Thị trường bất động sản VN thiếu đầu tư từ Châu Âu Châu Mỹ

Thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm gần đây liên tục có gia tăng đầu tư từ các nhà đầu tư châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Trong khi đó, sự tham gia của các nhà đầu tư từ châu Âu và Mỹ vẫn không đáng kể.

Thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết hôm 13/2/2018.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lĩnh vực bất động sản đứng thứ ba trong số các lĩnh vực kinh doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài –FDI lớn nhất vào năm 2017 với vốn cam kết 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.

Đây cũng là lĩnh vực thu hút nhiều FDI nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2017 với 1,01 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, theo sau là Hàn Quốc.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết nhóm Creed từ Nhật Bản đã tiến hành dự án Lacasa ban đầu do Công ty Bất Động sản Vạn Hưng Phát đầu tư. Hankyu Realty và Nishi Nippon đã cùng nhau hợp tác để phát triển dự án khu đô thị Mizuki Park cùng với Công ty Nam Long. Trong khi đó, dự án Lotus Đại Phước đã được VinaCapital chuyển sang Trung Quốc Fortune Land.

Nhiều hợp đồng theo dạng mua bán và sát nhập M & A (Mergers & Acquisitions) đã được thực hiện tại Việt Nam vào năm 2017. Công ty cổ phần Phú Long đã mua 50% cổ phần của Posco trong liên doanh Phát triển Đô thị Mới An Khánh, là công ty phát triển khu đô thị Splendora.

Giải thích điều này, ông Sử Ngọc Khương, Savills Việt Nam cho rằng vì sự khác biệt về văn hoá, dẫn đến sự khác biệt về thị trường. Ông nói rằng bất động sản, về bản chất, có mối quan hệ chặt chẽ với các quy tắc địa phương, và các vấn đề pháp lý có thể là lý do tại sao các nhà đầu tư phương Tây ít quan tâm.

Tổng giám đốc Savillstheo Việt Nam, Neil MacGregor phân tích nguyên nhân do các nhà đầu tư phương Tây vẫn còn thiếu kinh nghiệm, cần thêm thời gian để tìm hiểu về thị trường. Ông Neil MacGregor không nghĩ rằng Việt Nam là không quan trọng trong mắt các nhà đầu tư phương Tây.

Các nhà phân tích nói rằng các công ty châu Âu và Mỹ có xu hướng tập trung vào các dịch vụ liên quan đến bất động sản. Các công ty quản lý tòa nhà văn phòng, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, căn hộ dịch vụ và trung tâm mua sắm đều là những thương hiệu nổi tiếng từ châu Âu và Mỹ.