Trong chương trình hôm nay, mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc nói chuyện với hai đạo diễn phim người Mỹ gốc Việt trẻ là Trần Quang Hàm và Anthony Nguyễn về đường hướng, ý đồ của họ khi chọn theo con đường của nghệ thuật thứ bảy. Bên cạnh đó là ý kiến của một người tại Hoa Kỳ sau khi xem hai tác phẩm đầu tay của Trần Quang Hàm và Anthony Nguyễn, cũng như nhận xét về phim trong nước.
Bấm vào đây để nghe tiết mục này
Rightclick to download this audio
Trần Quang Hàm sinh ra tại Việt Nam nhưng bạn đến định cư tại Hoa Kỳ khi còn nhỏ. Ở Mỹ Hàm theo khọc ngành đạo diễn tại trường đại học UCLA thuộc bang California. Và luận văn ra trường của anh là bộ phim ‘Ngày Giỗ’, tiếng Anh là ‘The Anniversary’. Bộ phim này nhận được một số giải thuởng ở Hoa Kỳ, và giải lớn nhất là Grand Prize tại Liên Hoan Phim Mỹ năm 2003. Trong lúc quí vị và các bạn đang nghe mục Nhịp Sống Trẻ này thì bộ phim được Trung tâm Asia phát hành.
Dù sinh ra sau thời kỳ chiến tranh nhưng tác phẩm đầu tay của Trần Quang Hàm lại nói đến bi kịch chiến tranh mà một gia đình Việt Nam phải gánh chịu. Chiến tranh làm ly tán gia đình kẻ nam người bắc. Và thảm cảnh là chính hai anh em ruột lại giết nhau: một người là chiến binh miền bắc, một người là lính cộng hòa. Chủ đề ngày giỗ với cảnh người còn sống sót, nay trở thành một nhà sư mượn cảnh chùa để ăn năn về lổi lầm giết chết người anh em ruột thịt mà không biết. Trần Quang Hàm gói ghém ý đồ đó trong bộ phim ngắn chỉ 28 phút.
Trước hết, Trần Quang Hàm cho biết mục tiêu làm phim về đề tài chiến tranh: (audio clip)
Đại ý Trần Quang Hàm nói phim chiến tranh của anh là để nói với thế giới chiến tranh chưa kết thúc tại Việt Nam vì hậu quả của nó vẫn còn nơi con người Vịêt Nam.
Tuy vậy chủ điểm chính mà Trần Quang Hàm nhắm đến là gia đình vì gia đình là quan trọng và người xem có thể liên hệ họ trong phim. (audio clip)
Hơi khác với Trần Quang Hàn là người sinh ra tại Việt Nam, Anthony Nguyễn lại sinh ra trên đất Mỹ sau khi cha mẹ đến đây lập nghiệp. Anthony Nguyễn năm nay mới 18 tuổi, và bộ phim đầu tay được thực hiện lúc mới lên 16 bằmg một máy quay gia đình. Bộ phim với tựa ‘Black Thread’, được dịch là ‘Sợi chỉ đen’, phần nào cũng nói lên ý hướng của Anthony Nguyễn khi bạn đam mê con đường theo đường điện ảnh, đó là đưa lên màn ảnh những cảm xúc thật đời thường như sợ hãi, ám ảnh. Kỹ thuật trong một bộ phim DVD ngắn 25 phút báo hiệu khả năng phát triển trong lĩnh vực điện ảnh của Anthony Nguyễn khá lớn.
Anthony phát biểu: (audio clip)
Đại ý là Anthony cũng đưa những vấn đề liên quan đến cuộc sống vào phim mà bạn sẽ dàn dựng. Tôn chỉ được đưa ra là không làm những phim theo lối mòn mà cần có những nét độc đáo riêng. Music bridge
Sau khi được xem hai bộ phim ' Sợi chỉ đen (Black Thread)' và 'Ngày giỗ (Anniversary)' của Anthony Nguyễn và Trần Quang Hàm, bạn Khánh Loan, chuyên viên đối ngọai của Hội Khoa học- Văn hóa Việt Nam, vùng Washington D.C, có những ý kiến như sau: "Hai đạo diễn trẻ thành công trong phim đầu tay của họ và có triển vọng. Phim Việt Nam trong nước kỹ thuật còn hạn chế. Mong muốn có thêm những phim về lịch sử Việt Nam để giúp cho thế hệ mai sau." (audio clip)
Mục Nhịp Sống Trẻ kỳ này tạm dừng tại đây. Gia Minh hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.