Gia tộc Nguyễn Tấn Dũng: ông Trọng nhổ cỏ quên nhổ rễ

Quyền lực bao trùm của Nguyễn Tấn Dũng và nhóm lợi ích

Trước khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo quyền lực khi liên tiếp giữ cương vị tổng bí thư ba nhiệm kỳ, thì cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là nhân vật quyền lực số 1 từ Đại hội 12 trở về trước.

Bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng vào năm 2006, vị chính trị gia người Cà Mau cầm quyền tổng cộng 10 năm, và để lại vô số hệ lụy.

Hình ảnh của ông gắn liền với chủ trương vực dậy nền kinh tế Việt Nam qua việc thành lập 20 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, coi đó là những quả đấm thép để thúc đẩy Việt Nam phát triển.

Tuy nhiên “những quả đấm thép” này, thay vì biến Việt Nam trở thành “nước công nghiệp theo hướng hiện đại” như chính quyền đề ra, đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng tỉ USD. Trong số này không ít được cho là đã vào túi riêng của các “nhóm lợi ích” dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng.

“Ý tưởng thì tốt, nhưng cuối cùng thì tất cả tài sản của nhà nước và người dân được trao cho những quan chức không có đạo đức và tư cách, dẫn đến tình trạng tham nhũng, mà vụ án Vinashin và Vinaline là một ví dụ rất điển điển hình. Hai công ty này đã đốt đi của người dân Việt Nam trên 5 tỷ đô la.” - Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định.

Dưới thời ông Dũng, thuật ngữ lợi ích nhóm cũng bắt đầu được sử dụng rộng rãi để chỉ sự cấu kết của các phe nhóm trong chế độ, nhằm mục đích trục lợi.

“Ông Dũng dung dưỡng cho những tập đoàn công nghiệp và hàng hải làm ăn thua lỗ. Họ quy kết ông Dũng làm cho kinh tế Việt Nam tổn thất, đây là điều có thật. - Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu - Ban dân Vận Trung ương, nhận định với RFA.

Chính quyền Việt Nam đã phải giải chi hàng tỉ đô la để xử lý số “nợ xấu” do các tập đoàn và tổng công ty này gây ra.

Ông Dũng dung dưỡng cho những tập đoàn công nghiệp và hàng hải làm ăn thua lỗ. Họ quy kết ông Dũng làm cho kinh tế Việt Nam tổn thất, đây là điều có thật.

- Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai

Ngoài chính sách kinh tế, Thủ tướng Dũng còn dùng quyền lực để gây ảnh hưởng ngày càng lớn lên Ban Chấp hành Trung ương.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện đang làm v iệc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, trong bài viết trên trang Nghiên cứu Quốc tế cho biết Ban Chấp hành Trung ương khi đó phần lớn là thành viên chính phủ và các lãnh đạo cấp cao từ các tỉnh, những người mà quá trình bổ nhiệm họ được quyết định hay ảnh hưởng lớn bởi ông Dũng.

Cũng theo ông Hiệp, Vai trò quan trọng của ông Dũng trong quá trình phân bổ ngân sách quốc gia tới các chính quyền địa phương, bên cạnh các mối quan hệ tốt đẹp của ông với giới kinh doanh vốn thường giữ quan hệ gần gũi với các lãnh đạo tỉnh, cũng đã giúp ông có được nhiều sự ủng hộ chính trị.

Ảnh hưởng của ông Dũng đối với Bộ Quốc phòng, và đặc biệt là Bộ Công an (nơi ông trước đây từng giữ chức Thứ trưởng) cũng mang lại cho ông nhiều lợi thế, bởi vì các đại diện xuất thân hoặc đến từ hai bộ này chiếm tới gần 15% số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. –Theo ông Hiệp.

Chính vì vậy, ngay từ khi lên làm Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần muốn loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng khỏi chính trường.

Những lần ông Trọng tìm cách triệt hạ ông Dũng

Việc loại trừ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chỉ giúp phe Đảng do ông Nguyễn Phú Trọng nắm giữ, giành lại quyền lực từ tay chính phủ… mà còn là phát súng khai hỏa chiến dịch chống tham nhũng, chống xa rời lý tưởng của ông Trọng.

Ở nhiệm kỳ thứ nhất của Nguyễn Tấn Dũng trên cương vị thủ tướng từ năm 2006 đến năm 2011, lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch Quốc hội. Với cương vị như vậy thì người đứng đầu Quốc hội như ông Trọng rất dễ dàng quan sát tất cả những động thái và hành vi của Nguyễn Tấn Dũng.

Đến khi ông Nguyễn Phú Trọng nhận chức Tổng Bí thư vào Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011, đã cho thấy rõ việc muốn kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng và buộc ông Nguyễn Tấn Dũng phải về nghỉ hưu.

Tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10 năm 2012, ông Nguyễn Phú Trọng đã gần như thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu để kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng thất bại.

“Ở giây phút cuối cùng của Hội nghị trung ương 6, ông Tô Lâm trên cương vị là ủy viên trung ương và thứ tưởng Bộ công an đã có những lời lẽ đe dọa. Ông Tô Lâm đã phát biểu một câu làm cho các ủy viên trung ương khác rất sợ đó là “trong hội trường này nếu đồng chí nào chưa nhúng tay vào chàm thì hãy bỏ phiếu kỷ luật thủ tướng, còn nếu không thì hãy để đến hết nhiệm kỳ”. Sau câu nói đó của ông Tô Lâm, trung ương bỏ phiếu và không đủ số phiếu cần thiết để kỷ luật. Kết quả cuối cùng là ông Nguyễn Phú Trọng đã phải khóc rưng rưng nước mắt để đọc là diễn văn bế mạc hội nghị trung ương 6.” - Luật sư Nguyễn Văn Đài nói.

Khi tiếp xúc cử tri ở TP Hồ Chí Minh hôm thứ Tư 17/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, mà ông gọi là ‘đồng chí X’.

Bí danh đồng chí X của Nguyễn Tấn Dũng ra đời từ đó.

Trong phát biểu được phát trên VTV, ông Trương Tấn Sang đã nói “Cả Trung ương không ai phản đối về cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả.” Tuy nhiên ông lại giải thích: “Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”.

Sau thất bại lần thứ nhất, thì đến hội nghị trung ương 7 vào tháng 5 năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng đã giao ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ để giữ chức trưởng ban kinh tế trung ương và chức trưởng ban nội chính trung ương, với tham vọng đưa hai người này vào Bộ Chính trị để tăng cường sức mạnh nhằm triệt hạ ông Dũng.

Nhưng khi ông Trọng giới thiệu ông Huệ và ông Thanh vào bộ chính trị thì cả hai người này đã bị đánh bại bởi những ứng viên do chính ông Nguyễn Tấn Dũng tiến cử là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân.

Đó là thất bại lần thứ hai của ông Trọng trước ông Nguyễn Tấn Dũng.

Có vẻ sau hai thất bại kể trên ông Nguyễn Phú Trọng đã rút ra kinh nghiệm, ông ta sau đó đã tập hợp được lực lượng, và phe cánh của mình. Và tại hội nghị trung ương cuối cùng trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ 12 vào tháng 1 năm 2016, ông Trọng đã chính thức ép được ông Dũng phải nghỉ.

“Mặc dù tại đại hội đảng lần thứ 12, ông Nguyễn Tấn Dũng có cố tiếp tục để quay lại tranh cử nhưng không được.” - Luật sư Nguyễn Văn Đài nói.

Sau đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhổ hết những chân rết còn lại của Nguyễn Tấn Dũng, như ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và một loạt quan chức của ngành công an, rồi một loạt các Bộ trưởng như ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn…

Tổng cộng, hơn chục ủy viên trung ương và ủy viên bộ chính trị đã ngã ngựa dưới thời ông Trọng giai đoạn 2016 đến năm 2021.


Ông Tô Lâm từng bước gạt bỏ di sản của ông Nguyễn Phú Trọng

Ông Nguyễn Thanh Nghị chính thức được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Ông Nguyễn Tấn Dũng nhận huân chương ngang hàng với ông Nguyễn Phú Trọng

Ý kiến trái chiều về tân Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

Con út của ông Nguyễn Tấn Dũng giữ thêm chức Chủ tịch Hội SVVN


Ông Nguyễn Thanh Nghị (ngoài cùng bên phải). (AFP)
Ông Nguyễn Thanh Nghị (ngoài cùng bên phải). Ông Nguyễn Thanh Nghị (ngoài cùng bên phải). (AFP)

Nhổ cỏ nhưng không nhổ tận gốc

Vào năm 2020, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, nhiều lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, trong đó có ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và nhiều cựu lãnh đạo UBND tỉnh, bị kiểm điểm vì liên quan đến một số sai phạm đất đai ở Phú Quốc.

“Thời kỳ ông Nghị làm bí thư Kiên Giang, thì ủy ban kiểm tra trung ương cho rằng ban thường vụ ấy có lỗi, có khuyết điểm về xử lý vấn đề đất đai ở Phú Quốc. Chỉ nêu lên như thế, nhưng không truy tố vì không đủ chứng cứ”. – Ông Nguyễn Khắc Mai nói.

Nguyễn Thanh Nghị là một trong hai con trai của ông Nguyễn Tấn Dũng, người con còn lại là Nguyễn Minh Triết vốn âm thầm sinh hoạt Đảng ở Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trọng đồng ý không có bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Dũng và gia đình trực hệ của ông.”

- Theo Giáo sư Carlyle A. Thayer

Tuy bị kết luận chịu trách nhiệm cho những sai phạm ở ban thường vụ tỉnh Kiên Giang, nhưng Nguyễn Thanh Nghị không bị truy tố mà được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng vào tháng 4 năm 2021.

“Sau đó, ông Trọng lại kiểm tra Bộ Xây dựng để quy kết cho Nghị tội lỗi, để đuổi Nghị về vườn. Nhưng vấn đề ấy dường như cũng không làm được. Trọng cũng chưa tìm ra đầy đủ chứng cứ để xử tội Nghị.” – Ông Nguyễn Khác Mai nói thêm.

Còn Nguyễn Minh Triết trong năm 2021 đã được lựa chọn để giữ chức Bí thư Trung ương Đoàn nhiệm kỳ 2022 – 2027, đồng thời làm chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam.

“Từ lâu đã có tin đồn rằng Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã dàn xếp một thỏa thuận vào tháng 1 năm 2016. Dũng đồng ý từ chức thủ tướng, ngừng hoạt động chính trị và lặng lẽ nghỉ hưu. Trọng đồng ý không có bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Dũng và gia đình trực hệ của ông.”- Theo Giáo sư Carlyle A. Thayer ở Đại học New South Wales – Canberra.

Sự trở lại ngoạn mục gia tộc Nguyễn Tấn Dũng

Sau nhiều năm vắng bóng trên chính trường, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có màn trở lại không thể ngoạn mục hơn. Ông được Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Sao Vàng hôm 20/1/2025, Huân chương cao quý nhất của nhà nước, vì “đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc”.

Cũng dưới triều đại Tô Lâm, con trai lớn của ông Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Thanh Nghị được cho giữ chức Phó Bí thư thường trực TPHCM. Đây được được cho là bước đệm cần thiết để vào Bộ Chính trị sau này.

“Gần như chắc chắn rằng cả Nghị và Triết sẽ tiếp tục giữ chức vụ cao cấp của đảng sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIV dưới sự bảo trợ của Tổng Bí thư Tô Lâm.” - Giáo sư Carlyle A. Thayer nói thêm.

Trong chế độ Việt Nam hiện nay, những người làm Phó Bí thư, Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, rồi Bí thư Trung ương Đoàn đều có sẵn một cơ cấu, như có một con đường hanh thông để tiến lên.

“Hai người con của ông Dũng, đang đi theo con đường chính trị, mà lại có được sự phù trợ của Tổng Bí thư Tô Lâm, thì tôi tin rằng họ khác hẳn dưới trướng Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng ghét cay, ghét đắng gia đình Nguyễn Tấn Dũng, với ông Tô Lâm thì không. Hy vọng hai anh em nhờ có trí tuệ, học hành ở phương Tây, biết điều phải chăng, tạo điều kiện để cho đất nước phát triển một cách lành mạnh.” – Ông Nguyễn Khắc Mai nhận định thêm.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, việc không loại ra khỏi hệ thống chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam, để cho hai người con trai của ông Dũng một người vẫn giữ chức bí thư tỉnh ủy Kiên Giang sau này ra làm bộ trưởng bộ xây dựng, và người con thứ hai vẫn tiếp tục giữ chức Bí thư trung ương đoàn, đó là những sai lầm trong sự nghiệp của Nguyễn Phú Trọng.