Bệnh còi xương (phần 2)

Qua cuộc gặp gỡ tuần trước với Bác sĩ Nguyễn Thị Việt, chuyên khoa nhi, hiện đang hành nghề trong nước, các câu hỏi tìm hiểu về căn nguyên, đặc tính, triệu chứng, và biến chứng của bệnh còi xương ở trẻ em đã được giải thích cặn kẽ.

Cách phòng tránh, điều trị, cũng như những phương pháp cung cấp đầy đủ vitamin D để ngừa căn bệnh này cho trẻ ra sao?

Bác sĩ Việt sẽ trở lại trong chương trình ngày hôm nay để tiếp tục giải đáp những thắc mắc thừơng gặp của quý vị phụ huynh. Mời quý vị theo dõi.

Cách phòng bệnh

Trà Mi : Khi mà phụ huynh phát hiện con mình có những biểu hiện của bệnh còi xương thì họ nên làm gì? Cách chữa trị có lâu dài, có tốn kém hay không, thưa Bác Sĩ?

BS Nguyễn Thị Việt : Không có tốn kém. Thứ nhất là các bà mẹ phải bỏ những tập quán: khi mà sanh con thì không nằm trong buồng tối nhiều nữa và đưa con ra ngoài phơi nắng vào buổi sáng. Nắng buổi sáng là nắng có tia tử ngoại rất là tốt cho sự hình thành vỉamin D ở dưới da của em bé. Bên cạnh đó thì có chương trình giáo dục sức khoẻ để cho các bà mẹ sau khi sanh có những dinh dưỡng đầy đủ để có sữa cho em bé bú và bà mẹ cũng được dinh dưỡng đầy đủ nữa.

Khi mà sanh con thì không nằm trong buồng tối nhiều nữa và đưa con ra ngoài phơi nắng vào buổi sáng. Nắng buổi sáng là nắng có tia tử ngoại rất là tốt cho sự hình thành vỉamin D ở dưới da của em bé.

Để phòng bệnh này thì bên cạnh những việc ăn uống và tắm nắng cho em bé thường xuyên trong những tháng đầu là có thể cho em bé uống thuốc phòng. Thuốc phòng hữu hiệu nhất là cho em bé uống vitamin D.

Trà Mi : Thưa, bắt đầu cho em bé uống từ lúc nào ạ?

BS Nguyễn Thị Việt : Uống ngay từ tuần thứ hai sau khi sinh với liều thấp thôi, tức là liều 400 đơn vị vỉtamin D mỗi ngày, và có thể cho em bé uống liên tục hàng ngày đến khi em bé biết đi, biết đứng. Những em bé đẻ non hay những em bé sinh ra mà đã có suy dinh dường ngay từ khi còn trong bào thai thì có thể cho uống vitamin D liều cao hơn, có thế từ 600 đến 1.000 đơn vị mỗi ngày, nhưng thường thường chỉ uống 400 là đủ rồi.

Những bà mẹ khi mang thai mà ốm yếu hoặc là ở trong những gia đình có hoàn cảnh nhà cửa chật chội, thiếu ánh nắng mặt trời thì những bà mẹ này cũng có thể uống vitamin D trong thời gian mang thai, từ tháng thứ 6 của thai kỳ cho tới khi sinh, với liều từ 4.000 đến 5.000 đơn vị trong một ngày.

Những bà mẹ khi mang thai mà ốm yếu hoặc là ở trong những gia đình có hoàn cảnh nhà cửa chật chội, thiếu ánh nắng mặt trời thì những bà mẹ này cũng có thể uống vitamin D trong thời gian mang thai, từ tháng thứ 6 của thai kỳ cho tới khi sinh, với liều từ 4.000 đến 5.000 đơn vị trong một ngày.

Với những em bé đến tuổi ăn dặm thì có thể cho em bé ăn đầy đủ chất thịt, cá, trứng và sữa, và đặc biệt là gan động vật, gan cá, cho em bé ăn thêm những chất dinh dưỡng có vitamin D, vitamin A thí dụ như là trứng, bơ. Đó là những bịên pháp đề phòng tránh.

Cách chữa trị

Trà Mi : Nhưng mà nói về cách chữa trị thì đối với bé đã mắc phải bệnh này rồi thì trị bằng cách nào ạ?

BS Nguyễn Thị Việt : Nếu mà em bé đã mác phải bệnh này rồi thì tốt nhất là phải đưa em bé đến khám tại một phòng khám của bác sĩ để bác sĩ cho một liều cụ thể. Khi mà em bé đã mắc bệnh rồi thì liều cho em bé uống là liều 1.500 đến 2.000 đơn vị mỗi ngày và liên tục trong 3-4 tuần, tức là liên tục trong vòng một tháng.

Và sau đó thì phải dùng đến liều phòng bệnh chứ không thể dùng liều cao mãi vì như vậy có thể làm cho em bé bị ngộ độc; sau đó phải chuyển qua liều phòng, tức là liều 400 đơn vị, cho đến khi em bé biết đi. Và bên cạnh đó thì phải kết hợp cho em bé dùng thêm calcium liều 0,500gr tức là 500 millỉgram uống mỗi ngày. Đó là liều trung bình cho em bé dưới 3 tuổi.

Quan trọng nhất là sự phòng bệnh chứ đừng để khi mà đã xảy ra tình trạng em bé đã mắc bệnh rồi thì thường thường là nó rất hay bị tái phát. Có thể uống xong rồi thì hết bệnh, tức giai đoạn cấp tính xong rồi, nhưng nếu liều phòng bệnh mà mình không duy trì thì bệnh dễ tái phát theo nhiều dợt, cho nên cách phòng bệnh là quan trọng nhất. Khi mà thấy dấu hiệu bé hay khóc đêm, hay đổ mồ hôi trộm, tức là em bé bắt đầu bị thiếu vitamin D đấy.

Quan trọng nhất là sự phòng bệnh chứ đừng để khi mà đã xảy ra tình trạng em bé đã mắc bệnh rồi thì thường thường là nó rất hay bị tái phát.

Những điều cần biết khi tắm nắng em bé

Trà Mi : Bác Sĩ có nói là vitạmin D quan trọng và có sẵn trong nguồn thiên nhiên, nhưng mà muốn được hỏi thăm kỹ là nên phơi nắng cho trẻ từ mấy giờ tới mấy giờ là thời gian tốt nhứt?

BS Nguyễn Thị Việt : Cái phơi nắng cho trẻ thì thường thường mỗi ngày phơi nắng vào buổi sáng lúc mặt trời lên, khoảng độ từ 6 giờ 30 cho tới 8 giờ. Khi mà trời đẫ nắng chang chang rồi thì không phơi nắng nữa.

Trà Mi : Và mỗi ngày thì nên phơi nắng trong bao lâu ạ?

BS Nguyễn Thị Việt : Mỗi ngày nên cho em bé phơi nắng từ 30 phút tới 60 phút thôi. Thường thường các bà mẹ cũng không đủ kiên nhẫn để phơi nắng cho trẻ đến 60 phút đâu. 15 tới 30 phút đã là tốt rồi. Ánh nắng buổi sáng có tia từ ngoại giúp chuyển tiền vitamin D dưới da em bé thành vitamin D. Cái đó mới có tác dụng. Còn khi mà đã nắng chang chang lên rồi thì nó không có tác dụng lắm đâu.

Trà Mi : Các bà mẹ có nên lưu ý những điều gì khác khi tắm nắng cho con trẻ không ạ?

BS Nguyễn Thị Việt : Khi mà tắm nắng cho em bé thì nên cởi bỏ hết tả lót quần áo cho em bé và chỉ cần giữ ấm cổ và ngực thôi để em bé không bị lạnh cổ và ngực. Khi mà đi tắm nắng thì bà mẹ nên bế em bé cùng đi để cho bà mẹ cũng có thể tắm nắng luôn. Khi mà tắm nắng cho em bé thì nên để quay lưng em bé về phía ánh nắng mặt trời, không để mắt em bé bị ănh nắng mặt trời chiếu vào.

Mỗi ngày nên cho em bé phơi nắng từ 30 phút tới 60 phút thôi. Thường thường các bà mẹ cũng không đủ kiên nhẫn để phơi nắng cho trẻ đến 60 phút đâu. 15 tới 30 phút đã là tốt rồi.

Trà Mi : Tức là ở tư thế ẵm chứ không nên để trong xe đẩy.

BS Nguyễn Thị Việt : Đúng rồi. Không nên để nằm ngữa đâu.

Nên dinh dưỡng theo từng lứa tuổi

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, nói về dinh dưỡng thì một nguồn cung cấp calci là sữa, nhưng không biết là nên cho trẻ em uống sữa mỗi một ngày theo đúng cử như thế nào và với liều lượng như thế nào để bảo đảm nguồn cung cấp calci và vitamin D cho trẻ ạ?

BS Nguyễn Thị Việt : Trên thế giới người ta đã khuyến cáo là nuôi con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp hữu hiệu nhất để cung cấp vitamin D và cung cấp calci cho em bé. Những em bé mà không có sữa mẹ thì nên sử dụng sữa theo công thức. Nói chung bây giờ trong sữa đều có những thành phần vitamin D, vitamin A, kể cả calci đều có đầy đủ trong đó.

Trà Mi : Và khi mà trẻ đã qua độ tuổi bắt đầu ăn dặm thì mỗi ngày nên cho trẻ uống bào nhiêu lượng sữa, bao nhiêu ly sữa?

BS Nguyễn Thị Việt : Tuỳ theo từng lứa tuổi của em bé đều có một công thức chính. Tất nhiên là khi em bé đã 12 tháng tuổi đã bắt đầu ăn được những thức ăn đầy đủ rồi thì tất nhiên lượng sữa không cần nhiều nữa. Lúc bấy giờ sẽ có một bảng tính theo công thức của từng lứa tuổi một.

Trà Mi : Mình có thể tìm công thức đó ở đâu ạ?

BS Nguyễn thị Việt : Cái công thức đó nó đều có ở phần tính dinh dưỡng cho em bé ở các lứa tuổi.

Trà Mi : Quan niệm cho con uống càng nhiều sữa càng tốt thì có nên không ạ?

BS Nguyễn Thị Việt : Không phải uống càng nhiều sữa càng tốt, tại vì khi mà em bé đã ăn dậm rồi thì cái khẩu phần ăm dặm của em bé đã bắt dầu bổ sung những chất dinh dưỡng cho em bé đầy đủ và sữa chỉ là nguồn bổ sung thôi. Ví dụ rau xanh thì trong đó có vỉamin C.

Những khẩu phần ăn trong đó có thịt, cá, trứng là những thức ăn có vitamin D, rồi có vitamin A trong đó. Và sữa chỉ là nguồn bổ sung cho em bé khi me bé đã lớn rồi, chứ sữa không còn là phần dinh dưỡng chính cho em bé nữa. Không phải là cứ uống sữa nhiều là tốt. Nếu có cho em bé uống sữa nhiều thì sự cân bằng dinh dưỡng cho em bé lại không đúng.

Không phải uống càng nhiều sữa càng tốt, tại vì khi mà em bé đã ăn dậm rồi thì cái khẩu phần ăm dặm của em bé đã bắt dầu bổ sung những chất dinh dưỡng cho em bé đầy đủ và sữa chỉ là nguồn bổ sung thôi.

Nên phòng bệnh ngay từ khi mang thai

Trà Mi : Cuối cùng thì Bác Sĩ có những lời khuyên nào đối với những vị phụ huynh, những gì đáng lưu ý khi trẻ bị còi xương, hay là những điều đặc biệt nào cần quan tâm ?

BS Nguyễn Thị Việt : Điều đặc biệt cần quan tâm trong bệnh còi xương này thì thứ nhất là các bà mẹ nên phòng bệnh, phòng bệnh ngay từ khi mang thai. Khi bà mẹ có thai thì nên ăn uống đầy đủ và không kiêng cử. Sau khi sanh nên bỏ các tập quán như cử nắng, cử gió. Nên cho em bé phơi năng ban mai.

Cả bà mẹ và em bé nên phơi nắng và ánh nắng mặt trời là nguồn hình thành vitamin D rất là dồi dào, không có tốn kém gì cả. Các bà mẹ nên cho em bé và chính mình đi phơi nắng ngay từ tuần thứ nhì. Bên cạnh đó thì dinh dưỡng cho bà mẹ rất quan trọng trong những tháng đầu để cho bà mẹ có đủ sữa và nuôi con bằng sữa mẹ.

Khi em bé bắt đầu lớn lên và ăn dặm thì cái khẩu phần của em bé nên đầy đủ, có cả rau, có cả thịt, cá, tinh bột, và có cả dầu, để cho em bé có đủ những thành phần dinh dưỡng để em bé phát triển tốt.

Khi em bé có những triệu chứng thiếu vitamin D thì nên đưa em bé đi khám bệnh đề được điều trị một cách đúng đắn về thuốc. Ngoài việc phơi nắng, dinh dưỡng thì thuốc phòng của em bé là vitamin D với liều thấp tức là 400 đơn vị mỗi ngày, cho em bé uống đến khi em bé biết đi.

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, việc tắm nắng thì nên duy trì cho đến khi trẻ độ tuổi nào thì ngừng?

BS Nguyễn Thị Việt : Tức là cũng có một thời gian nhất định, nghĩa là trong những tháng đầu mà thôi, không phải tắm hoài. Từ khi em bé được sinh ra cho tới 3 tháng là đã được rồi.

Trà Mi : Tức là bắt đầu từ tuần thứ hai sau khi sinh cho tới khi trẻ được 3 tháng?

BS Nguyễn Thị Việt : Khoảng 3 tháng.

Chương trình "Sức Koẻ và Đời Sống" kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn sáng Thứ Năm tuần sau.