Hiện tượng ‘khóc ra máu’ của các bệnh nhân Việt Nam vừa nêu có liên quan đến chứng bệnh mà y học gọi là bệnh Haemolacria hay không?
Trong chương trình Sức khoẻ và Đời sống hôm nay, Quỳnh Như xin gởi đến quý thính giả một số thông tin liên quan đến chứng chảy máu ở mắt.Y học đã công bố một chứng bệnh lạ ở mắt – bệnh mắt chảy máu. Bệnh này còn được biết với tên khoa học là Haemolacria. Đây là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và hiếm gặp trong số các bệnh nhân về mắt mà cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh này. Và cũng chưa có tài liệu khoa học nào thống kê cụ thể về số người mắc bệnh Haemolacria.
Nguyên nhân chảy máu ở mắt
Theo ghi nhận của các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương Hà Nội, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân có biểu hiện “khóc ra máu” đến điều trị.
Báo trích dẫn trường hợp của một nữ bệnh nhân tên Bùi L.A. 27 tuổi ngụ ở Gia Lâm, Hà Nội bị đau mắt đỏ. Nhưng thay vì đi bác sĩ khám mắt hay mua thuốc nhỏ mắt, thì bệnh nhân này lại tự chữa bằng phương pháp dân gian dùng lá trầu xông mắt. Khi đôi mắt bị sưng húp và đỏ lên chị vẫn không đi bác sĩ hoặc đến bệnh viện để khám mắt.
Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, những bệnh nhân này đều do mắc phải các bệnh nhiễm trùng mắt. Nhất là vào mùa có dịch đau mắt đỏ thì số bệnh nhân càng tăng vì bệnh đau mắt đỏ cũng khiến chảy máu do bị u mạch máu gây xung huyết lên mắt<br/>
Một hôm khi ngủ dậy, nữ bệnh nhân này thấy nước mắt trào ra, khi lau thì thấy nước mắt là máu. Đến lúc ấy gia đình mới đưa người bệnh vào bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ khám và chẩn đoán là bệnh nhân bị đau mắt đỏ nặng, dẫn đến xung huyết và chảy dịch ra ngoài khoé mắt.
Các bác sĩ của các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, những bệnh nhân này đều do mắc phải các bệnh nhiễm trùng mắt. Nhất là vào mùa có dịch đau mắt đỏ thì số bệnh nhân càng tăng vì bệnh đau mắt đỏ cũng khiến chảy máu do bị u mạch máu gây xung huyết lên mắt.
Bác sĩ Dương Quang Hớn, chuyên khoa Mắt đang hành nghề tại quận Fairfax thuộc tiểu bang Virginia của Hoa kỳ, nói tổng quát về các bệnh lý liên quan đến chứng viêm chảy máu ở mắt như sau:
“Ngoài những bệnh bướu ở mắt, trước nhất là các bướu dử, hoặc những chấn thương ở mắt đều có thể gây ra chảy máu ở mắt, ngay cả khi dụi mắt vì dị ứng, nhất là khi đang ngủ. Vì mình không kiểm soát được sức mạnh khi mình dụi mắt, nên cũng có thể gây ra chảy máu mắt.”
Đề cập đến bệnh chảy máu mắt mà báo chí trong nước, gọi là “hiện tượng lạ khóc ra máu”, Bác sĩ Hớn giải thích:
Các bệnh viêm về mắt, thứ nhất là viêm do siêu vi trùng gây ra thì ở tình trạng nặng đều có thể gây ra chảy máu ở mắt. Bệnh này thật ra cũng chẳng có bí ẩn gì, nó cũng không phải phổ biến lắm, nhưng vẫn xảy ra hàng năm
Bác sĩ Dương Quang Hớn
“Các bệnh viêm về mắt, thứ nhất là viêm do siêu vi trùng gây ra thì ở tình trạng nặng đều có thể gây ra chảy máu ở mắt. Bệnh này thật ra cũng chẳng có bí ẩn gì, nó cũng không phải phổ biến lắm, nhưng vẫn xảy ra hàng năm. Ngay cả ở nước Mỹ này cũng có xảy ra bệnh này. Nó xảy ra ở những trường hợp đơn lẻ, hoặc có khi xảy ra ở dưới dạng như bệnh dịch.”
Chứng viêm chảy máu ở mắt thông thường đang xảy ra ở Việt Nam là một biểu hiện bệnh lý xuất hiện trong trường hợp mắt bị xung huyết cấp, hoặc viêm kết mạc cấp. Trong trường hợp này bệnh nhân mỗi khi chảy nước mắt lại có kèm theo một lượng máu trong nước mắt.
Như vậy, trường hợp các bệnh nhân bị chảy máu ở mắt tại các bệnh viện Việt Nam mà báo chí đề cập tới không có liên quan đến bệnh mắt chảy máu Haemolacria mà mọi người lo sợ không biết nguyên nhân chữa trị.
Bệnh viêm chảy máu mắt
Bác sĩ Dương Quang Hớn cũng cho biết về nguyên nhân của bệnh viêm chảy máu ở mắt:
“Phần lớn nguyên nhân là do bị nhiễm siêu vi trùng, thường xảy ra ở những nơi công cộng hay những nơi người ta tụ họp đông đảo, hoặc ở những hồ bơi công cộng khi con nít chơi đuà với nhau.
Bệnh này có nhiều dạng. Bệnh thường gây ra chảy máu mắt thì gọi là bệnh viêm chảy máu mắt cấp tính, mà theo tiếng Mỹ gọi là Acute Hemorrhagic Conjunctivitis. Bệnh này do một loại siêu vi trùng gọi là Picornavirus hay là enterovirus. Bệnh này có mức độ truyền nhiễm rất cao và xảy ra có mùa. Một bệnh truyền nhiễm khác cũng gây ra chảy máu mắt gọi là dịch viêm giác mạc, mà người ta gọi là epidemic keratoconjunctivitis, nói gọn lại là EKC.
Bệnh này do một loại siêu vi trùng gọi là Picornavirus hay là enterovirus. Bệnh này có mức độ truyền nhiễm rất cao và xảy ra có mùa. Một bệnh truyền nhiễm khác cũng gây ra chảy máu mắt gọi là dịch viêm giác mạc, mà người ta gọi là epidemic keratoconjunctivitis, nói gọn lại là EKC
Bác sĩ Dương Quang Hớn
Ở Mỹ thường thường hàng năm con nít dễ bị, người ta gọi là bệnh đau mắt đỏ, Pinkeyes. Bên này bệnh EKC thường do siêu vi trùng Adenovirus gây ra. Cũng có một chứng bệnh khác gần giống như vậy, mà bệnh này khi xảy ra thì kèm theo chứng sưng cuống họng, gọi là Pharyngoconjunctivitis fever cũng do Adenovirus gây ra. Đại khái đó là những chứng bệnh có thể gây ra bệnh chảy máu ở mắt.”
Liệu bệnh viêm chảy máu ở mắt có để lại di chứng hay có khả năng tái phát hay không. Bác sĩ Dương Quang Hớn cho biết thêm:
“Bệnh do một loại siêu vi trùng gây ra nên có khả năng bị tái phát, không có miễn nhiễm. Và sau khi lành bệnh, một phần sẽ để lại những điểm mờ trong giác mạc, là do những antigen, antibodies (kháng nguyên, kháng thể) tạo thành. Thì có thể làm ảnh hưởng đến sự thấy rõ, hoặc dễ bị chói ánh sáng. Nhưng các điểm mờ này dần dần cũng phai đi và cũng sẽ biến đi.”
Bệnh do một loại siêu vi trùng gây ra nên có khả năng bị tái phát, không có miễn nhiễm. Và sau khi lành bệnh, một phần sẽ để lại những điểm mờ trong giác mạc. Thì có thể làm ảnh hưởng đến sự thấy rõ, hoặc dễ bị chói ánh sáng. Nhưng các điểm mờ này dần dần cũng phai đi và cũng sẽ biến đi
Bác sĩ Dương Quang Hớn
Cần giữ sạch sẽ mắt
Vị Bác sĩ chuyên khoa Mắt này cho biết, chứng bệnh này có vẻ rất nguy hiểm, nhưng xem ra không đáng sợ cho lắm:
“Thật ra những bệnh này thuộc loại bệnh tự chế, sau khoảng chừng một, hai tuần thì bệnh tự động lui lấy. Mình không cần chữa trị gì, chỉ cần giữ gìn sạch sẽ, vệ sinh, và muốn cho thoải mái thì đắp nước lạnh. Thì nó kéo dài khoảng một, hai tuần. Thường thường khi bị bệnh này tới bác sĩ thì bác sĩ thường cho thêm một loại trụ sinh, cốt không để chữa trị bệnh này, nhưng mục đích là để tránh cho mắt khỏi bị nhiễm trùng thêm, mà người ta hay gọi là secondary infection. Thành ra nói một cách tổng quát bệnh này tự nó sẽ lành, mình chỉ giữ cho sạch sẽ, cho cơ thể khoẻ khoắn sau cơn bị nhiễm thì tự động nó sẽ lui. Thật ra, coi nó dữ tợn, nhưng cũng chẳng có gì đáng ngại.”
Ngoài ra, hiện tượng chảy máu ở mắt cũng có thể là do có khối u ở vùng tuyến lệ, và do một số nguyên nhân khác như bị viêm kết mạc, do bị ảnh hưởng hoặc tổn thương bởi những tác nhân môi trường. Trong thời gian gần đây, các chuyên gia còn tìm ra nguyên nhân gây bệnh chảy máu mắt là do giãn tĩnh mạch mắt hay có trường hợp là do viêm màng kết nhú thứ cấp.
Trở lại với căn bệnh lạ nguy hiểm, mà y học gọi là bệnh Haemolacria, các nhà chuyên môn cho rằng bệnh mắt chảy máu cấp tính (Acute Haemolacria) có thể xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và có thể là do các hormone bị rối loạn.
Nói một cách tổng quát bệnh này tự nó sẽ lành, mình chỉ giữ cho sạch sẽ, cho cơ thể khoẻ khoắn sau cơn bị nhiễm thì tự động nó sẽ lui. Thật ra, coi nó dữ tợn, nhưng cũng chẳng có gì đáng ngại<br/>
Trên thế giới đã xuất hiện một số trường hợp của căn bệnh lạ này. Đó là một bé gái 15 tuổi, người Ấn độ, nhập viện ngày 22/11/1984 tại bang Haryana. Đây là một trong những trường hợp bệnh nhân của căn bệnh lạ “mắt chảy máu” được biết đến đầu tiên trên thế giới. Cô bé này bị chảy máu mắt kèm theo những triệu chứng khác là đau đầu và chóng mặt. Nhưng các kết quả kiểm tra mắt – tai – mũi – họng, tất cả đều bình thường. Các bác sĩ cho rằng các bệnh nhân mắc chứng Hysteria, hay còn gọi là chứng kích động cũng có khi bị bệnh mắt chảy máu.
Một trường hợp bệnh nhân khác của bệnh chảy máu mắt cũng là một cô bé người Ấn Độ tên Twinkle Dwivedi, sinh năm 1995 ở Lucknow thuộc bang Ultar Pradesh. Cô bé này bị chảy máu từ mắt, mũi, chân tóc, cổ và lòng bàn tay, mà không hề có vết cắt hay trầy xước trên da.
Căn bệnh này của cô bộc phát năm 2007, và được báo chí đề cập đến nhiều trong năm 2009. Tiến sĩ George Buchanan, chuyên gia về Huyết học Nhi khoa hàng đầu của Hoa kỳ đã đến bệnh viện Mumbai quan sát các quá trình chảy máu ở cô bé Twinkle. Sau đó Tiến sĩ Buchanan cùng nhóm nghiên cứu của mình đã tiến hành một loạt các xét nghiệm.
Đây là một bệnh lý chỉ liên quan đến mắt, nên những trường hợp của các bệnh nhân mắc bệnh "khóc ra máu" đều không tìm thấy có dấu hiệu tổn thương nội tạng sau khi kiểm tra tổng thể. <br/>
Kết quả cho thấy bệnh nhân này có thể mắc một dạng nhẹ của chứng rối loạn đông máu, có nghiã là các tiểu cầu trong cơ thể Twinkle không liên kết với nhau theo đúng quy tắc và chuẩn mực thông thường. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để giải thích nguyên nhân của trường hợp mắt chảy máu ở bệnh nhân này.
Đây là một bệnh lý chỉ liên quan đến mắt, nên những trường hợp của các bệnh nhân mắc bệnh “khóc ra máu” đều không tìm thấy có dấu hiệu tổn thương nội tạng sau khi kiểm tra tổng thể.
Mắt và các thành phần của mắt là những bộ phận rất nhạy cảm do vậy các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu đau mắt nên đi khám để được các chuyên gia về mắt định bệnh, cho toa, và hướng dẫn cách chăm sóc đúng cách để tránh những tổn thương ở bộ phận thị giác.