Nạn lạm phát gây tác hại gì đến nền kinh tế Việt Nam?

Việt Long Chính quyền và người dân Việt Nam đang cùng lo âu vì nạn lạm phát năm nay. Vì sao bị lạm phát, nạn lạm phát có thể gây tác hại nhiều không, và chính quyền Việt Nam có điều gì gọi là cần làm ngay để vừa gia nhập được WTO, lại vừa kềm chế lạm phát và phát triển kinh tế?

Bấm vào đây để nghe cuộc trao đổi này

Rightclick to download this audio

Related Stories - Tình Trạng Lạm Phát Tại Việt-Nam, 1980-2004

Mời quý vị nghe cuộc trao đổi về đề tài này giữa Việt-Long với giáo sư Nguyễn Quốc Khải dạy kinh tế tại đại học George Mason ở Washington, nguyên là chuyên viên của Ngân hàng Thế giới.

Việt Long: Thưa giáo sư, trước hết, nhìn vào quá trình lạm phát phi mã của Việt Nam trong thập niên 1980 rồi sau đó từ 1992 chỉ còn lạm phát dưới 10%, người ta có thể thấy ngay là chính sách mở cửa kinh tế từ năm 1986 đã giúp Việt Nam kềm chế được lạm phát và tăng đà phát triển thật đáng kể.

Rồi sang đến năm nay thì Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới đều dự đóan lạc quan là Việt Nam sẽ duy trì lạm phát ở khỏang từ 3 tới 4%, nhưng đột nhiên tỉ lệ này lại tăng vọt, và sở thống kê Việt Nam cho biết mức lạm phát trong nửa năm đầu 2004 là 8,3%, rồi môt viên chức cao cấp của bộ tài chánh nói là cuối năm có thể lên tới 9%. Vậy thì GS vui lòng giải thích vì sao dự báo kinh tế của các định chế tài chánh quốc tế lại sai lạc như vậy, và cũng đang đà mở cửa kinh tế ngon trớn thì vì sao lạm phát lại đột biến trong năm nay? (audio clip)