Đã bốn năm trôi qua kể từ ngày hàng ngàn cảnh sát cơ động tấn công vào thôn Hoành lúc rạng sáng, bắn chết cụ Lê Đình Kình - thủ lĩnh tinh thần của người Đồng Tâm, nhưng những ký ức đau buồn vẫn còn hiển hiện đối với những người liên quan như mới hôm qua.
Hôm 25/01/2024 (nhằm ngày 15 tháng Chạp âm lịch), cô Lê Thị Nhung - con gái cụ Kình cho biết như nhiều năm qua, gia đình tổ chức giỗ ông đơn giản và gói gọn trong gia đình vì hai chữ "buồn đau." Cô Nhung nói qua điện thoại với phóng viên RFA như sau:
" Mẹ con nhà em r ấ t l à buồn n ó i chung là cũng chỉ có biết nước mắt chảy vòng quanh thô i, ch ị em ra vào sụt sịt thô i. B ởi vì ra nhìn thấy nhà cửa, bố mẹ, rồi thì anh em như thế này mà chả được ở, bây giờ nó khổ qu á."
Cô cũng cho biết chính quyền địa phương không gây khó khăn gì cho gia đình trong việc tưởng niệm ông. Chỉ có giỗ đầu là họ đưa người đến canh gần nhà vì " sợ người ở các nơi khác đến chia buồn."
Gia đình vẫn giữ nguyên các vết tích gây ra bởi đạn của lực lượng công an trong vụ tấn công bốn năm trước vì " Nhà em bả o c ứ để đấy để ví dụ như có ai v ề thăm hoặc gì thì nó vẫn còn nguyên hiện trường, ch ứ bây giờ mình sửa sang đi thì có khi người ta lại bảo mình n ó i không đúng sự thật."
Sau khi cúng giỗ trong nhà xong, những người phụ nữ còn lại của gia đình ra mộ phần của ông Kình và tổ tiên để dọn cỏ, sửa sang để chuẩn bị đón năm mới.
Những người đàn ông trụ cột trong nhà, người thì bị bắn chết như ông Lê Đình Kình, người thì bị tuyên án tử hình như hai con trai của ông là Lê Đình Công và Lê Đình Chức, cháu nội ông Kình là Lê Đình Doanh bị án chung thân, và ba người khác bị án tù từ 12 năm đến 16 năm về tội “giết người” trong khi sáu người khác bị kết án từ 5-6 năm về tội “chống người thi hành công vụ.”
Mười bốn người khác bị kết án tù từ 15 tháng đến ba năm tù nhưng được hưởng án treo về tội danh “chống người thi hành công vụ.”
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của RFA trước ngày giỗ chồng lần thứ tư, bà quả phụ Dư Thị Thành cho biết đến nay, chính quyền xã không làm giấy khai tử cho ông Kình vì bà không đồng ý ký giấy thừa nhận ông bị bắn chết ở Đồng Sênh, là cánh đồng mà dân Đồng Tâm cho là của mình còn chính quyền thành phố Hà Nội và huyện Mỹ Đức nói là đất quốc phòng.
"Nó bắn chết ông ở nhà mà nó bắt tôi là nhận ở trên Đồng Sênh, tôi không nhận nên bây giờ nó đã làm khai tử cho ông đâu. Phải nhận ở trên Đồng Sênh thì nó mới làm khai tử cho!
Nă m 2017 đã đánh ông g ã y chân rồi thì tôi toàn ẩn (đẩy) xe lăn đưa ông đi họ p đ i c ác nơi thì sao nửa đêm tô i c ó thể ẩn ông lên Đồng Sê nh?!"
Trong vụ tấn công vào thôn Hoành ngày 9/1/2020 (nhằm ngày 15 tháng Chạp âm lịch), chính quyền Hà Nội đã điều động các lực lượng khác nhau lên tới hàng ngàn người, nhưng chủ lực là cảnh sát cơ động với khiên và dùi cui. Trong đêm tối, phía công an đã sử dụng pháo sáng, hơi cay, súng để tấn công vào nhà ông Kình.
Bà Thành, người chứng kiến việc chồng mình bị sát hại tại buồng ngủ, nhớ lại:
"Bọn chúng nó qu á là độc ác dã man. Người già hơn 100 tuổi người ta n ó i ch ưa bao giờ thấy vụ như thế này, tàn sá t d ân còn hơn đi đánh nhau, trang bị đầy đủ còn hơn đi đánh nhau."
Bà Thành cho biết những người được hưởng án treo bị quản chế vô cùng hà khắc ở địa phương, và họ vẫn bị sách nhiễu sau khi hết hạn.
"Bây giờ thì được tự do r ồi nhưng mà xin đi đâu đi làm đi ăn thì nó (ch ính quyền địa phương- PV) không cho đi, vẫn chưa cho đi đâu. Hàng tháng công an nó gọi lên xã làm biên bản."
Để kiểm chứng thông tin bà Thành cung cấp, phóng viên gọi điện cho Uỷ ban Nhân dân huyện Mỹ Đức nhưng không có ai nghe máy. Cán bộ trực ban của Công an huyện Mỹ Đức đề nghị phóng viên đến cơ quan này để được cung cấp thông tin từ lãnh đạo.
Những người đàn ông trụ cột trong gia đình không còn, bà và gia đình của các con, cháu đang phải chật vật mưu sinh để lấy tiền đi thăm nuôi người thân đang ở tù nhưng luôn bị chính quyền địa phương gây khó dễ.
"Cuộc sống ở nhà bây giờ khó khă n qu á. Là m c á i g ì người ta (chính quyền địa phương- PV) cũng cứ o ép. Chúng nó ch èn é p h ết các kiểu," bà Thành chua xót nói.