Chuyện tình Bắc Việt - Bắc Hàn bị ngăn cấm 31 năm: "Chúng mình yêu nhau không có gì sai trái cả!”

Trong những ngày Hà Nội ráo riết chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa 2 nước Bắc Hàn và Hoa Kỳ diễn ra tại đây vào cuối tháng 2/2019, câu chuyện tình giữa chàng trai Bắc Việt và cô gái người Bắc Hàn năm xưa lại được nhắc đến như một thiên tiểu thuyết giữa đời thường kéo dài đến 31 năm vì “lúc bấy giờ cả Triều Tiên và Việt Nam đều không cho phép yêu nhau với người nước ngoài”.

Phải khó khăn lắm chúng tôi mới thuyết phục được ông Phạm Ngọc Cảnh, chàng du học sinh năm nào nay đã 69 tuổi trả lời phỏng vấn vì câu chuyện của ông bà đã được các báo đài cả trong và ngoài nước khai thác hết cả.

Ông cũng cho rằng “nói cũng có được gì đâu vì họ kiểm duyệt hết” những chi tiết nhạy cảm trong chuyện tình giữa công dân 2 nước theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Còn bà Ri Yong Hui, “công dân Bắc Hàn sống ở nước ngoài” thì tránh mặt chúng tôi.

“Nếu cô ấy làm vợ mình thì tốt!”

Đó là suy nghĩ đầu tiên của ông Cảnh, năm đó mới 18 tuổi, khi thoáng thấy cô gái Triều Tiên đang ở trong phòng phân tích của nhà máy phân bón Hưng Nam.

Lúc bấy giờ là năm 1971, ông được đi thực tập trong vòng một tháng ở nhà máy này sau 4 năm được chính quyền Bắc Việt cử đi học đại học Hóa học Công Nghiệp Hàm Hưng, thuộc tỉnh Hàm Hưng, miền Đông Bắc Hàn.

"Lúc bấy giờ cả Triều Tiên và Việt Nam đều không cho phép yêu nhau với người nước ngoài. Việt Nam mình không được phép yêu nhau và lấy nhau," ông kể lại với chúng tôi bằng giọng chậm rãi.

Hình chụp ông Phạm Ngọc Cảnh và vợ là bà Ri Yong Hui khi còn trẻ ở Triều Tiên
Hình chụp ông Phạm Ngọc Cảnh và vợ là bà Ri Yong Hui khi còn trẻ ở Triều Tiên

Vì tình trạng “ngăn sông cấm chợ” ông phải tìm cách “cưa đổ” tình yêu sét đánh trong vòng bí mật. Ông kể, mỗi khi thấy cô gái Triều Tiên hơn ông 1 tuổi đi lấy mẫu phân tích, ông tìm cách đi ngược lại chào một câu và rồi đi qua nhau như chưa hề quen biết.

Rồi thời gian thực tập cũng đến ngày kết thúc, ông bạo gan đến trực tiếp phòng phân tích hóa học, rất may là lúc đó trong phòng chỉ có mình cô Ri Yong Hui.

Cô ấy ở đấy, nói rằng mình chưa có người yêu. Chàng sinh viên du học cũng chẳng có ảnh cá nhân, bèn lấy tấm ảnh chụp ông cùng 2 thằng bạn cũng là du học sinh, cùng với chiếc khăn mùi xoa mua ở Trung Quốc trao cho cô gái làm tin, xin địa chỉ nhà và 2 người chia tay nhau.

Phải đến cuối năm 1971, sau khoảng 6 tháng với nhiều lá thư và những lần gặp nhau vội vàng 2 người mới ngỏ lời yêu nhau.

"Hãy giết tôi đi rồi hẵng đi"

Cô gái Triều Tiên nói như van xin ông Cảnh khi lần cuối cùng 2 người gặp gỡ để ông lên tàu về nước sau 2 năm thư đi, tin lại và những lần ông phải ăn vận giống người Triều Tiên, bắt mấy lượt xe buýt để gặp người trong mộng ngày chủ nhật rồi lại quày quả trở về trường đại học.

"Đến đầu năm 1973 tôi tốt nghiệp về nước và chia tay cô ấy.

Hôm ấy, buổi chiều tôi trốn đi đến nhà cô ấy chia tay. Cô ấy lại tiễn tôi cùng bạn bè ra ga tàu.

Tôi lại đi tàu lên thành phố, đêm hôm ấy 11 giờ mới ra ga đi lên tàu lên thủ đô Bình Nhưỡng.

Lúc ở nhà cô ấy thì cô ấy bảo tôi là: Hãy giết cô ấy đi rồi hẵng đi.

Tôi mới trả lời là: Chúng mình yêu nhau không có gì sai trái cả, không phải như vậy, hãy chờ tôi," ông Cảnh kể lại lần chia tay người mình yêu.

Ông Phạm Ngọc Cảnh (trái) nắm tay vợ là bà Ri Yong Hui đi bên ngoài ngõ gần nhà ở Hà Nội hôm 13/2/2019
Ông Phạm Ngọc Cảnh (trái) nắm tay vợ là bà Ri Yong Hui đi bên ngoài ngõ gần nhà ở Hà Nội hôm 13/2/2019 (AFP)

Bức thư sau đó, cô gái cũng dặn dò chàng trai, nếu khi về Việt Nam mà có ra chiến trường, và lỡ có hy sinh thì hãy nhờ bạn bè báo tin cho cô ấy biết thì "cô ấy sẽ không còn tồn tại trên đời nữa vì cô ấy sẽ tự vẫn".

Câu chuyện tình giữa chàng sinh viên người Việt Nam và cô gái Bắc Hàn khi đó phải giấu giếm gia đình đàng trai ở Hà Nội và chỉ có một người bạn cùng trường biết vì cùng hoàn cảnh lỡ yêu một công dân nước ngoài.

“Lúc bấy giờ tôi cũng không nghĩ ra cách nào cả, chỉ biết làm việc tốt thôi, vì người với người sống để yêu nhau mà, lúc đấy tôi chẳng ngại gì cả,” ông Cảnh chia sẻ.

"M ì nh kh ông n ê n bao giờ v à o Đảng nữa"

Phải tới 5 năm sau, năm 1978, ông Cảnh lại có dịp sang Bắc Triều Tiên thực tập và 2 người gặp lại nhau.

Bức xúc trước việc “yêu nhau mà không đến được với nhau” ông Cảnh liền viết một lá thư gửi cho bà vợ của ông Kim Nhật Thành - Chủ Tịch Bắc Hàn lúc bấy giờ kể lại câu chuyện tình của 2 người và đề nghị bà cho phép.

Bà Ri Yong Hui xem xong bức thư và bảo "anh định thuyết phụ c nh à nước tôi à ?" đồng thời nói thêm "đừng gử i nh é , nếu gửi l à lúc sau sang l à không gặ p được đâu".

Ông Cảnh cầm theo lá thư được viết cho phu nhân lãnh đạo Bắc Hàn trở về nước và hứa về lòng "mình không nên bao giờ vào Đảng nữa, vì Đảng đã không cho phép cái quan hệ với người nước ngoài."

Ông Phạm Ngọc Cảnh và vợ là Ri Yong Hui đang xem ảnh cũ của hai người
Ông Phạm Ngọc Cảnh và vợ là Ri Yong Hui đang xem ảnh cũ của hai người (AFP)

Để giữ kín chuyện tình mà luật 2 nước đều không cho phép, người thanh niên lúc bấy giờ là công dân của một nước Việt Nam thống nhất theo Chủ nghĩa xã hội mua một lô phong bì viết sẵn địa chỉ mẹ ông đang làm cán bộ ở Ngân hàng nhà nước Việt Nam dặn "khi viết thư thì cho vào phong bì ấy, dán lại và gửi về Việt Nam."

“Đồng chí Ri Yong Hui lúc này có mạnh khỏe không? Chúc đồng chí luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao!” - Trong thư 2 kẻ yêu nhau gọi nhau là đồng chí và 1 năm chỉ dám có 2 đến 3 lá thư vì ông Cảnh lo sợ bà Ri Yong Hui sẽ bị chính quyền Bắc Hàn theo dõi.

Cái kết có hậu sau 31 năm và câm lặng cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Triều Tiên

Cuối cùng vào tháng 9/2002, sau biết bao sự cố gắng từ ông Phạm Ngọc Cảnh, Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Việt Nam gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo 2 ông bà được Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên phê chuẩn việc kết hôn.

Và "sau khi kết hôn, việc mà họ sống ở đâu là theo hy vọng của họ. Nếu cô Kim Yong Hui cư trú và sống tại Việt Nam thì cô ấy trở thành Công dân Triều Tiên ở nước ngoài", công hàm đề ngày 4/9/2002 nêu rõ.

Điều này có nghĩa là, dù ở đâu, bà Ri Yong Hui vẫn sẽ mang quốc tịch xứ Triều Tiên.

Lúc đó, ông Cảnh đang làm Chủ nhiệm câu lạc bộ xe đạp Hà Nội và chịu trách nhiệm dẫn một đoàn vận động viên xe đạp nữ đi tập huấn ở Hàn Quốc từ tháng 8/2002.

Đến đầu tháng 9, một đêm nằm mộng, ông thấy người mẹ quá cố của mình, biết có chuyện nên ông trở về Việt Nam sớm hơn dự kiến và nhận được thông tin về việc được chấp thuận kết hôn.

Thế chưa phải là hết, tình hình thế giới lúc đó diễn biến phức tạp, ông Cảnh nghe tin Hoa Kỳ chuẩn bị gây chiến với Iraq và gọi bộ ba Bắc Hàn, Iran, Iraq là “trục ma quỷ”, ông lo sợ nếu xảy ra chiến tranh thì chuyện cưới xin sẽ phải đình lại nên quyết định đi luôn trong ngày đầu của tháng 10.

Cầm hộ chiếu công vụ đến Bình Nhưỡng vào ngày 4/10/2002 nhưng 15 ngày sau người ta mới đưa người phụ nữ Bắc Hàn lúc này đã 50 tuổi đến Tòa đại sứ Việt Nam để gặp ông.

"Tôi sang th ì i ngh ĩ l à sẽ không n ó i gì cả, n ó i gì m à cô trả lời sai g ì đó th ì phía Triều Ti ê n không cho cô đi th ì hỏng.

i ngh ĩ l à tôi sẽ không n ó i n ăng g ì cả, đế n khi n à o c ô ấy ra khỏi Triều Ti ê n, sang đế n Trung Qu ốc.

Nếu toa t à u đó củ a Tri ều Ti ê n th ì i c ũ ng kh ông n ó i gì cả cho đế n khi xu ống sân ga Bắ c kinh", ông Cảnh biết sự khép kín và luật lệ nghiêm ngặt của quốc gia cộng sản nên giữ nguyên tắc 'im lặng là vàng'.

Hình từ album ảnh cưới của vợ chồng ông Phạm Ngọc Cảnh và bà Ri Yong Hui
Hình từ album ảnh cưới của vợ chồng ông Phạm Ngọc Cảnh và bà Ri Yong Hui

Hôn lễ được cử hành tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bình Nhưỡng ngày 20/2, khách mời của ông bà trong hôn lễ ngày ấy là một người cháu gái của cô dâu Yong Hui, các thành viên ở Đại sứ quán Việt Nam, 3 người thuộc Bộ ngoại giao Triều Tiên, 2 người ở Thường vụ Quốc hội Triều Tiên và 2 người ở Hội hữu nghị Triều - Việt.

Phải đến cuối tháng 12/2002, cuộc hôn nhân vượt biên giới, xuyên thế kỷ mới được tổ chức Hà Nội với 800 khách mời. Ông Cảnh lần giở cho chúng tôi xem những bức ảnh chụp trong hôn lễ với cô dâu Ri Hong Yui, giờ đã có tên Việt là Lý Vĩnh Hỷ mặc váy hanbok và chú rể mặc đồ vest.

Những nụ cười nhọc nhằn trên mái đầu hoa râm sau 31 năm yêu nhau với biết bao lá thư và bao nhiêu sự chờ đợi.

Trở lại về hội nghị Thượng đỉnh giữa lãnh đạo tiêu biểu của 2 thế giới dân chủ và cộng sản, ông Phạm Ngọc Cảnh kỳ vọng rằng lần gặp này 2 nước sẽ bình thường hóa quan hệ với nhau, và Bắc Hàn sẽ nối gót Việt Nam cởi mở hơn trong mọi vấn đề để đường về thăm quê vợ ông sẽ nhẹ nhàng hơn.

" i ch ỉ mong l à hộ i ngh ị thượng đỉ nh n à y giả i quy ết được cơ bả n v ấn đề giữa Mỹ v à Triều Tiên để giả i quy ết vấn đề kinh t ế v à h ò a b ì nh.

Để không c òn ai gi ng nh ư trường hợp của tô i n ữa, sau khi biế t c âu chuyệ n c ủa tôi th ì nhi ều ngườ i c ũng thổ lộ ng à y xưa họ cũng c ó t ì nh cảm vớ i ng ườ i Tri ều Ti ê n nh ưng đã từ giã rồi," người đàn ông 69 tuổi tiết lộ.