Dự án 88: Quan chức Việt Nam thứ hai ủng hộ quyền của công nhân bị bắt

0:00 / 0:00

Thêm một quan chức có những nỗ lực cải cách Luật Lao động Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế bị bắt giữ với cáo buộc "cố ý làm lộ bí mật Nhà nước" trong khi Quốc hội nước này đang bầu thêm hai chức danh lãnh đạo mới.

Trong thông cáo báo chí gửi cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 20/5, tổ chức Dự án 88 (Project 88) dẫn nguồn tin riêng cho hay, ông Vũ Minh Tiến, Trưởng Ban Chính sách-Pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và là một người ủng hộ quyền của công nhân, bị bắt giữ theo Điều 337 của Bộ Luật Hình sự.

Tổ chức phi chính phủ tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam tiết lộ, lần cuối cùng người ta nhìn thấy ông Tiến trước công chúng là vào ngày 21/3 tại một buổi hội thảo ở thành phố Hồ Chí Minh.

Cho đến nay, Bộ Công an hoàn toàn chưa đưa thông tin về vụ bắt giữ hay các cáo buộc liên quan, báo chí Nhà nước cũng im lặng trước vụ việc.

Phóng viên gọi cho số điện thoại di động được cho là của ông Vũ Minh Tiến nhưng không thể kết nối. Phóng viên cũng gọi điện thoại cho Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) nhưng cán bộ trực điện thoại từ chối trả lời.

Việc bắt giữ ông Tiến diễn ra không lâu sau khi Bộ Công an bắt giữ ông Nguyễn Văn Bình - Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng với cáo buộc "cố ý làm lộ bí mật Nhà nước."

Tổ chức có trụ sở tại Mỹ cho rằng, việc bắt giữ ông Vũ Minh Tiến có liên hệ trực tiếp với Chỉ thị 24, một chỉ thị mật về an ninh quốc gia của Bộ Chính trị, tương tự với trường hợp của ông Bình.

Dự án 88 khẳng định trong thông cáo: "Vụ bắt giữ Tiến và Bình, vụ bắt giữ các nhà cải cách cấp cao đầu tiên trong những năm gần đây, cho thấy mệnh lệnh của Chỉ thị 24 đang được nhà nước thực hiện."

Bình luận về vụ bắt giữ ông Tiến chỉ một tháng sau khi bắt giữ ông Nguyễn Văn Bình với cùng cáo buộc, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) Josef Benedict nói với RFA trong tin nhắn ngày 21/5:

"V b t gi này là m t n l c rõ ràng nh m b t mi ng ti ế ng nói ch trích quy n lao động trong nước và bóp ngh t m t nhà ho t động đang n l c c i thi n các tiêu chu n lao động, phù h p v i các nghĩa v nhân quy n qu c t ế c a Vi t Nam."

Ông cho rằng việc bắt giữ hai ông Bình và Tiến "nêu b t vi c ch ế độ nh m m c tiêu có h th ng vào nh ng người b o v nhân quy n trong nước và là s nh o báng v tư cách thành viên H i đồng Nhân quy n LHQ c a Vi t Nam."

Ông kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho hai ông Tiến và Bình, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng cho họ.

"Chúng tôi kêu g i c ng đồng qu c t ế lên ti ế ng, đặc bi t là Liên minh Châu Âu (EU), và thúc đẩy vi c tr t do cho hai nhà ho t động công đoàn và đòi h i quy n t do l n hơn cho các công đoàn trong nước."

Ông Vũ Minh Tiến là ai?

Trước khi được bổ nhiệm làm trưởng ban Chính sách-Pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào tháng 11/2023, Tiến sỹ Vũ Minh Tiến làm Viện trưởng Viện Công nhân & Công đoàn (viết tắt là IWTU) từ năm 2018 với nhiệm vụ nghiên cứu về các vấn đề lao động và tham mưu về chính sách cho chính phủ.

IWTU cũng là thành viên của Nhóm Tư vấn Trong nước (DAG) của Việt Nam. Theo các điều khoản của Hiệp định Thương mại Tự do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA), cả EU và Việt Nam đều phải cho phép các tổ chức xã hội dân sự độc lập thành lập DAG để giám sát việc tuân thủ các cam kết lao động và bền vững của họ.

Theo Dự án 88, vào tháng 11 năm 2023, IWTU báo cáo rằng tại cuộc họp song phương giữa DAG của EU và DAG của Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự châu Âu đã chỉ trích việc Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền, bao gồm cả việc bắt giữ nhiều nhà hoạt động và việc không đảm bảo quyền của người lao động tham gia vào việc thương lượng tập thể. Có thể quan chức IWTU đã chia sẻ thông tin với EU DAG và điều này được lấy làm cớ để bắt ông Tiến.

Dự án 88 cũng cho rằng việc bắt giam hai quan chức có xu hướng cải cách nằm trong nỗ lực dập tắt xu hướng này trong hàng ngũ quan chức của chế độ bên cạnh việc gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và xã hội dân sự theo Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị ban hành vào tháng 7 năm ngoái. Thậm chí, vụ bắt giữ họ còn bị cho là liên quan trực tiếp đến văn bản này vì chính quyền Việt Nam coi sự hình thành các tổ chức công đoàn độc lập gây hại cho an ninh quốc gia.

Một nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội, người muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho rằng chính quyền độc đảng ở Việt Nam không bao giờ đồng ý cho công đoàn độc lập hay một hình thái tổ chức tương tự ra đời mà họ không kiểm soát được. Do vậy, họ sẽ tìm cách triệt hạ bằng cách này hay cách khác những người vận động công đoàn.

"Tho t đầu, khi tham gia vào các hi p định kinh t ế , Hà N i s làm ra v tuân th các đi u kho n đó. Nhưng sau đó h tìm cách b t gi nh ng người ho t động môi trường t i lãnh đạo xã h i dân s và gi là các cán b v n động cho công đoàn."

Theo nhà hoạt động này, quốc tế thật ngây thơ khi tin rằng Việt Nam sẽ tôn trọng các giao kèo vì Hà Nội tiếp tục gia cố độc tài chứ không bao giờ muốn trao quyền cho người dân.

Một giảng viên đại học kỳ cựu ở Hà Nội cũng cho rằng công đoàn độc lập sẽ khó có cơ hội được phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi mà công an đang là lực lượng áp đảo trong ban lãnh đạo, với năm trong số 16 uỷ viên Bộ Chính trị xuất thân từ công an, và đương kim Bộ trưởng Công an Tô Lâm được giới thiệu vào chức vụ Chủ tịch nước.

Trong thông cáo, Dự án 88 cũng nhận định EU vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp cụ thể nào để trừng phạt Việt Nam vì vi phạm các điều khoản của EVFTA bất chấp hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Hà Nội.

"Các chính ph phương Tây tuyên b quan tâm đến nhân quy n c n ph i hành động trước chính sách vi ph m chính nh ng quy n này c a Vi t Nam," ông Ben Swanton, đồng giám đốc của Dự án 88 kêu gọi.

Ông cho rằng hai vụ bắt giữ trên là minh chứng cho sự thất bại của các tổ chức quốc tế khi họ không thể bảo vệ được những người cải cách công đoàn ở Việt Nam như họ vẫn tuyên bố.

Phóng viên gửi email cho Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và Văn phòng Quốc gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam với đề nghị bình luận về vụ bắt giữ ông Tiến, nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.