Gia Minh, phóng viên đài RFA
Tình hình sản xuất nhỏ lẻ thiếu phối hợp giữa người canh tác và các cơ quan chức năng, đơn vị khoa học cũng như nhà máy sản xuất, rồi công ty kinh doanh là một trong những trở lực lớn đối với nền nông nghiệp chuyên canh lúa nước của Việt Nam.
Trong hai năm qua, một công ty kinh doanh tại tỉnh An Giang tiên phong với chương trình mang tên '4 nhà cùng ra đồng' để thực hiện chủ trương liên kết nhằm giúp cho nông dân có được những vụ mùa năng suất cao và ổn định hơn.
Họat động đó đến nay mang lại những hiệu quả nào? Mời quí thính giả và các bạn cùng theo dõi trình bày về vấn đề vừa nêu trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống tuần này.
Có thể nói khi đem chuyện liên kết 'bốn nhà' ra hỏi một người dân thành thị thì có thể còn nhiều người chưa rõ khái niệm đó mấy; thế nhưng nay đa số bản thân 'nhà nông' đều từng có dịp tiếp xúc với một trong các 'nhà' khác: trước hết là nhà nước, sau đến nhà buôn ( hay công ty kinh doanh), nhà sản xuất ( xay xát lúa gạo), rồi đến nhà khoa học ( các viện- trường…). Chủ trương liên kết cũng là điều mà họ luôn được nghe thấy qua các chương trình về nông nghiệp.
Tự nguyện
Ông Nguyễn Như Huân, thuộc Văn phòng Phía Nam Cục Bảo vệ thực vật nói về chính sách liên kết các nhà mà ngành nông nghiệp vận động thực hiện lâu nay:
Đây là chủ trương của Đảng và Nhà nuớc trong nông nghiệp với sự tự nguyện của các thành phần. Mô hình ở An Giang là của một công ty tại đó; ngòai ra các hệ thống khác như Khuyến nông Quốc gia và ngành bảo vệ thực vật cũng có bằng nguồn kinh phí hay hỗ trợ của nứơc ngòai để mở những điểm trình diễn cho nông dân.
Mô hình này vẫn chỉ là mô hình thôi, số nông dân tham gia chỉ vài ngàn người. Chỉ đạo cụ thể của bộ là mở rộng mô hình này ra, tăng kinh phí cho Khuyến nông Quốc gia nhằm mục đích giúp nông dân tập hợp lại thành từng nhóm sản xuất trên cánh đồng để tạo ra hàng hóa đảm bảo chất lượng, gắn liền với tiêu thụ nông sản.
Mô hình này vẫn chỉ là mô hình thôi, số nông dân tham gia chỉ vài ngàn người. Chỉ đạo cụ thể của bộ là mở rộng mô hình này ra, tăng kinh phí cho Khuyến nông Quốc gia nhằm mục đích giúp nông dân tập hợp lại thành từng nhóm sản xuất trên cánh đồng để tạo ra hàng hóa đảm bảo chất lượng, gắn liền với tiêu thụ nông sản.
Trong tình hình hiện nay thì sản xuất cá thể không phù hợp với kinh tế sản xuất hàng hóa.
Tại tỉnh An Giang, Công ty Cổ Phần Bảo vệ Thực Vật là đơn vị tiên phong trong việc ra đồng cùng nông dân. Một viên chức của công ty cho biết về họat động mà công ty tham gia thực hiện trong thời gian qua:
Chương trình thực hiện hai năm nay, và qua đánh giá thì có chất lựong. Lực lượng kỹ sư trẻ của công ty chừng 100 ngừời cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân để chuyển giao kỹ thuật cho họ; nhất là ở những vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa.
Mới đây ở Tri Tôn có cuộc tổng kết cho thấy là trước đây năng xuất cao nhất là hai ba tấn/héc ta nhưng nay lên đến tám hécta thì là một thành công lớn.
Trở ngại là khi các kỹ sư trẻ đến thì có nhiều người dân chưa hiểu được ngôn ngữ. Tuy nhiên cùng ăn, cùng ở, cùng làm thì qua thời gian cũng giúp năng suất tăng lên.
Dù là một công ty kinh doanh nhưng theo trình bày của viên chức thuộc Công ty Cổ Phần Bảo vệ Thực vật An Giang, thì đơn vị đã tuyển dụng một số chuyên viên kỹ thuật nông nghiệp có khả năng để đảm trách công việc của một thành viên trong lực lượng trên đồng để cùng làm, cùng ăn, cùng ở với người nông dân.
Vấn đề thu mua sản phẩm của người nông dân làm ra cũng được người viên chức này cho biết:
Hiện giờ thì công ty đáp ứng giai đọan đầu nâng cao năng suất, chất lượng… Trong tương lai mới tham gia vào khâu hàng hóa.
Tuy vậy đối với những sản phẩm có chất lượng thì vấn đề đầu ra hẳn không quá khó.
Phải có tính cộng đồng
Từ Viện Bảo Vệ Thực Vật, cơ quan khoa học chuyên ngành giúp nông dân khử trừ sâu bệnh, nhất là qua các đợt dịch rầy nâu gây bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá trên cây lúa, ông viện trưởng Ngô Vĩnh Viễn cho biết sự tham gia của đơn vị ông cùng người nông dân:
Trước hết chúng tôi cho rằng sâu bệnh trên lúa là 'giặc'; cho nên trứơc khi vào vụ để đánh giặc thì phải hiểu. Truớc khi vào vụ cán bộ của viện tập huấn cho nông dân triển khai; khi hiểu rồi thì họ có biện pháp canh tác để khống chế dịch bệnh. Làm thế thì phải có tính cộng đồng. Giai đọan gieo lúa non được chú trọng nhiều.
Biện pháp sinh học cũng phân theo hai thời kỳ. Khi đang có dịch phải sử dụng thuốc hóa học để dập dịch; khi không còn dịch thì sử dụng chế phẩm sinh học là con đường bền vững hơn.. Tại miền Trung, thì chúng tôi cũng có xây dựng điểm để người ta nhân ra diện. Tại đó chúng tôi chọn Phú Yên.
Cũng không giúp gì chỉ vận động áp dụng khoa học kỹ thuật thôi. Xạ thì xạ hàng, xài phân hạn chế lại, hạn chế dùng thuốc trừ sâu.Tiếp thu khoa học mới thì còn thiếu sót vì trình độ mỗi người mỗi khác. Việc liên kết với nhà kinh doanh thì chưa thấy.
Ở Đồng bằng Sông Hồng thì có nhiều hơn. Nhưng khi xây dựng mô hình thì ngòai lý thuyết còn phải có sự tham gia của chính nông dân, cùng làm 'mắt thấy,tai nghe' sẽ có hiệu quả.
Trên thực tế
Ấp Cầu Tre, xã Phú Cần, Huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh là nơi được đánh giá mô hình hợp tác giữa bốn nhà mang lại hiệu quả cụ thể nhất cho người dân tại đó.
Một nông dân của địa phương cho biết sự hỗ trợ mà bản thân gia đình nhận được, cùng những thực tế hiện nay:
Cũng không giúp gì chỉ vận động áp dụng khoa học kỹ thuật thôi. Xạ thì xạ hàng, xài phân hạn chế lại, hạn chế dùng thuốc trừ sâu.Tiếp thu khoa học mới thì còn thiếu sót vì trình độ mỗi người mỗi khác. Việc liên kết với nhà kinh doanh thì chưa thấy.
Có nghe kêu gọi hợp tác lại nhưng dân thì hơi 'dội' chưa ý thức vì cái vụ tập đòan, hợp tác xã ngày xưa đó.
Trong thực tế, nhiều chủ trương nghe qua đều đúng; thế nhưng khi đưa vào thực hiện vẫn không thể tiến hành đến nơi đến chốn. Vấn đề liên kết cũng là một ví dụ trong vô vàn chủ trương được nói nhiều; tuy vậy theo như phát biểu của các 'nhà' trong chương trình thì đến nay chủ trương đó cũng chỉ mới dừng lại ở mức mô hình.
Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây; hẹn gặp lài quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.