Gần 400 trang mạng, tài khoản mạng xã hội (trên nền tảng Facebook, Youtube, Zalo, Tiktok, Instagram…) bị cho giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an nhân dân đã bị phát hiện và đề nghị xoá bỏ.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho truyền thông hay tin trên trong ngày 24/11.
Ông Xô, qua đó, cho biết, hiện lực lượng công an nhân dân sử dụng một số trang, tài khoản mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tuy nhiên thời gian qua lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát hiện gần 400 trang mạng, tài khoản mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an nhân dân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Cụ thể, ông Xô dẫn chứng, mới đây, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) Bộ Công an phát hiện nhóm "Học viện An ninh nhân dân - T01" với hơn 11.000 thành viên, mạo danh Học viện An ninh nhân dân để phát tán nhiều hình ảnh phản cảm, vi phạm điều lệnh Công an nhân dân, không kiểm duyệt chặt chẽ nội dung dẫn đến việc để đối tượng xấu lợi dụng.
Sau khi phát hiện giả mạo, A05 đã mời Đ.H.T.A (32 tuổi, trú tại P.Giảng Võ, Q.Ba Đình, Hà Nội) lên làm việc để làm rõ động cơ, mục đích lập, sử dụng nhóm. Cũng theo ông Xô, qua làm việc người này thừa nhận hành vi vi phạm quy định pháp luật và cam kết không tái phạm.
Người phát ngôn của Bộ Công an cho biết A05 đang củng cố hồ sơ để xử lý Đ.H.T.A theo quy định của pháp luật.
Trong số hàng trăm trường hợp bị phát hiện vi phạm pháp luật trong việc giả mạo lực lượng công an nhân dân, ông Xô cho biết có một trường hợp “nổi trội” đã bị công an xử lý là T.T.N (28 tuổi, trú tại tỉnh Vĩnh Phúc). T.T.N đã thiết lập các trang mạng xã hội Facebook mạo danh lực lượng Công an nhân dân, như “Cảnh sát hình sự”, “Cảnh sát cơ động”, “Cảnh sát giao thông”, “Chúng tôi là chiến sĩ Công an nhân dân”, “Yêu Cảnh sát giao thông”… với hàng triệu lượt người theo dõi để đăng tải những thông tin, hình ảnh phản cảm.
Cũng theo Trung tướng Tô Ân Xô, thủ đoạn chủ yếu của các nhóm đối tượng trên là giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Báo điện công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; thu thập thông tin cá nhân người dân trái phép, như thông tin căn cước công dân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng.
Nguy hiểm hơn, theo ông Xô, đó là các đối tượng mạo danh nhằm phát tán thông tin sai lệch, “giật tít, câu like”; sử dụng ngôn từ, hình ảnh phản cảm, lan truyền thông tin xấu độc, sai sự thật trên không gian mạng, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân…
Qua đó, Bộ Công an đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn nêu trên; theo dõi, tìm đọc thông tin trên các trang mạng xã hội được cấp “tích xanh"; đồng thời tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân công khai trên mạng xã hội, để các đối tượng có thể lợi dụng vi phạm pháp luật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.