TNLT Đặng Thị Huệ mãn án tù: Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh chống BOT bẩn!

0:00 / 0:00

Cựu tù nhân lương tâm Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như), người mới mãn hạn tù đầu tuần qua, nói sẽ tiếp tục đấu tranh chống các trạm thu phí giao thông đặt không đúng vị trí để thu phí (BOT bẩn) hiện vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương.

Bà Huệ, sinh năm 1981, được trả tự do hôm thứ hai vừa qua sau 3 năm 3 tháng tù giam.

Nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 18/1, bà khẳng định:

"Tôi sẽ chi ến đấu đến c ù ng (để buộc- PV) chuyển các BOT sai phạm về đúng vị trí củ a ch úng."

Bà cho biết trong thời gian bà bị cầm tù, tình trạng thu phí bất hợp pháp các phương tiện tham gia giao thông của các trạm BOT bẩn vẫn như cũ. Bộ Giao thông Vận tải có đề nghị Quốc hội phương án mua lại các BOT được đặt không đúng vị trí nhưng không được cơ quan lập pháp đồng ý.

Bà cũng cho biết sau khi bà và một số nhà hoạt động chống BOT bẩn khác như Hà Văn Nam, Bùi Mạnh Tiến... bị bắt, phong trào có bị giảm sút. Hiện tại, những người chống BOT bẩn vẫn bị truy bức cho dù chính quyền nhận ra sai sót:

"Họ nhìn thấy cái sai, họ chấp nhận những cái sai như thế bằng cách có những phương án chuyển đổi, sửa đổi. Tuy nhiên, đối với những ngườ i d ân lê n ti ếng, họ vẫ n ti ếp tục hình sự hoá, tiếp tục d ù ng quyền lực để áp chế để (người phản đối- PV) sợ và làm sao sợ không dám lê n ti ếng nữ a."

Hiện tại, một số anh chị em phản đối BOT Bờ Đậu (tỉnh Thái Nguyên) có nguy cơ bị bắt giữ, bà chia sẻ.

Bà Huệ bị bắt ngày 16/10/2019 sau khi cùng với các tài xế khác lái xe ô tô dừng trước làn thu phí của Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài từ chối trả tiền để phản đối.

Bà bị Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tuyên 18 tháng tù trong phiên tòa hồi tháng 5/2020 với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” vì các hoạt động ôn hòa của mình.

Tòa án cấp phúc thẩm sau đó tuyên giảm án ba tháng đối với bà Huệ xuống còn 15 tháng, cộng với bản án 24 tháng tù treo trước đó về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," nên phải chấp hành hình phạt chung là 39 tháng tù.

Bị bỏ bên đường trong ngày m ã n hạn t ù

Trước khi bị kết án, bà Huệ bị tạm giam ở Trại tạm giam Công an huyện Sóc Sơn và Trại tạm giam số 1 (Hoả Lò) của Công an thành phố Hà Nội trong thời gian một năm. Sau khi bị kết án, bà bị giam sáu tháng ở Trại giam Yên Khánh (Ninh Bình) rồi bị chuyển đến Trại giam số 5 (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá) của Bộ Công an.

Bà cho biết, trong ngày mãn hạn tù, hàng chục nhà hoạt động chống BOT bẩn ở nhiều địa phương tụ tập ở cổng Trại giam số 5 từ rất sớm để đón bà. Tuy nhiên, phía trại giam đã đưa bà ra khỏi trại từ 4 giờ 30 phút sáng và bỏ bà ở một địa điểm cách trại giam 20 km.

Nhiều giờ sau, những người đi đón mới tìm được bà khi bà đang rét run vì lạnh bên đường.

Phóng viên không thể liên lạc được với Trại giam số 5 để kiểm chứng thông tin mà bà Huệ cung cấp.

Tình trạng của t ù nhân trong trại giam

Bà nói trong thời gian tạm giam và thi hành án tù, bà bị đối xử hà khắc, phải lao động trong khi chế độ dinh dưỡng không đảm bảo sức khoẻ và chăm sóc y tế nghèo nàn.

Theo đó, tù nhân ở Yên Khánh và Trại giam số 5 bị buộc lao động nặng nhọc như chăn nuôi, trồng trọt, đan cói, may, và nam giới bị bắt đi khai thác đá mà không được trả công lao động.

Thậm chí, nhiều người không làm đủ mức khoán phải bỏ tiền túi ra để bù vào cho dù họ đã cố gắng hết sức vì mức khoán rất cao. Do vậy theo bà Huệ, người tù phải cắm đầu vào làm, thậm chí còn không dám đi vệ sinh vì sợ mất thời gian.

Người tù bị buộc dậy sớm từ 5 giờ 30 để đi lao động 8 giờ/ngày, và khi về chỉ có khoảng 40 phút để tắm rửa giặt giũ trước khi bị nhốt vào phòng giam.

Bà cho biết ở Trại giam Yên Khánh, nữ tù nhân phải lội xuống ao tù chứa nước thải ngập tới cổ để vớt bèo về chăn nuôi lợn gà. Nhiều phụ nữ bị ghẻ lở toàn thân sau nhiều ngày làm việc như thế.

"Khi mà bị ngâm nhiều tháng ở dưới đấ y qu á người bị toe to é t. Viêm nhiễ m c ác kiểu mà không có thuốc thang gì cả," bà Huệ cảm thán.

Tù nhân chính trị không bị buộc đi lao động, nhưng sẽ bị giam trong phòng kín cả ngày nếu không đi lao động nên rất bức bách. Do vậy, bà buộc phải tham gia lao động để được vận động.

Bản thân bà tham gia may túi thân thiện cho môi trường được sử dụng nhiều trong siêu thị. Bà có thể may 30-40 túi ngày nhưng những người tù khác bị buộc làm gấp 3-4 lần số đó, bà cho biết.

Ở trong cả hai trạm giam bà đi qua, bà đã đấu tranh phản đối việc giám thị buộc tù nhân làm việc sáu ngày/tuần. Việc phản đối của bà có kết quả, và giờ đây, tù nhân ở hai nơi này được nghỉ hai ngày cuối tuần, bà nói.

Theo Luật Thi hành án Hình sự 2015, công lao động của tù nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng cho nhiều mục đích, trong đó có bổ sung mức ăn cho họ hay trả một phần công lao động cho phạm nhân. Tuy nhiên, khẩu phần ăn thì hay bị bớt xén và khi bà mãn hạn tù, bà hoàn toàn không nhận được số tiền này.

"Nó (cán bộ quản giáo trại giam) làm theo luật củ a ch úng nó luật của trại giam chứ không theo Luật Thi án án của Việt Nam. Mỗi một trại giam có mộ t lu t ri êng (để buộc t ù nhân- PV) lao động khác nhau."

Chăm sóc y tế cho tù nhân ở hai trại giam bà đã đi qua rất thậm tệ. Nhân viên y tế vừa thiếu, yếu chuyên môn và thuốc thì chỉ có loại giảm đau cho tất cả bệnh tật, và thường tù nhân chẩn đoán bệnh cho nhau rồi tự ghi vào tờ khai y tế vì nhân viên y tế không hề khám.

Việc chăm sóc sức khoẻ cho tù nhân ở Trại giam số 5 cũng giống như tình trạng ở nhiều trại giam khác mà một số tù nhân đã mãn hạn tù miêu tả lại. Điều này giải thích tại sao có nhiều tù nhân lương tâm có sức khoẻ bị suy giảm nhanh chóng, và nhiều người đã chết trong tù trong thời gian gần đây.

Phòng giam chật hẹp và giam nhiều người trên nền đá gạch hoa với hai chăn mỏng, một cho mùa đông và một cho mùa hè. Mỗi người chỉ được 60 cm chiều rộng để nằm, nên nhiều người mâu thuẫn với nhau vì người này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người kia, bà cho biết.

Ở cả hai trại tạm giam và hai trại giam, người bị tạm giam và tù nhân bị hạn chế nhận đồ gửi từ gia đình và họ bị buộc phải mua đồ từ canteen của trại với mức giá đắt gấp 3-4 lần so với mức giá ở bên ngoài, bà Huệ cho biết.

Việc buộc tù nhân lao động khổ sai không chỉ xảy ra ở hai trại giam trên. Nhà hoạt động Lê Thị Bình, người mãn hạn tù vào tháng 11 năm ngoái, tố cáo Trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương) buộc tù nhân nữ ở đây phải lao động khổ cực với mức khoán sản lượng rất cao.