Việt Nam đặt mục tiêu trong năm 2020 sẽ tiếp tục giảm nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Cụ thể, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước trung bình từ 1-1,5% một năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3 đến 4%/năm) và đảm bảo thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần).
Để thực hiện chính sách giảm nghèo, các địa phương đã hỗ trợ từ 70% đến 100% mệnh giá mua thẻ bảo hiểm y tế cho trên 2,5 triệu hộ nghèo và cận nghèo; hơn 540.000 học sinh đã nhận được gạo hỗ trợ và hơn 1.800 tỷ đồng tiền hỗ trợ ăn trưa cho các học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, trong năm 2019 đã ban hành việc hàng triệu lượt hộ nghèo được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, góp phần giảm nghèo nhanh, tạo việc làm trong nước và cơ hội đi làm có thời hạn ở nước ngoài; xây dựng nhiều công trình nước sạch, vệ sinh ỏ nông thôn, nhà ở cho các đối tượng chính sách.
Bên cạnh đó còn có chương trình tập trung triển khai đầu tư chủ yếu cho các công trình giao thông, công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, thủy lợi.
Đến cuối năm 2019, tỷ lệ nghèo cả nước được báo cáo còn khoảng 4%.