1 của Điều 117 Bộ luật hình sự vì các hoạt động phản biện ôn hòa trên mạng xã hội và trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài.
"Sự sách nhiễu thái quá mà ông đã phải chịu đựng và bản án sáu năm tù giam của ông cho thấy mức độ mà chính quyề n Vi ệt Nam sẽ làm để bịt miệng các nhà báo và tiếng n ó i độc lập," bà Bay Fang nói về blogger, người đóng góp nhiều bài viết cho RFA từ năm 2013 đến trước ngày ông bị bắt đầu tháng 7 năm ngoái.
Bà cho biết ông Thắng chia sẻ quan điểm và ý kiến của mình trên mạng với tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, nhưng không bao giờ có ác ý hoặc thiếu tôn trọng.
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng là một trong số bốn cộng tác viên của RFA tại Việt Nam đang bị chính quyền cầm tù trong nỗ lực kiểm duyệt và đàn áp. Ba người còn lại là ông Nguyễn Tường Thuỵ, Trương Duy Nhất, và Nguyễn Văn Hoá.
Nhiều tổ chức quốc tế và hãng truyền thông toàn cầu đã đưa tin và bình luận về kết quả phiên xử kín nhà hoạt động người Hà Nội.
Chính phủ Việt Nam cần tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết quốc tế
Bà Grace Bùi, một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Việt, hiện đang sống ở Bangkok, nói với RFA trong ngày 13/4 về bản án đối với ông Nguyễn Lân Thắng:
" Tôi nghĩ bản án đó rấ t l à bấ t c ông và vô lý. Chính phủ Việt Nam cần phải thả ông Thắng. Chính phủ Việt Nam bao giờ cũng gh é p những tội như 117 hay 331 để bỏ tù những người đứng lên n ó i về chính kiến của họ."
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, Điều 117 quy định về tội danh "tuyên truyền thông tin tài liệu nhằm chống Nhà nước" trong khi Điều 331 quy định về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân." Cả hai thường được các tòa án sử dụng để kết tội các nhà bất đồng chính kiến.
Khi được hỏi thông điệp mà bà muốn gửi tới Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ trước chuyến thăm của người đứng đầu Bộ ngoại giao và Phái đoàn Thượng nghị sĩ-Dân biểu tới Hà Nội tuần này, bà nói:
" Là mộ t c ông dân Mỹ gốc Việt Nam, tôi nghĩ nhiều khi Mỹ qua Việt Nam chủ yếu họ n ó i về vấn đề kinh tế và th ương mại hay vấn đề bang giao giữa hai nước nhưng mà mình cần phải nhấn mạnh thêm về vấn đề nhân quyền, chúng ta chưa làm đủ điều đó."
Ngay trong chiều 12/4, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đăng bình luận về bản án trên Twitter với nội dung:
" Chúng tôi lên án bản án oan sáu năm tù đối với nhà báo, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Nguyễn Lân Thắng. Chúng tôi kê u g ọi Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, phù hợ p v ới các nghĩa vụ và cam kế t qu ốc tế của mì nh. "
Tổ chức Ân xá Quốc tế có trụ sở ở London (Anh Quốc) trong email gửi cho RFA cho rằng, phiên tòa xử ông Thắng có nhiều sai sót và "bản án không gì khác hơn là một nỗ lực bịt miệng ông và những người dũng cảm ghi lại các vi phạm nhân quyền trong nước."
Ông Thắng trước khi bị bắt cũng là một nhiếp ảnh gia thường ghi lại những hình ảnh trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Hà Nội.
"Chính quyền Việt Nam chà đạp nhân quyền một cách có hệ thống!"
Trong thông cáo báo chí ngày 13/4, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhắc việc Việt Nam kết tội hai ông Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng cùng với mức án sáu năm tù đều về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ gây sức ép lên chính quyền của ông Võ Văn Thưởng về vấn đề nhân quyền trước chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Anthony Blinken.
Trích dẫn bởi hãng thông tấn xã Đức DPA, ông Phil Robertson- Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW nói:
" Chính quyề n Vi ệt Nam chà đạp nhân quyền mộ t c ách có hệ th ống bằng cách trừng phạt những blogger dũng cảm như Nguyễn Lân Thắng chỉ vì họ đã bà y t ỏ quan điể m c ủa mình về chính phủ."
Ông cho rằng, tuy là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng Việt Nam có hồ sơ nhân quyền khủng khiếp và đáng xấu hổ. Ông cũng kêu gọi các chính phủ liên quan, bao gồm các đối tác thương mại của Việt Nam ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và Nhật Bản cần lên án việc đàn áp tự do ngôn luận của Hà Nội và kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Lân Thắng.
Ngay trong ngày thứ tư, Uỷ ban Luật gia Quốc tế (ICJ) ra thông cáo báo chí trong đó nhắc lại việc luật sư của ông Nguyễn Lân Thắng chỉ có 13 ngày để chuẩn bị bào chữa trong một phiên toà kín không bảo đảm quyền được xử công bằng. Giám đốc Chính sách và Pháp lý của ICJ, ông nói về phiên toà:
" Việc truy tố và kết án không chỉ là một hành vi sai trái trong công lý đối với mộ t c á nhân, mà còn là một cuộc tấn công khác vào nền pháp quyền vốn đã xuống cấ p ở Việt Nam.
Cuộc đàn á p đang diễn ra và tăng cường nhắm vào các nhà hoạt động xã hội dân sự , lu ật sư, nhà báo, nhà bình luận chính trị và người bảo vệ nhân quyền vì đã tham gia vào các hoạt động được bảo vệ theo luật nhân quyền."
Đưa tin về kết quả phiên toà kín xử ông Nguyễn Lân Thắng, hãng tin Reuters trích dẫn lời kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị ở Việt Nam của Phái đoàn của Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu khi phái đoàn này kết thúc chuyến thăm Hà Nội tuần trước.
Phóng viên có gọi điện cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận về phản ứng của cộng đồng quốc tế sau phiên toà xử ông Nguyễn Lân Thắng nhưng không có ai nghe máy. Chúng tôi có gửi email cho bộ này nhưng chưa nhận được phản hồi.
Tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ. Trong vòng nửa tháng qua, Việt Nam đã kết án hai nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng. Chính quyền độc đảng ở quốc gia Đông Nam Á cũng bắt giữ nhà hoạt động về tự do tôn giáo Y Krếch Byă về cáo buộc “Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 Bộ luật Hình sự.