Khánh An phỏng vấn Linh mục Trần Công Nghị, Giám Đốc Việt Catholic (tức Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam), xung quanh thông tin này.
Nguyên do từ chức
Trước hết, liên quan đến những tin tức về việc từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Lm Trần Công Nghị cho biết:
LM Trần Công Nghị : Về diễn tiến của việc Đức Tổng Giám Mục xin từ chức thì nó ở cái điểm như thế này, là bởi vì Ngài là con người có tự trọng và có trách nhiệm, và thực tế ra không phải đây là lần thứ nhất Ngài xin từ chức mà Ngài đã ngỏ ý định là vì sức khoẻ mà Ngài có thể từ chức vì ngài bị cái bệnh gọi là cái oxygène nó chuyển lên óc không được nhiều thành thử đôi khi nó không chuyển đủ thì người bị choáng váng và không đủ cảm giác, thì ngay thời kỳ tổng giám mục thì Ngài đã cảm thấy, sau khi sang Mỹ khám bệnh thì bác sĩ người Việt Nam ở đây thấy như bình thường, có lẽ là Ngài bị pressure nên mới cảm thấy như vậy.
Đồng thời chính cộng sản cũng áp lực muốn đổi Ngài đi thì Ngài cảm thấy có lẽ mình không chịu được với cái trách nhiệm của mình là vị chủ chăn như vậy thì mình cũng phải nên tìm con đường nào có thể lợi cho giáo hội hơn thì trong cái chiều hướng đó vấn đề bệnh tình là có thật.
Đồng thời chính cộng sản cũng áp lực muốn đổi Ngài đi thì Ngài cảm thấy có lẽ mình không chịu được với cái trách nhiệm của mình là vị chủ chăn như vậy thì mình cũng phải nên tìm con đường nào có thể lợi cho giáo hội hơn thì trong cái chiều hướng đó vấn đề bệnh tình là có thật.
LM.Trần Công Nghị
Trong chuyến đi Vatican hồi tháng 6 thì Ngài sang bên đó gặp Giáo Hoàng thì Ngài đã thưa với Đức Giáo Hoàng là vấn đề Ngài yếu và bệnh như vậy thì có thể là vì ích lợi cho Giáo Hội thì Ngài đề nghị là có thể nghỉ được không, thì lúc bấy giờ Ngài không có đề nghị theo cái đường lối chính thức của Giáo Hội một khi một vị giám mục từ chức vì bất kỳ lý do gì thì phải làm đơn, phải qua cái "process" để các Bộ người ta xét, thì Đức TGM chỉ nói khơi khơi, thì Ngài nói cái từ chức thì cũng có, và có từ chức thực sự hay không và có nộp đơn hay không thì chưa thấy.
Rồi cái vấn đề người ta xét thế nào thì đó lại là vấn đè khác, mà chỉ nói từ chức khơi khơi thì nó lại khác. Về cái diễn tiến có thực hay đã xảy ra hay chưa thì vấn đề Roma xét định thì mình cũng không biết được Roma sẽ xét định bằng cách nào bởi vì không biết là về sau có đơn nữa hay không, hay là thẩm giáo bằng miệng. Nhưng mà như vậy cái vấn đề quan trọng bây giờ dù Toà Thánh có làm cái gì thì cũng hỏi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thành thử trong tình huống này mình cũng không biết chuyện xảy ra nữa là.
Cái vấn đề chính thức thì từ những cái điều mà tôi biết thì tôi nói như vậy, bởi vì Vatican cũng nói với tôi như vậy, nhưng mà mình thấy những cử chỉ bên ngoài thì chắc là không có đâu bởi vì kỳ vừa rồi Ngài làm trưởng ban tổ chức và những chỉ dấu thì chúng tôi cũng nghĩ rằng khi mà chúng tôi đã tìm hiểu rất nhiều thì chúng tôi cũng đã hỏi Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn hoặc là sự xác nhận của Đức Cha Nhơn và cả Vatican nữa, thì chúng tôi không nắm vững trăm phần trăm nhưng mà chúng tôi nghĩ rằng có lẽ là ơn Chúa sẽ đánh động là những dấu hiệu thì có thể là Đức Tổng Giám Mục (Ngô Quang Kiệt) thì chắc là Ngài sẽ nghĩ lại để tất cả sẽ là có thật: Ngài xin từ chức là có thật, cái áp lực của Hà Nội là có thật.
Nhưng mà cái vấn đề, caí tiến trình từ chức đến đâu thì chúng ta nghĩ cái hôm mà Đức Tổng Giám Mục tường trình cho các linh mục thì trong đó nói là Ngài tường trình về cái tiến trình từ chức chứ không nói là vấn đề đơn xin từ chức hay là Ngài đã từ chức hay là gì khác, nhưng mà khi mà chúng ta đọc qua thì chúng ta không để ý câu văn làm cho chúng ta cũng rất là bỡ ngỡ .
Yếu tố chính trị
?
Khánh An: Vâng, thưa Linh Mục, nhưng dư luận nhiều người đặt câu hỏi là liệu Vatican có thể vì lý do muốn thiết lập quan hệ ngọai giao với Việt Nam mà "hy sinh" Đức TGM Ngô Quang Kiệt, đồng ý để cho Ngài từ chức không ạ?
LM Trần Công Nghị : Giáo Hội đâu có đánh đổi cái lợi ích mà chóng qua. Giáo hội là trường kỳ, Giáo Hội lo phần linh hồn, Giáo Hội lo cho sự tốt đẹp của một giáo hội khác, không thể Giáo Hội Vatican đi trên đầu trên cổ Giáo Hội Việt Nam đang khi người Việt Nam ở khắp nơi đều mong muốn một giáo hội có sự yên bình.
Giả sử như Đức Tổng Giám Mục từ chức dù cái vấn đề đó là vô tình, hữu lý, hay bất kỳ một lý do nào, đương nhiên ngay bây giờ Ngài từ chức người ta sẽ đổ tội ngay cho Vatican muốn mua chuộc bởi vì muốn ngoại giao quá gấp mà phải bị chế độ cộng sản chèn ép.
Giả sử như Đức Tổng Giám Mục từ chức dù cái vấn đề đó là vô tình, hữu lý, hay bất kỳ một lý do nào, đương nhiên ngay bây giờ Ngài từ chức người ta sẽ đổ tội ngay cho Vatican muốn mua chuộc bởi vì muốn ngoại giao quá gấp mà phải bị chế độ cộng sản chèn ép.
LM.Trần Công Nghị
Mà ngay cả bây giờ mà có bang giao thì có lợi ích gì đâu, mà nếu phải đánh đổi cả một giáo hội thì mang tiếng mãi là mình bị áp chế mà mình phải bỏ một tổng giám mục được mọi người yêu mến như vậy. Nguyên cái điều đó đã không có hợp lý rồi.
Cái điều thứ hai nữa là bây giờ giả sử Vatican có đánh đổi Đức Cha cho Ngài chịu từ chức đi thì Giáo Hội Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng bị mang tiếng, và các đức cha cũng sẽ đệ trình lên Roma là không nên làm như vậy. Bởi vì hậu quả là các ngài du không muốn đi chăng nữa mà chuyện đó xảy ra thì người ta vẫn đổ tội cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là người áp lực Đức Cha Kiệt.
Thứ ba, nếu mà bây giờ Đức Cha Kiệt từ chức thì chắc chắn là cộng sản họ sẽ để trống chỗ đó, họ sẽ không đồng ý để Vatican muốn đặt ai thì đặt, họ sẽ không muốn đồng ý, thì lúc bấy giờ Tòa Tống Giám Mục sẽ trống ngôi có thể là 5 năm, có thể là 10 năm. Mà họ không có đồng ý thì mình đâu có đặt được và cứ để trống ngôi như vậy thì mệt lắm, phải không? Rút kinh nghiệm từ trước thì thấy có gì chắc chắn đâu!
Thành thử ra sau những phân tích thì mình thấy bây giờ chỉ có Vatican mới xác nhận được mà thôi, chứ còn ngay Đức Cha Kiệt cũng không xác nhận được là cái vấn đề đó là Vatican sẽ làm gì.
Nhưng mà mình suy luận từ những cái thực tế, từ những kinh nghiệm của Vatican, từ những sự kiện như vậy để mà kết luận. Còn những người bây giờ họ muốn nói rằng là nếu Đức Cha Kiệt từ chức thì họ chỉ dựa vào một yếu tố mà họ nói theo đường của họ thôi, thì cái đó sẽ là phiến diện vô cùng.
Khánh An : Cũng vẫn là dư luận, có một số người cho là một phần lý do từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt là do đường lối của Ngài không có tương đồng với phương cách "đối thọai hài hòa" của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiện nay ?
LM Trần Công Nghị : Giáo Hội cũng luôn luôn kêu gọi rằng giám mục là một vị mục tử luôn luôn phải nói tiếng nói của công lý, của chân chính, của sự thật, mà ví dụ phải chết chăng nữa để nói sự thật thì từ xưa đến nay vẫn nói vấn đề đó mà, thành thử ra cái vấn đề đó rất đúng thành thử Đức Giám Mục không làm cái gì quá.
Nhưng mà còn cái cách nhập cuộc như thế nào đó thì có thể là bây giờ đó là "confrontive" một cách công khai thì cũng có thể là một số đức cha khác đã không đồng tình, thấy rằng nói cách khác thì có thể là quyền của mỗi đức cha ở mỗi địa phận mỗi đức cha khác nhau, nhưng mà các đức cha thứ nhất là Đức Cha Kiệt có làm gì sai không thì không có, bởi vì năm ngoái Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp ở Xuân Lộc đó, thì Hội Đồng Giám Mục đã trả lời rõ ràng là Đức Tổng Giám Mục không có chuyện gì làm sai.
Còn nếu có thể đi vào chi tiết bảo rằng "tôi không đồng ý" thì đó là chuyện cá nhân mà không thuộc lãnh vực của các ngài bởi vì trong giáo phận của Đức Tổng Kiệt thì Đức Tổng Kiệt có toàn quyền, thành thử ra họ cũng không hiểu được đường lối của Giáo Hội. Có giám mục Việt Nam nào lên tiếng nói rằng là Đức Cha Kiệt làm sai đâu? Và Toà Thánh cũng chưa lúc nào nói như vậy, thành thử ra mỗi người có cái vấn đề "responsibility".
Giáo Hội cũng luôn luôn kêu gọi rằng giám mục là một vị mục tử luôn luôn phải nói tiếng nói của công lý, của chân chính, của sự thật, mà ví dụ phải chết chăng nữa để nói sự thật thì từ xưa đến nay vẫn nói vấn đề đó mà, thành thử ra cái vấn đề đó rất đúng thành thử Đức Giám Mục không làm cái gì quá.
LM.Trần Công Nghị
Những trùng hợp
Khánh An : Thưa Linh Mục, vụ việc xin từ chức của Đức TGM, có thể nói là được đưa ra ngay vào thời điểm tổ chức Đại Lễ Năm Thánh tại Hà Nội với sự tham dự của rất là nhiều vị Hồng Y, Giám Mục đến từ Vatican. Đây có thể coi là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là dụng ý của Vatican là gì khi cử những vị rất có trọng lượng này sang Việt Nam để tham dự Đại Lễ ?
LM Trần Công Nghị : Thực tế ra chị thấy là hoàn cảnh của Việt Nam thì nhiều người nhìn nhiều cách khác nhau lắm, chẳng hạn Giáo Hội đến bây giờ có mười mấy cuộc từ Vatican sang Việt Nam thăm viếng, rồi đổi ít nhất là ba bốn thời mà các vị đại sứ hay đại diện Toà Thánh Vatican đó, mỗi thời mỗi khác nhau.
Thành thử ra cái người đầu tiên mà đã khai sáng sang đầu tiên hai mươi năm trước đây tức là Đức Hồng Y Marie Etchegaray mà bây giờ là Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn và mới sang VN kỳ vừa rồi, và đồng thời những vị mới sang VN kỳ vừa rồi là những vị rất là có trọng lượng, thì những vị đó sang cũng nói lên một điều gì.
Nhưng mà cái chuyện quan trọng là chúng ta thấy thì cũng có nhiều người đổ tội cho Giáo Hội là đang khi phải chiến đấu từ vấn đề Thái Hà, Tam Toà, Toà Khâm Sứ, rồi vấn đề Bàu Sen, vấn đề Vĩnh Long, mà tại sao Giáo Hội lại tổ chức lớn như thế này để cho người khác tới chứng kiến, thì thấy là tổ chức quá lớn mà như vậy là người ta sẽ có cảm tưởng là Giáo Hội vẫn tự đo đó chớ đâu có phải không tự do.
Tổ chức linh đình, cả trăm ngàn người tới dự, mà thực sự Giáo Hội với kỷ niệm 300 năm không phải như vậy, cũng muốn chứng tỏ là dù những khó khăn, những vấn đề mình không nhượng bộ họ vẫn tỏ ra khó khăn thì Giáo Hội vẫn muốn nêu cái sức sống của mình lên.
Và khi mà các vị ngoại quốc và những vị quan trọng đến không chỉ thấy cái sức sống của Giáo Hội Việt Nam trong cuộc thử thách, đồng thời trong đó cũng muốn tìm hiểu thực tế đó là cái gì khi mà chuyện trò hay là đi xem như vậy đấy thì thấy rằng cái động lực, cái sức mạnh đó ở đâu, và những vấn đề đang gặp phải không chỉ là hình thức đâu.
Khánh An: Vâng, thưa Linh Mục, quay trở lại việc xin từ chức của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, cho đến lúc này thì có thể thấy một dấu hiệu nào từ phía những vị đại diện của Vatican đến Việt Nam không ạ?
LM Trần Công Nghị : Đức Hồng Y Etchegaray là một người có thể nói rằng hiểu biết về tình hình chính trị không những ở Việt Nam mà toàn thế giới, mà còn là con người có thể nói là "quyền uy" của Vatican đấy, thì lần này Ngài được uỷ nhiệm sang Việt Nam thì chính Ngài cũng làm một cử chỉ rất là, mình không biết vô tình hay hữu ý.
Bởi vì khi sang Việt Nam thì Ngài làm lễ ở Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội vào ngày 22 với lại Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thì chúng ta biết khi Ngài đi như vậy thì một giám mục đi các nơi thì đâu có mang gậy đi, bởi vì mang gậy là một giám mục phải có cái quyền trên giáo phận đó, cái gậy đó là của người chăn chiên giống như mục tử chăn chiên, cầm cái gậy tức là chăn chiên là chứng tỏ quyền bính của mình.
Khi sang đấy thì Đức Tổng Kiệt nhường cho Ngài để Ngài chủ tế, thành thử đưa cái gậy đó cho Ngài mượn, thành thử ra khi mà Đức Hồng Y Etchegaray làm lễ xong thì trao cái gậy đó lại cho Đức Tổng Kiệt và nói rằng "Đây là cái gậy của Đức Cha, tôi không muốn đưa về Roma".
Thành thử không biết đó là lời nói vô tình hay hữu ý mà nó có nghĩa rằng "Cha cứ ở vị thế này mà chăn chiên đi, chứ không phải đi đâu hết. và chúng tôi không muốn đưa gậy này về Roma nộp cho Đức Giáo Hoàng". Thì đó cũng là một biểu tượng nhưng mà không biết là cái đó có sắp đặt từ trước hay không, không ai biết được, nhưng mà đó là một biểu tượng.
Khánh An : Cảm ơn Linh mục Trần Công Nghị đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do..