Việt Nam sẽ duy trì diện tích trồng mía ổn định ở mức 300.000 ha đến năm 2030 song song với việc tăng sản lượng và chất lượng đường, theo kế hoạch phát triển ngành mía đường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đây là kế hoạch được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) đưa ra nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh, phát triển ổn định ngành mía đường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu.
Theo đó, từ nay đến năm 2020, cả nước sẽ đảm bảo sản lượng mía đạt trên 20 triệu tấn và sản lượng đường đạt 2 triệu tấn, trong đó có 1,3 triệu tấn đường tinh luyện; tổng công suất các nhà máy sẽ là 174.000 tấn mía mỗi ngày.
Trong giai đoạn này sẽ không xây dựng thêm các nhà máy đường mới mà chú trọng tăng công suất của các nhà máy hiện tại.
Bộ NN & PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020, ít nhất 70% các nhà máy và cụm nhà máy sẽ có thể chế biến khoảng 4.000 tấn mía mỗi ngày. Khoảng 90% bã mía sẽ được sử dụng để sản xuất hơn 1 triệu kwh điện mỗi năm.
Đến năm 2030, hơn 90% nhà máy sẽ chế biến ít nhất 4.000 tấn mía mỗi ngày. Lúc đó lượng điện sản xuất từ bã mía hàng năm sẽ lên đến 1,6 tỷ kwh điện.
Trong khi Hiệp hội Mía đường Việt Nam phải chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát nguyên liệu đường, giá bán buôn, bán lẻ và xuất khẩu thì ngành nông nghiệp phải chịu trách nhiệm phát triển các giống mía tốt để phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ các nhà máy đa dạng hóa sản phẩm đường.