Dịch sốt xuất huyết

Giữa lúc dịch tiêu chảy cấp bùng phát mạnh ở các tỉnh Miền Bắc thì dịch sốt xuất huyết gia tăng đến mức báo động tại khu vực phía Nam, với hàng chục ngàn ca nhiễm và gần 20 người tử vong vì sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến nay.

0:00 / 0:00

Để mang đến quý vị những thông tin cần biết cùng những lời khuyên hữu ích từ giới chuyên môn giúp phòng bệnh sốt xuất huyết trước sự lan tràn mạnh mẽ của dịch sốt xuất huyết năm nay, chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống kỳ này có cuộc trao đổi với Bác sĩ Đoàn Văn Trung, từ Viện Các Bệnh Truyền Nhiễm và Nhiệt Đới Quốc Gia, thuộc Bộ Y Tế.

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Trước tiên, về nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết, BS Trung cho biết:

BS Đoàn Văn Trung : Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết là do virus có tên gọi là Dengue. Nó gây ra 4 loại là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, nhưng mà thường gây ra dịch nặng là DEN-2 và truyền từ người này sang người kia là do muỗi. Muỗi chủ yếu truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti.

Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết là do virus có tên gọi là Dengue. Nó gây ra 4 loại là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, nhưng mà thường gây ra dịch nặng là DEN-2 và truyền từ người này sang người kia là do muỗi. Muỗi chủ yếu truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti.

BS Đoàn Văn Trung

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, nhưng mà con virus này có trong môi trường khí, môi trường nước hay là ở môi trường như thế nào?

BS Đoàn Văn Trung : Con virus này nằm trong các vật chủ trung gian hoặc là từ người bệnh, hay từ lợn chẳng hạn. Và virus này có sẵn trong muỗi rồi.

Khi muỗi mẹ nhiễm virus này đẻ trứng thì truyền virus này cho muỗi con, chính vì thế mà ở vùng có muỗi Aedes aegypti thì muỗi mẹ có mang virus sẽ truyền cho muỗi con, cho nên dịch bệnh dễ lưu hành là như thế.

Trà Mi : Nhưng mà vì sao bệnh trở thành dịch, thưa Bác Sĩ?

BS Đoàn Văn Trung : Bệnh trở thành dịch là do nhiều yếu tố, nhưng mà chủ yếu là yếu tố thứ nhất là do sự phát triển của muỗi, mà muỗi đó chủ yếu là muỗi vằn hay muỗi Aedes aegypti.

Muỗi ấy phát triển trong mùa mưa vì đây là mùa nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm cao và mưa nhiều thì muỗi phát triển mạnh trong đó muỗi mẹ đã truyền virus cho muỗi con rồi cho nên có thể nó đã truyền trực tiếp cho người rồi, chứ không phải có một người bệnh nó mới nở rộ. Muỗi này gặp mùa mưa phát triển rất mạnh .

Muỗi ấy phát triển trong mùa mưa vì đây là mùa nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm cao và mưa nhiều thì muỗi phát triển mạnh trong đó muỗi mẹ đã truyền virus cho muỗi con rồi cho nên có thể nó đã truyền trực tiếp cho người rồi, chứ không phải có một người bệnh nó mới nở rộ. Muỗi này gặp mùa mưa phát triển rất mạnh

BS Đoàn Văn Trung

Đặc điểm biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, những đặc điểm biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ra sao?

BS Đoàn Văn Trung : Đặc điểm của bệnh là như thế này. Có một thời kỳ ủ bệnh thì chưa có triệu chứng, sau đó là thời kỳ khởi phát với những triệu chứng là đau người, mỏi mệt, đau cơ, sốt, đặc biệt là sốt cao ở độ 1. Sau đó là đến giai đoạn toàn phát thì có những dấu hiệu xuất huyết. Xuất huyết thì có nhiều dạng xuất huyết : xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu cam hay chảy máu chân răng. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, truỵ mạch ban đêm.

Trường hợp nặng có thể xuất huyết ở phổi hoặc xuất huyết ở não, nhưng mà rất hiếm. Điểm thứ ba là biểu hiện của sốc. Đặc biệt sốt xuất huyết sợ nhất là bị sốc hay còn gọi là truỵ mạch. Biểu hiện sốc thì có mấy dấu hiệu :

bệnh nhân li bì vật vả về tinh thần, có thể li bì hoặc có thể vật vả, quờ quạng, mạch nhanh, huyết áp hạ, tụt hoặc bằng 0, chân tay lạnh, đi tiểu thì vô hiệu, có thể tím môi, và nếu mà không cấp cứu kịp thì có thể đưa đến tử vong.

Thời kỳ ủ bệnh thì chưa có triệu chứng, sau đó là thời kỳ khởi phát với những triệu chứng là đau người, mỏi mệt, đau cơ, sốt, đặc biệt là sốt cao ở độ 1. Sau đó là đến giai đoạn toàn phát thì có những dấu hiệu xuất huyết.

BS Đoàn Văn Trung

Trà Mi : Nói về dạng sốt xuất huyết ngoài da thì làm cách nào có thể phân biệt với triệu chứng của bệnh ban đỏ và những bệnh khác ngoài da, thưa Bác Sĩ?

BS Đoàn Văn Trung : Sốt xuất huyết ngoài da thì chấm đỏ chấm đỏ, chủ yếu là phải phân biệt với sốt phát ban thì người ta dùng nghiệm phát gọi là nghiệm phát ấn kính, tức là người ta ấn cái kính vào đó để căng da ra, nếu mà ban thì nó mất mà xuất huyết thì nó không mất.

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, từ triệu chứng khởi phát cho đến giai đoạn bệnh nặng thì thường trong thời gian bao lâu ?

BS Đoàn Văn Trung : Sốc thì đưa đến tử vong, mà sốc của sốt xuất huyết người ta gọi là sốc giảm khối lượng tuần hoàn và cô đọng máu, và thông thường sốc xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của thời kỳ toàn phát. Sốc thường đưa tới cái chết nhiều nhất cho bệnh nhân.

Phương thức điều trị

Trà Mi : Và xin được hỏi thăm Bác Sĩ sốt xuất huyết được điều trị như thế nào? Trong tình trạng nào thì phải nhập viện ?

BS Đoàn Văn Trung : Vấn đề thứ nhất, sốt xuất huyết là bệnh xảy ra cho rất nhiều người cho nên hầu hết người ta điều trị ở cộng đồng, có thể điều trị tại nhà, có thể điều trị tại trạm xá, có thể điều trị tại bệnh viện huyện, bệnh huyện tỉnh và bệnh viện trung ương. Nhưng mà những trường hợp bệnh nặng thì phải đến bệnh viện để điều trị.

Khi có những biểu hiện này : (1) hạ thân nhiệt đột ngột., (2) bệnh nhân mệt lả, (3) da sung huýêt quá nhiều, (4) da rơm rớp mồ hôi và lạnh, (5) những dấu hiệu xuất huyết nặng, chảy máu cam nhiều, hay chảy máu chân răng nhiều quá, và đặc biệt là nôn ra máu, đại tiện phân đen, rồi những dấu hiệu như li bì vật vả, tím môi, thì đều phải đưa đến bệnh viện ngay

BS Đoàn Văn Trung

Đầu tiên người ta phải tiên lượng về những dấu hiệu mà ngươid ta gọi là "tiền sốc" để mà cấp cứu kịp thời. Một khi bác sĩ khám thấy trường hợp khả nghi sốt xuất huyết thì mình khi kê đơn ngoại trú thì mình phải tư vấn kiến thức để cho người nhà và người bệnh biết phát hiện những dấu hiệu nặng của bệnh để cho họ đưa đến bệnh viện kịp thời.

Trà Mi : Nhưng mà khi có những biểu hiện tới giai đoạn nào, những biểu hiện nào thì bệnh nhân dứt khoát phải đến bệnh viện?

BS Đoàn Văn Trung : Khi có những biểu hiện này : (1) hạ thân nhiệt đột ngột., (2) bệnh nhân mệt lả, (3) da sung huýêt quá nhiều, (4) da rơm rớp mồ hôi và lạnh, (5) những dấu hiệu xuất huyết nặng, chảy máu cam nhiều, hay chảy máu chân răng nhiều quá, và đặc biệt là nôn ra máu, đại tiện phân đen, rồi những dấu hiệu như li bì vật vả, tím môi, thì đều phải đưa đến bệnh viện ngay, hoặc mời bác sĩ khám và chuyển viện ngay để cấp cứu.

Trà Mi : Còn đối với những bước ban đầu gọi là sơ phát thì bệnh nhân có thể tự làm gì ở nhà để đối phó với căn bệnh?

BS Đoàn Văn Trung : Trước tiên mình phải dặn bệnh nhân là phải uống nhiều nuớc, đặc biệt là nước oresol, nước hoa quả, tất cả các loại nước uống đều có thể uống để tăng lượng nước lên. Uống nhiều vào.

Vấn đề thứ hai là dùng thuốc hạ sốt thì phải thận trọng. Người lớn và những trẻ lớn nếu dấu hiệu co giật thế này thế kia thì mình chỉ dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 39 độ C, và chỉ dùng nhóm Paracetamol. Không được dùng thuốc hạ sốt ở các nhóm khác. Chỉ dùng mỗi loại Paracetamol mà thôi, nhưng mà dùng rất hạn chế. Cách 6 tiếng mới được dùng một lần.

Chỉ dùng nhóm Paracetamol. Không được dùng thuốc hạ sốt ở các nhóm khác. Chỉ dùng mỗi loại Paracetamol mà thôi, nhưng mà dùng rất hạn chế. Cách 6 tiếng mới được dùng một lần.

BS Đoàn Văn Trung

Cố gắng dùng khăn tẩm nước ấm để lau da cho chân lông thoáng sạch để dễ ra mồ hôi cho hạ nhiệt, chứ không phải dùng thuốc hạ sốt là chính, nhưng mà sốt cao quá cũng phải dùng. Vấn đề là uống nước thật nhiều vào, đặc biệt oresol là tích cực uống vào. Còn các thuốc khác thì nên hết sức thận trọng, không nên dùng nhiều.

Trà Mi : Về điều trị sốt xuất huyết thì sự điều trị như thế nào, phương pháp điều trị ra sao?

BS Đoàn Văn Trung : Sốt xuất huyết thì không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu điều trị triệu chứng và điều trị biến chứng.

Về triệu chứng, nếu bệnh nhân sốt cao trên 39 độ thì mình cho hạ sốt, cho uống nhiều nước vào để bù nước bị biến mất. Sốt xuất huyết có cái sốc của nó nên dặn bệnh nhân và người nhà chú ý các dấu hiệu tiền sốc, dấu hiệu nặng của bệnh để đi bệnh viện cấp cứu, chứ không được ở nhà vì ở nhà thì sẽ không cấp cứu được.

Bệnh nhân mệt lả, bệnh nhân xuất huyết nhiều, bệnh nhân vả mồ hôi, ra rơm rớp mồ hôi, đầu tím lạnh, tím môi, đặc biệt là có vật vả, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt thì phải đi bệnh viện hoặc là phải cấp cứu ngay lập tức, phải truyền dịch ngay lập tức. Và đặc biệt khi bị sốc thì phải bù tất cả các dịch truyền đẳng trương hết sức nhanh cho bệnh nhân.

Trà Mi : Nhưng mà khả năng chữa khỏi bệnh sốt xuất huyết tuỳ thuộc vào những yếu tố nào? Tỷ lệ thành công ra sao?

BS Đoàn Văn Trung : Khả năng chữa khỏi phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thứ nhất là ý thức của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, phải nhận thức đuợc và tranh thủ những lời khuyên của thầy thuốc và theo dõi sát bệnh nhân.

Sốt xuất huyết có cái sốc của nó nên dặn bệnh nhân và người nhà chú ý các dấu hiệu tiền sốc, dấu hiệu nặng của bệnh để đi bệnh viện cấp cứu, chứ không được ở nhà vì ở nhà thì sẽ không cấp cứu được

BS Đoàn Văn Trung

Đặc biệt là cho bệnh nhân uống nhiều nước và theo dõi sát, có dấu hiệu nặng là phải cấp cứu ngay. Vấn đề thứ hai là thầy thuốc điều trị bệnh nhân phải nắm được phác đồ chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết thể nặng, tức là độ 3, dộ 4, tức là có tiền sốc và sốc là phải cấp cứu ngay lập tức mới có thể cứu được bệnh nhân. Thông thường sốt xuất huyết tự khỏi thôi, tỷ lệ chết rất thấp, duới 1%.

Lưu ý đặc biệt không hạ sốt bằng nhóm aspirine

Trà Mi : Nhưng mà đó là với điều kiện phát hiện sớm, điều trị kịp thời, còn ngược lại, nếu điều trị không đúng cách, phát hiện trễ thì có những biến chứng nào không, thưa Bác Sĩ?

BS Đoàn Văn Trung : Nếu điều trị sai một, ví dụ cho uống thuốc hạ sốt bằng nhóm aspirine thì bệnh nhân có thể xuất huyết và chết, chỉ cho nhóm Paracetamol mà thôi, mà cho nhóm khác ví dụ Aspirine thì bệnh nhân có thể bị xuất huyết đường tiêu hoá gây ra sốc xuất huyết và có thể chết.

Nếu mình không phát hiện dấu hiệu tiền sốc mà để bệnh nhân sốc sâu rồi mới đưa đến bệnh viện thì cũng có thể đưa tới tình trạng không cứu nổi, cho nên phải phát hiện sớm.

Bệnh nhân phải biết cách uống nước thật nhiều, và trường hợp nặng thì phải đi bệnh viện ngay để người ta cấp cứu cho mình. Chỉ có những thầy thuốc chuyên khoa mới điều trị được những trường hợp sốc xuất huyết tốt hơn, chớ còn thầy thuốc đa khoa thì cũng còn hạn chế.

Một số biện pháp phòng bệnh

Trà Mi : Thế làm cách nào để có thể phòng được bệnh này?

BS ĐoànVăn Trung : Phòng bệnh này thì chủ yếu người ta phải diệt bọ gậy (lăng quăng), như câu nói "không còn bọ gậy thì không có sốt xuất huyết", tức là không để muỗi đốt. Phải diệt muỗi, diệt bọ gậy tức là không tạo môi trường để cho muỗi và bọ gậy sống được. "Không còn bọ gậy, không có sốt xuất huyết" cho nên phải diệt bọ gậy và đặc biệt tránh bị muỗi đốt. Tránh nguồn truyền nhiễm tức là nguồn chứa virus, không cho truyền từ bệnh nhân sang hay từ muỗi sang.

Cho uống thuốc hạ sốt bằng nhóm aspirine thì bệnh nhân có thể xuất huyết và chết, chỉ cho nhóm Paracetamol mà thôi, mà cho nhóm khác ví dụ Aspirine thì bệnh nhân có thể bị xuất huyết đường tiêu hoá gây ra sốc xuất huyết và có thể chết.

BS Đoàn Văn Trung

Trà Mi : Bác Sĩ nói là phải tránh muỗi, nhưng các phương pháp hiện nay để tránh muỗi theo những quảng cáo như là nhang muỗi, thuốc thoa ngoài da thì có đáng tin cậy không?

BS Đoàn Văn Trung : Trước tiên là phải giải quyết chỗ muỗi có thể sinh đẻ, tức là phải giải quyết các nguồn chứa nước để không có nơi cho muỗi sinh đẻ và bọ gậy phát triển. Vấn đề thứ hai là đừng để cho muỗi trưởng thành đốt bằng cách ngủ mùng, tẩm chất permethrin trừ muỗi lên mùng màn hoặc phun chất permethrin trong nhà cũng rất tốt.

Trà Mi : Nhưng thuốc phun đó có tác hại gì không đối với thai phụ hay đối với trẻ em?

Trước tiên là phải giải quyết chỗ muỗi có thể sinh đẻ, tức là phải giải quyết các nguồn chứa nước để không có nơi cho muỗi sinh đẻ và bọ gậy phát triển. Vấn đề thứ hai là đừng để cho muỗi trưởng thành đốt bằng cách ngủ mùng, tẩm chất permethrin

trừ muỗi lên mùng màn hoặc phun chất permethrin trong nhà cũng rất tốt.

BS Đoàn Văn Trung

BS Đoàn Văn Trung : Thuốc này thì tôi cũng đã hỏi chuyên gia của Hoà Lan. Cách đây khoảng vài chục năm khi mà có chất permethrin đưa sang để phòng sốt rét thì chuyên gia Hoà Lan hồi đó viện trợ cho Việt Nam thì họ cũng nói là rất ít ảnh hưởng đến con người và bây giờ người ta còn dùng thuốc permethrin để chữa ghẻ nữa. Nó chỉ ảnh hưởng đến các động vật chân đốt và nhỏ. Con người mình thì cũng chân đốt mà to, khoẻ, thuộc động vật linh trưởng nên ít bị ảnh hưởng. Qua những tài liệu cập nhật về vấn đề những biến chứng, những tai biến, những nhiễm độc, những dị ứng do thuốc này, hay nhất vẫn dùng permethrin mà phun và muỗi mà đậu lên là chết ngay. Còn những thuốc xịt muỗi thông thường thì cũng tuỳ từng người nhưng tất nhiên nó cũng có hiệu quả. Những thuốc ấy thì cũng đa dạng cho nên tôi cũng nắm chắc được lắm, nhưng mà rõ ràng giải quyết vấn đề trước tiên là giải quyết nơi sinh trưởng của muỗi.

Trà Mi : Xin cảm ơn Bác Sĩ rất nhiều về thời gian và những thông tin bổ ích dành cho chương trình hôm nay.

Chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống tuần này xin dừng lại tại đây. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong một đề tài mới sáng Thứ Năm tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.