Vitamin K

Trước khi kết thúc loạt đề tài nói về 4 loại vitamin hoà tan trong chất béo, chương trình hôm nay Trà Mi mời quý vị cùng khám phá vai trò sự hữu ích của sinh tố K đối với sức khoẻ của chúng ta. Chương trình được sự cộng tác của Bác sĩ Trần Văn Sáng tại Hoa Kỳ. Xin mời Bác sĩ Sáng:

0:00 / 0:00

Tác dụng của vitamin K

BS Trần Văn Sáng : Vitamin K là một trong 4 loại vitamin hoà tan trong chất béo, rất là quan trọng. Chứ K do một tiếng Đức là "Koagulations" có nghĩa là "đông máu", thành ra khi nói tới vitamin K thì ta hiểu đây là một loại vitamin rất là quan trọng cho sự đông máu.

Chứ K do một tiếng Đức là "Koagulations" có nghĩa là "đông máu", thành ra khi nói tới vitamin K thì ta hiểu đây là một loại vitamin rất là quan trọng cho sự đông máu.

Bác sĩ Trần Văn Sáng

Ngoài ra vitamin K cũng có một ít tác dụng phụ trong việc giúp vấn đề loãng xương. Người ta thấy nếu sử dụng vitamin K-2 thì mức độ loãng xương sẽ giảm đi. Nhưng mà thực sự thì cần nhiều nghiên cứu thêm về tác dụng này. Nhưng mà vai trò chính của vitamin K liên hệ tới sự đông máu, vì nếu không có nó thì chúng ta sẽ bị chảy máu và cơ thể sẽ không tự cầm máu lại được.

Trà Mi : Như vậy vitamin K được tìm thấy ở đâu? Trong các loại thực phẩm thì đồ ăn thức uống nào có nhiều vitamin K nhứt?

BS Trần Văn Sáng : Vitamin K là loại sinh tố mà chúng ta có thể tìm thấy trong thiên nhiên và cơ thể cũng có thể tạo ra được. Trong thiên nhiên có dạng vitamin K1 thường trong những loại cải xanh, tức là những loại rau cải nào có màu xanh đậm thì thường có hàm lượng vitamin K1.

Trong thiên nhiên có dạng vitamin K1 thường trong những loại cải xanh, tức là những loại rau cải nào có màu xanh đậm thì thường có hàm lượng vitamin K1.

Bác sĩ Trần Văn Sáng

Loại vitamin K2 là do một loại vi khuẩn trong con người và trong động vật tổng hợp được.

Trong cơ thể chúng ta có ruột già thì trong đó có một loại vi khuẩn đặc biệt giúp cho cơ thể tiêu hoá thức ăn thành phân, tức là khi đồ ăn xuống tới ruột già thì tất cả những thực phẩm đó sẽ được loại vi khuẩn này phân huỷ thành những chất bả tức là phân.

Trong tiến trình phân huỷ đó những con vi khuẩn trong ruột này cũng làm ra sinh tố K để cho cơ thể sử dụng.

Loại vitamin K2 là do một loại vi khuẩn trong con người và trong động vật tổng hợp được.

Bác sĩ Trần Văn Sáng

Hàm lượng cần thiết

Trà Mi : Hàm lượng vitamin K mỗi ngày con người cần có thì như thế nào so với từng độ tuổi khác nhau, thưa Bác Sĩ?

BS Trần Văn Sáng : Cơ thể con người cần lượng vitamin K tuỳ theo lứa tuổi. Trẻ sơ sinh đến 2-3 tuổi cần rất là ít, khoảng chừng 30 microgram. Lứa tuổi từ 4 tới 13 tuổi thì cần khoảng 60 microgram.

Người lớn tới 18 tuổi thì trung bình cần khoảng 120 microgram cho đàn ông và khoảng 90 microgram cho phụ nữ. Trong trường hợp mang thai, người mẹ cần khoảng 90 microgram hay cao hơn chút xíu thôi.

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, hàm lượng từ 30 cho tới 120 microgram vitamịn K mỗi ngày nếu quy ra thành thực phẩm thì thực đơn cung cấp đầy đủ vitamin K hàng ngày sẽ gồm những món ăn như thế nào?

BS Trần Văn Sáng : Chỉ cần nhớ là mình nên ăn những loại rau cải xanh. Ví dụ cải bẹ xanh thì chúng ta chỉ cần ăn khoảng chừng hơn nửa chén, như vậy chúng ta có khoảng 88 microgram.

Nếu chúng ta ăn một chén đầy cải bẹ xanh, luộc hay ăn sống, thì chúng ta có thể đủ hàm lượng vitamin K của ngày đó. Những ai không ăn được cải xanh mà ăn được giá thì khoảng chừng nửa chén giá sống cũng có thể có khoảng 200 microgram.

Người lớn tới 18 tuổi thì trung bình cần khoảng 120 microgram cho đàn ông và khoảng 90 microgram cho phụ nữ. Trong trường hợp mang thai, người mẹ cần khoảng 90 microgram hay cao hơn chút xíu thôi.

Bác sĩ Trần Văn Sáng

Nếu chúng ta ăn một ít giá, một ít rau cải xanh thì tạm thời cũng đủ, còn nếu không có thì ăn những loại như bắp cải nồi thì khoảng nửa chén bắp cải nồi luộc cũng có thể có đủ khoảng 70-80 microgram.

Những người không ăn rau cải được, không ăn giá được, có thể dùng những nguồn khác như rong biển khô thì nó có hàm lượng rất là cao vitamin K. Người nào ăn "sâm bổ lựơng" thì cũng có được vitamin K.

Trà Mi : Nhìn chung các loại vitamin, nếu một người suy nghĩ rằng hôm nay mình thiếu các loại vitamin A, B, E gì đó thì ngày mai mình ăn bù lại, vậy quan niệm này có đúng không hay là nên giữ đúng tiêu chuẩn mỗi ngày liều lượng bao nhiêu đó?

BS Trần Văn Sáng : Quan niệm đó cũng được. Nếu dùng bù lại thì đó cũng là điều tốt, tại vì chúng ta cần nhắc nhở cho người bình thường biết là họ nên có nhu cầu ăn thêm rau cải mỗi ngày. Đó là lời khuyên không những cho sinh tố K mà còn cho các loại sinh tố khác nữa mà chúng ta sẽ có dịp nói về sau này.

Tác hại của sự thiếu vitamin K

Trà Mi : Bác Sĩ nói là vitamin K hữu ích trong việc đông máu, vậy nếu thiếu vitamin K thì sẽ ảnh hưởng đến việc đông máu là chủ yếu. Nhưng nếu dư thừa vitamin K thì có tác hại gì không ?

Chất prothrombin này được tổng hợp từ trong gan, thành ra trong gan nó sử dụng vitamin K để tổng hợp chất này. Nếu thiếu chất này thì người bệnh sẽ bị chảy máu mà không cầm được, người bệnh có thể chết vì lý do trên.

Bác sĩ Trần Văn Sáng

BS Trần Văn Sáng : Có những thí nghiệm cho những liều lượng vitamin K rất là cao, có thể lên cao khoảng 100-200 lần hay nhiều hơn, thì người ta thấy thực sự không có những phản ứng phụ nào đáng kể.

Trong trường hợp thiếu vitamin K thì nó sẽ gây ra hiện tượng chảy máu rất là trầm trọng, vì vitamin K có liên hệ đến một chất đông máu là prothrombin .

Chất prothrombin này được tổng hợp từ trong gan, thành ra trong gan nó sử dụng vitamin K để tổng hợp chất này. Nếu thiếu chất này thì người bệnh sẽ bị chảy máu mà không cầm được, người bệnh có thể chết vì lý do trên.

Trà Mi : Nhưng nguyên nhân nào khiến cho một người có thể thiếu hụt vitamin K trong khi cơ thể cũng đã sản xuất được loại vitamin này ?

BS Trần Văn Sáng : Khi cơ thể sử dụng vitamin K để tổng hợp chất prothrombin vì đây là chất quan trọng trong sự đông máu. Mỗi khi chúng ta bị đứt tay hay bị chảy máu thì cơ thể sẽ tự động hàn gắn vết thương bằng cách thành lập một cục máu đông bít vết thương.

Trong cục máu đông đó nó cần chất đông máu thì chất prothrombin giữ vai trò đó. Vì nó liên hệ tới gan nên những người nào bị bệnh về gan, như bệnh siêu vi gan mãn tính do siêu vi A, B hay C ở giai đoạn bị cứng gan, hay là những người uống rượu nhiều đi tới tình trạng viêm gan do rượu hay do chai cứng gan, hay là ung thư gan, thì thường thương những người này đa số họ có tỷ lệ tử vong rất là cao vì chảy máu đường ruột hay chảy máu trong bao tử mà cơ thể không tự cầm lấy được.

Người sử dụng nhiều trụ sinh thì sẽ làm giảm bớt vi khuẩn trong ruột đồng thời làm cho vi khuẩn này không tổng hợp được vitamin K, thành ra những người này sẽ thiếu vitamin K và từ đó gây ra sự chảy máu, có những vết bầm ngoài da

Bác sĩ Trần Văn Sáng

Trường hợp thứ hai cũng có thể xảy ra đối với người thiếu vitamin K là những người hay sử dụng những loại thuốc như salicylate (trong aspirin).

Thuốc aspirin có mục đich làm giảm bớt sự đông máu để tránh những trường hợp bị tai biến mạch máu não hay là nghẹt tim. Nhưng chất salicylate này làm giảm hoạt động của vitamin K khiến cho độ loãng của máu trở nên cao hơn và làm cho máu chậm đông lại hơn.

Chất salicylate này cũng có trong các loại thực phẩm cay như ớt, các loại rau có chất the, thì những chất này có một hàm lượng salicylate. Cho nên những người ăn cay nóng nhiều thì họ thưòng có cảm tưởng họ hay bị chảy máu ở đường hậu môn.

Do đó những người hay bị chảy máu thì nên tránh những loại thực phẩm này.

Trưòng hợp thứ ba, vitamin K đựợc tổng hợp trong đường ruột cho nên những người sử dụng nhiều trụ sinh thì sẽ làm giảm bớt vi khuẩn trong ruột đồng thời làm cho vi khuẩn này không tổng hợp được vitamin K, thành ra những người này sẽ thiếu vitamin K và từ đó gây ra sự chảy máu, có những vết bầm ngoài da, hay họ dễ bị trầy da, hay chỉ bị đụng nhẹ họ cũng có những vết bầm dưới da.

Ngoài ra, quan trọng nhứt là những người sử dụng thuốc làm loãng máu thì đây là những trường hợp mà thầy thuốc phải hướng dẫn cho họ ăn những thực phẩm nào để giúp cho máu vừa loãng về phương diện chữa trị nhưng cũng không ăn nhiều quá những loại rau cải xanh khiến cho máu bị đông lại.

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, trên thị trường có những loại thuốc bổ sung nhưng ít thấy có vitamin K so với các loại thuốc vitamin khác, nguyên do vì sao vậy ?

BS Trần Văn Sáng : Thực sự các nhà nghiên cứu cảm thấy là nếu một người ăn uống bình thường và không mắc bệnh thì ít khi nào thiếu vitamin K, cho nên về phương diện y học người ta chỉ có thuốc uống vitamin K, có tên là Mephiton, chỉ được sử dụng cho những người có dấu hiệu chắc chắn là họ bị loãng máu do thiếu vitamin K.

Thực sự các nhà nghiên cứu cảm thấy là nếu một người ăn uống bình thường và không mắc bệnh thì ít khi nào thiếu vitamin K, cho nên về phương diện y học người ta chỉ có thuốc uống vitamin K, có tên là Mephiton, chỉ được sử dụng cho những người có dấu hiệu chắc chắn là họ bị loãng máu do thiếu vitamin K.

Bác sĩ Trần Văn Sáng

Còn những trường hợp khẩn cấp, ví dụ như người bệnh bị gan hư hay bị chai gan, khi họ bị chảy máu cấp tính mà không cầm được thì người ta sử dụng những loại thuốc chích vitamin K để chích khẩn cấp giúp cho máu đông lại. Có những trường hợp giải phẫu, có những trường hợp bệnh nhân tự chảy máu trong đường ruột mà nếu họ bị bệnh gan không kềm được thì phải sử dụng những loại thuốc chích.

Trà Mi : Nói như vậy có nghĩa là loại vitamin này khác với những vitamin khác ở chỗ là một người có sức khoẻ bình thường thì cũng không cần mấy quan tâm vì tự nhiên trong cơ thể cũng có cung cấp.

Và cuối cùng trước khi chia tay với Bác Sĩ thì không biết Bác Sĩ có những lời khuyên nào khác muốn bổ sung thêm không ?

BS Trần Văn Sáng : Trong tất cả mọi trường hợp liên hệ tới vitamin K thì điều thứ nhứt là chúng ta nên ăn thêm những loại rau cải mỗi ngày, những loại rau cải xanh đâm càng tốt tại vì nó giúp cho đường ruột tránh được sự táo bón.

Điều thứ hai, rong biển là một loại nguồn thực phẩm thiên nhiên có nhiều chất rất là tốt, như vitamin K, chất Omega-3, cho nên nêú không ăn rau cải được thì có thể sử dụng thêm nguồn rong biển nữa.

Đặc biệt những người bị bệnh gan thì nên chú ý những dấu hiệu nghi ngờ thiếu vitamin K, tức là những vết bầm ngoài da, những vết đỏ, hay là dễ bị chảy máu, thì nên gặp thầy thuốc để tìm nguyên nhân xem có phải bị thiếu vitamin K hay không hầu được chữa trị.

Trà Mi : Xin chân thành cảm ơn Bác Sĩ về những kiến thức rất là bổ ích trong chương trình ngày hôm nay.

Chương trình “Sức Khoẻ và Đời Sống” tuần này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới vào giờ này, sáng Thứ Năm tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.