Thế nhưng nếu dư thừa vitamin D có tai hại gì không? Làm thế nào để nhận biết mình thiếu hay thừa vitamin D? Khi bổ sung vitamin D bằng những nguồn ngoài thực phẩm thì cần lưu ý những điều gì? Mời quý vị cùng nghe ý kiến của giới chuyên môn.
Thông thường liều lượng một người cần là khoảng 400 IU thôi tại vì ngoài vấn đề thuốc bổ sung thì chúng ta còn có ăn uống nữa. Chúng ta không hoàn toàn lấy nguồn vitamin D từ thuốc mà thôi, mà thực phẩm cũng cung cấp một số vitamin D<br/>
Liều lượng Vitamin D cần thiết
Trà Mi : Đối với việc dùng thuốc thì có những gì đặc biệt cần lưu ý để tránh bị ngộ độc bởi quá liều, thưa Bác Sĩ ?
BS Trần Văn Sáng : Về thuốc thì đơn vị hiện nay bán trên thị trường là khoảng 400 IU, có một số họ cho liều lượng là 800 IU. Thông thường liều lượng một người cần là khoảng 400 IU thôi tại vì ngoài vấn đề thuốc bổ sung thì chúng ta còn có ăn uống nữa. Chúng ta không hoàn toàn lấy nguồn vitamin D từ thuốc mà thôi, mà thực phẩm cũng cung cấp một số vitamin D, và nếu chúng ta ra ngoài trời thì cơ thể còn tự sản sinh một số nữa. Thành ra tôi khuyên là chúng ta nên giới hạn sử dụng vitamin D từ thuốc. Chúng ta chỉ cần 400 IU là đủ rồi, tại vì chúng ta còn có những nguồn cung cấp vitamin D khác nữa.
Thực phẩm chế biến có cộng thêm vitamin
Trà Mi : Trờ lại vấn đề thực phẩm, Bác Sĩ có nói sữa tươi, nước cam có thêm vitamin D, thì thường những sản phẩm bán sẵn này có đề thêm là +D, vậy những sản phẩm như sữa hoặc nước cam mà không có đề +D thì nó có chứa đủ hàm lượng vitamin D cần thiết hay không?
BS Trần Văn Sáng : Thực sự đối với sữa, nếu chúng ta đi vào chi tiết, tại sao người ta phải thêm vitamin D trong sữa, thì ai cũng nghĩ là sữa có đầy đủ vitamin D và calcium, nhưng thực sự sữa đó có nhiều calcium hơn là vitamin D. Lý do là tại vì sữa bò cũng phải lấy từ con bò và tùy theo con bò đó được dinh dưỡng như thế nào và tuỳ theo mùa nữa. Nếu ở mùa đông thì con bò không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cho nên khả năng tạo ra vitamin D của bò cũng ít. Cho nên người ta thấy bò được nuôi trong mùa đông sẽ cho sữa ít vitamin D hơn là con bò cho sữa vào mùa hè hay mùa xuân. Chính vì vậy trong sữa thì thường thường chưa chắc đã đủ hàm lượng vitamin D cần thiết cho con người nếu họ chịu uống một ly sữa một ngày mà thôi. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu tìm cách bổ sung thêm vitamin D vào sữa để cho chúng ta uống sữa sẽ có tương đối nhiều vitamin hơn là sữa căn bản từ con bò.
Thực sự đối với sữa, nếu chúng ta đi vào chi tiết, tại sao người ta phải thêm vitamin D trong sữa, thì ai cũng nghĩ là sữa có đầy đủ vitamin D và calcium, nhưng thực sự sữa đó có nhiều calcium hơn là vitamin D.<br/>
Trà Mi : Thế nước cam chế biến sẵn có ghi +D với lại nước cam tươi nguyên chất thì loại nào tốt hơn ?
BS Trần Văn Sáng : Nước cam tươi tự vắt ở nhà thì gần với thiên nhiên hơn vì vitamin C và những chất dinh dưỡng của cam còn nguyên vẹn, cho nên cam tươi là cái tốt nhứt. Nhưng trong nước cam tươi đó không có chứa một hàm lượng vitamin D cao. Chính vì vậy mà nước cam chứa trong bình bán trên thị trường thì người ta bỏ thêm calcium và vitamin D để dành cho những người không uống sữa được và những người nghĩ rằng mình thiếu vitamin D. Thành ra chúng ta uống nước cam bình thì nó cũng có cái hay của nó là nó có thêm chất phụ trội là calcium và vitamin D, nhưng cái vị của nó không được ngon bằng cam tươi vắt tại nhà mà mức độ tinh khiết và mức độ dinh dưỡng tốt hơn. Cũng khó biết cái nào hay dở hơn nhưng thực sự cam trong bình có nhiều chất phụ trội hơn là cam tươi vắt tại nhà.
Chúng ta uống nước cam bình thì nó cũng có cái hay của nó là nó có thêm chất phụ trội là calcium và vitamin D, nhưng cái vị của nó không được ngon bằng cam tươi vắt tại nhà mà mức độ tinh khiết và mức độ dinh dưỡng tốt hơn<br/>
Ánh nắng mặt trời
Trà Mi : Vâng. Ngoài thực phẩm và ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho cơ thể thì xin hỏi Bác Sĩ là có những cách phơi nắng khác nhau, như là vào mùa đông với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và người ta không thể phơi mình trực tiếp dưới ánh nắng thì có thể người ta nhận ánh nắng qua cửa sổ, vậy ánh nắng chiếu qua cửa kính có cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể không?
BS Trần Văn Sáng : Nghiên cứu cho thấy nếu chúng ta sử dụng ánh nắng xuyên qua cửa kính thì nó sẽ giảm bớt cường độ của tia cực tím (ultra violet) do đó tác động của tia cực tím trên da bị giảm xuống thành ra hiệu quả của sự phơi năng đó rất là thấp so với tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời ở bên ngoài. Thành ra trong mùa đông dài chúng ta nên sử dụng nguồn thực phẩm khác, từ động vật hay là thực vật để cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết. Có trường hợp người ta dùng tia cực tím trong phòng để làm cho da sạm đi thì cách thức này cũng có thể sử dụng được những rất tốn tiền.
Trà Mi : Đây là phương pháp làm cho da có màu rám nắng tương tự như phơi nắng trên bãi biển thì cái đó cũng có thể giúp mình có được vitamin D tổng hợp qua làn da của cơ thể phải không, thưa Bác Sĩ?
BS Trần Văn Sáng : Cái đó người ta sử dụng nhiều loại tia cực tím khác nhau nhưng mà thực sự tia cực tím đó cũng phát xuất từ ánh nắng mặt trời vì chúng ta chỉ tìm thấy trong thiên nhiên mà thôi, thành ra nếu chúng ta sử dụng nó thì cũng có thể được.
Nếu chúng ta sử dụng ánh nắng xuyên qua cửa kính thì nó sẽ giảm bớt cường độ của tia cực tím (ultra violet) do đó tác động của tia cực tím trên da bị giảm xuống thành ra hiệu quả của sự phơi năng đó rất là thấp so với tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời ở bên ngoài
Trà Mi : Đối với tắm nắng thì chắc là phải đặc biệt lưu ý tới trẻ em, thì khi phơi nắng trẻ con chúng ta nên lưu ý những điều gì, phơi nắng theo một chế độ như thế nào, lúc nào thì nên ngưng, mỗi ngày nên phơi nắng độ bao lâu ?
BS Trần Văn Sáng : Không có nghiên cứu nào cho biết chắc chắn là phải phơi nắng bao lâu thì đủ, nhưng ở người lớn thì khi phơi nắng trực tiếp, tức là để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời một tuần lễ hai lần và mỗi lần 30 phút là đủ. Ở trẻ con thì cũng như vậy thôi, nhưng chúng ta nên tránh độ nắng quá nóng vì khả năng của đứa trẻ chống lại độ nóng chưa có hoàn chỉnh như người lớn. Chúng ta cần giới hạn phơi nắng chỉ khoảng nửa tiếng đồng hồ một lần và một tuần lễ tối thiểu cũng phải hai lần cho đứa trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Độ nóng nên vừa phải, không cao quá mà cũng không lạnh quá, để cho đứa trẻ quen dần dần thì cơ thể mới đáp ứng được với môi trường như vậy.
Trà Mi : Độ nóng vừa phải, tốt nhứt là khi mặt trời vừa mọc phảỉ không, thưa Bác Sĩ?
BS Trần Văn Sáng : Thường thường độ nóng vừa phải là khi chúng ta thấy mặt trời vươn khỏi hẳn đường chân trời và chúng ta thấy độ sáng rất là rõ, tức cũng phải từ 8 giờ sáng trở lên tuỳ theo vùng mình ở, cho đến khoảng chừng 10 giờ hơn mà thôi\, vì tới khoảng trưa thì độ nóng của ánh mặt trời sẽ làm tăng nhiệt độ của môi trường lên rất là nhiều.
Ánh nắng mặt trời ngoài việc cung cấp vỉtamin D thì nó còn kích thích độ miễn nhiễm cho cơ thể, giúp cho độ mạnh của cơ bắp. Ngoài ra nó thể còn có những cái lợi là giúp cho người bị tiểu đường nữa.<br/>
Trà Mi : Nhiều phụ huynh thắc mắc là trẻ con được phơi nắng vào tháng nào và đến tháng thứ mấy thì nên ngưng.
BS Trần Văn Sáng : Về vấn đề phơi nắng thì mình không có ngưng tại vì đó là nguồn thiên nhiên cung cấp vitamin D cho trẻ con cũng như người lớn. Ánh nắng mặt trời ngoài việc cung cấp vỉtamin D thì nó còn kích thích độ miễn nhiễm cho cơ thể, giúp cho độ mạnh của cơ bắp. Ngoài ra nó thể còn có những cái lợi là giúp cho người bị tiểu đường nữa. Thành ra bác sĩ khuyên là chúng ta nên tiếp tục cho trẻ con phơi nắng cho đến tuổi lớn, tại vì nghiên cứu ở Phần Lan cho thấy là nếu cho trẻ con tiếp xúc với ánh nắng để có đủ hàm lượng vitamin D thì tiểu đường loại một giảm xuống đến 50%. Ngoài vấn đề tăng cường độ cứng của xương, giúp cho miễn nhiễm, giảm tỷ lệ tiểu đường, ánh nắng mặt trời cho thấy đây là một nguồn hết sức quan trọng .
Triệu chứng thiếu vitamin D
Trà Mi : Có dấu hiệu nào giúp nhận biết là mình bị thiếu hay thừa để cần bổ sung hay tiêu trừ bớt vitamin D ?
BS Trần Văn Sáng : Nói chuyện với một bệnh nhân mỗi ngày thì thường thuờng bác sĩ có thể đoán được người nào đủ vitamin người nào thiếu vitamin. Nhìn xem nếp sống của họ, hỏi họ có hoạt động ngoài trời hay không, họ có thích ra ngoài nắng hay không, thích đi tắm biển hay không, sau đó mình xem xét những thực phẩm họ sử dụng, hỏi họ có uống sữa được hay không, họ có thích các loại nước có bổ sung vitamin D hay không. Nếu họ trả lời cái gì cũng không có hay rất ít thì mình có thể đoán được. Ngoài ra bác sĩ cũng có thử xem vitamin D trong máu của bệnh nhân thì thấy rõ ràng là người Việt Nam, người Á Đông mình rất là thiếu vitamin D, ít có người nào có nhiều vitamin D lắm.
Triệu chứng cũng có nhưng mà có nhiều bệnh cũng cho những triệu chứng như vậy. Ví dụ như là hay đau khớp xương, đi đứng thì đầu gối hay chân hơi đau, nếu di chuyển nhanh thì người đó cảm thấy xương bị buốt bên trong, điều này có nghĩa là xương của người đó mềm hơn của người khác. Về sau này người ta cũng thấy là những cơn buồn mùa đông (depression) thì nó cũng liên hệ nhiều tới vitamín D nữa. <br/>
Trà Mi : Như vậy là không có một chỉ dấu nào cụ thể ?
BS Trần Văn Sáng : Thực sự thì triệu chứng cũng có nhưng mà có nhiều bệnh cũng cho những triệu chứng như vậy. Ví dụ như là hay đau khớp xương, đi đứng thì đầu gối hay chân hơi đau, nếu di chuyển nhanh thì người đó cảm thấy xương bị buốt bên trong, điều này có nghĩa là xương của người đó mềm hơn của người khác. Về sau này người ta cũng thấy là những cơn buồn mùa đông (depression) thì nó cũng liên hệ nhiều tới vitamín D nữa. Cái đó là những triệu chứng thôi, nhưng mà có nhiều bệnh cùng cho những triệu chứng như vậy.
Trà Mi : Đó là những dấu hiệu cho thấy thiếu vitamin D cũng như những hậu quả của việc thiếu vitamin D, nhưng nếu thừa vitamin D thì có hậu quả tai hại nào không?
Một ly sữa tươi, một ít cá hay là gan cá, một cái trứng gà, gan bò vân vân, thì chúng ta có thể tạm đủ vitamin D. Thực tiễn nhất, nếu mình nghĩ mình không ăn đủ thì nên phơi nắng tuần lễ hai lần, mỗi lần 30 phút,<br/>
BS Trần Văn Sáng : Thừa vitamin D thì rất là hiếm, ngoại trừ sử dụng những viên thuốc vitamin D quá nhiều, tức là sử dụng những liều rất là lớn và sử dụng liên tục thì mới có thể gây ra trường hợp thừa. Nếu sử dụng nhiều vitamin D quá thì sẽ gây ra trường hợp cao calcium trong máu mà hậu quả là gây ra ói mữa, người khó chịu. Thừa calcium đưa tới tình trạng sạn thận, đưa tới những xáo trộn như là thay đổi nhịp tim do quá thừa calcium trong máu.
Trà Mi : Một thực đơn tiêu biểu cho một ngày gồm có những chất gì để không sợ thiếu vitamin D, thưa Bác Sĩ?
BS Trần Văn Sáng : Một ly sữa tươi, một ít cá hay là gan cá, một cái trứng gà, gan bò vân vân, thì chúng ta có thể tạm đủ vitamin D. Thực tiễn nhất, nếu mình nghĩ mình không ăn đủ thì nên phơi nắng tuần lễ hai lần, mỗi lần 30 phút, thì tôi nghĩ là chúng ta sẽ có đủ vitamin D.
Trà Mi : Chương trình "Sức Khoẻ và Đời Sống" kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, sáng Thứ Năm tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.