Âm nhạc cho Ngày Tình Nhân

Hôm nay là ngày lễ lớn của tình yêu. Martina Mcbride hát nhạc phẩm “My Valentine”

0:00 / 0:00

My Valentine

If there were no words
No way to speak
I would still hear you
If there were no tears
No way to feel inside
I'd still feel for you

And even if the sun refuse to shine
Even if romance ran out of rhyme
You would still have my heart
Until the end of time
You're all I need

My love, my valentine
All of my life
I have been waiting for
All you give to me
You've opened my eyes
And showed me how to love unselfishly

I've dreamed of this a thousand times before
In my dreams I couldn't love you more
I will give you my heart
Until the end of time
You're all I need
My love, my valentine

And even if the sun refuse to shine
Even if romance ran out of rhyme
You would still have my heart
Until the end of time

Cuz all I need
Is you, my valentine
You're all I need
My love, my valentine

Nàng nói rằng dẫu không ai thốt nên lời, thì em vẫn nghe được lời anh, dẫu vầng thái dương chẳng chịu dâng lên, tình lãng mạn không còn vần điệu, thì anh vẫn có được trái tim em đến ngày không còn thời gian nữa… Chao ôi là đắm đuối cho tình yêu với ngày lễ hội Valentine. Tình nhân nào chẳng mong được nghe lời ấy!

Lịch sử ngày Valentine

Và lịch sử ngày Valentine đã được kể đi kể lại nhiều lần, nhưng có lẽ không ít người chưa biết có nhiều vị thánh tử đạo của Thiên chúa giáo La Mã mang tên Valentine, mà tiểu sử không liên quan gì đến một hành vi lãng mạn hay một chuyện tình tha thiết, dù là tình của người khác. Hai vị thánh Valentine tử đạo được biết đến nhiều nhất là giám mục Valentine La mã và giám mục Valentine của vùng Terni, Italy.

Par6062295-250.jpg
Nụ hôn ngày Valentines ở Pháp. AFP photo (Nụ hôn ngày Valentines ở Pháp. AFP photo)

Tự điển bách khoa Công giáo có nói đến một vị thánh Valentine thứ ba tử đạo ngày 14 tháng 2 trong thế kỷ thứ 14, mà chúng ta ngày nay coi là ngày lễ hội của tình yêu, thì lại tử đạo ở châu Phi cùng với một số tu sĩ Công giáo, ngoài ra không có chi tiết gì thêm nữa. Rồi Công Đồng Vatican II đã bỏ tên ông thánh Valentine La Mã ra khỏi lịch thánh, nói rằng vì không có sử tích gì về vị thánh Valentine La mã ngoại trừ việc ông được chôn cất ở Via Flaminia.

Tuy nhiên lễ tưởng niệm ngài, ngày lễ thánh Valentine 14 tháng 2, vẫn được tổ chức ở làng Balzan thuộc Malta trên Địa Trung Hải, nơi người ta tìm được thánh tích của vị giám mục tử đạo. Đây chính là vị thánh mà nhiều người đời sau gọi là thánh tử đạo vì tình yêu của nhân loại, tạo nên ngày lễ tình yêu mang tên Ngài.

Tài liệu thời Trung cổ của Tòa thánh có ghi nhận việc một vị giám mục tên là Valentine, không nói rõ là vị nào trong số giám mục thành Rome và giám mục Terni, đã bị Hoàng đế La mã Claudius thứ hai bắt bỏ đạo Thiên chúa nhưng vua lại ưa thích ông, đưa ông vào cung để đích thân thẩm vấn, toan thuyết phục ông quay sang theo đạo Đa thần La Mã để cứu mạng ông. Nhưng sử tích ghi lại là vị giám mục lại thuyết phục ngược lại để vị hoàng đế theo đạo Thiên chúa và không bỏ đạo của mình, nên bị xử tử. Trước khi ra pháp trường, giám mục Valentine đã làm phép lạ, cứu cho con gái người cai ngục thoát cảnh mù loà.

Sử tích của Vatican thì chỉ ghi đến thế, chẳng có tí lãng mạn nào. Nhưng người đời sau, đúng ra là đời nay, đã kể lại chuyện Hoàng đế Claudius đệ nhị ra luật không cho đàn ông lấy vợ, do đó các tu sĩ không được se duyên cho những kẻ muốn lấy nhau, để vua có nhiều quân sĩ tinh nhuệ, vì ông vua này cho là các dũng sĩ La Mã nhà ta mà có vợ thì tình yêu vợ sẽ làm cho họ sợ chết, có thể hễ gặp quân thù là bỏ chạy về nhà với vợ chăng.

Tu sĩ Valentine không chịu thế, mà lén lút làm phép hôn nhân cho những người yêu nhau, nhưng bị Claudius biết và bỏ tù, xử án tử hình. Gần đây người Mỹ còn kể đi kể lại trên web “History.com” một câu chuyện không có dẫn chứng từ sử sách hay nguồn gốc nào, chuyện vị giám mục Valentine này, vào đêm trước hôm ra pháp trường, đã viết trên một mảnh giấy một tấm thiệp “Valentine” đầu tiên của loài người, gửi cho một người con gái mà được coi là người yêu của ông, hay là cô gái con người cai ngục được làm phép lạ, hay là cả hai, trong đó có ghi chú, y như người Mỹ ghi trên thư bây giờ, là “from your Valentine”, “được gởi từ Valentine của em”!

Có vẻ như đây là sản phẩm của giới doanh thương Mỹ, tạo nên huyền thoại Valentine lãng mạn để hiến cho chúng ta một ngày mà chẳng ai tiếc gì những tấm thiệp, những món quà nhỏ bé vì tình yêu, tạo cơ hội cho cả vài ba tuần lễ quảng cáo, sản xuất và buôn bán thịnh đạt.

Thế nhưng dù sao thì cũng chẳng ai muốn truy nguyên hay tìm hiểu câu chuyện có căn cứ đáng tin cậy hay không, vì người ta chỉ thấy ngày Valentine trở thành một cơ hội đem hết cả óc lẫn trái tim hướng về tình yêu chân thực của đời ta, loại tình yêu mà người ta sẵn sàng đánh đổi bằng sinh mạng của mình như cách đây nhiều thế kỷ. Ngày Lễ hội của Tình Yêu, Valentine, đã được chấp nhận như thế đó. Rồi thì tất nhiên huyền thoại biến thành thơ và nhạc.

Nhạc Việt gần đây có bài nhạc rap Valentine, viết lời tiếng Việt pha Anh ngữ, do Le Moonky trình bày. Lời Anh ngữ và Việt ngữ được ghi lại theo lối texting của teens Việt Nam ngày nay để phô bày nét trẻ trung đáng yêu của các bạn trẻ cùng tài năng của giới trẻ Việt Nam ngày nay.

Cùng bước xuống phố thấy bao nhiêu đôi tình nhân
Nắm tay bước đi dưới hàng ngàn ngôi sao đêm 14 tháng 2
Lòng bồi hồi và một chút nôn nao ...
Và người iu ơi nắm tay của anh thật chặt nha
Để cho chúng ta không lìa xa nhau đâu, em hãy lấy niềm tin
Mà trái tim anh xin trao em mà thôi

...Mình sẽ bên nhau em nhé Tình iu anh luôn mãi trao
Dẫu phong ba mịt mù gian khó thì anh cũng sẽ mãi luôn bên người
Từng ngày qua vẫn mãi bên nhau .
Nguyện bên nhau đến suốt mai sau
Trong lòng anh giờ chỉ muốn nói
Em đừng xa anh nhé

Oh Happy Valentine
I love u
and I need u
I will missing U
I will waiting for u
this time is valentine now

Tình anh trao em như hôm nào
I give mah heart
I give mah love
I give u all ...I got

....L.O.V.E..

and I don't want to make u see lonely

Hkg2105266-200.jpg
Hoa tăng nhau nhân ngày Tình yêu. AFP photo (Hoa tăng nhau nhân ngày Tình yêu. AFP photo)

Mình sẽ bên nhau em nhé, Tình iu anh luôn mãi trao
Dẫu phong ba mịt mù gian khó thì anh cũng sẽ mãi luôn bên người
Từng ngày qua vẫn mãi bên nhau.
Nguyện bên nhau đến suốt mai sau
Trong lòng anh giờ chỉ muốn nói
Em đừng xa anh nhé

Oh Happy Valentine

Cho dù mai này bao nhiêu sóng gió
Con tim anh luôn thề yêu người , không không xa đâu
Từng ngày qua bên em là ánh sáng cuộc đời
Tình yêu ta luôn luôn đậm sâu . Ho oh ho
Mãi ... Cùng giấc mơ nào
Mình gửi trao

Niềm hạnh phúc muôn đời sẽ .. mãi mãi không hề rời xa
Dù có bão giông đã về qua
Tình iu đôi ta đẹp như muôn hoa
Ngàn vì sao trở về đây theo tình em người có thấy

I love u
and I need u
I will missing U
I will waiting for u

Cùng bước xuống phố thấy bao nhiêu đôi tình nhân
Nắm tay bước đi dưới hàng ngàn ngôi sao đêm 14 tháng 2
Lòng bồi hồi và một chút nôn nao ...

Tình yêu - đề tài không bao giờ cũ

Nói đến tình ca trong nhạc ngoại quốc thì phải kể đến “Unchained Melody” do the Righteous Brothers trình bày từ năm 1965, được nhiều người Mỹ gọi là bản tình ca bất diệt. Tác phẩm này trước đó đã được tung vào thế giới nghệ thuật từ năm 1955, nhạc của Alex North, do Hy Zaret viết lời, và Todd Duncan hát cho cuốn phim mang tên Unchained. Phim nói tâm trạng phân vân của 1 người tù, mà trái tim tình yêu vượt khỏi vòng tù ngục, nửa muốn vựơt ngục để sống cụôc đời trốn lánh, hay chờ mãn hạn tù để về với tình yêu vẫn đón chờ.

Cuốn phim không nổi tiếng, nhưng bản nhạc lập tức chiếm hạng nhất nhì ba nhiều bảng xếp hạng âm nhạc ở Anh và Mỹ trong nhiều năm liền, với hàng chục ca sĩ hàng đầu trình diễn, và là bài sau cùng của danh tài Elvis Presley. Unchained Melody là một trong những bản được thu âm nhiều nhất trong thế kỷ 20, với 500 phiên bản bằng hằng trăm thứ tiếng. Tuy nhiên giải Oscar về nhạc phim năm đó lại thuộc về nhạc phẩm “Love is a many-splendored thing”, “Tình yêu là vật đẹp muôn màu”, theo lời dịch của Phan Nhật Nam, cho cuốn phim cùng tên. Năm 1965 ban Righteous Brothers trình bày và ghi dĩa bài Unchained Melody, với hòa âm tinh tế cho cung chủ âm Đô trưởng, chỉ với dàn nhạc nhẹ, nhưng do giọng hát và cách trình bày tuyệt diệu của Bobby Hatfield, đã trở thành một tác phẩm trình diễn bất hủ từ đó đến nay, lại liên tiếp chiếm nhiều hạng cao trong nhiều năm, trong số những bản nhạc ghi dĩa bán chạy nhất.

Từ đó ít ai trình bày bài này hay hơn the được Bobby Hatfield và the Righteous Brothers. Xin nhắc với các bạn trẻ là hồi đó chỉ vừa mới có máy magnétophone chạy băng nhựa hư lên hư xuống chưa mấy phổ biến ở Việt Nam, và sau đó là băng cassette, chưa hề có dĩa CD, DVD, hay blue ray như các bạn được xài bây giờ đâu.

Đến 1990 ấn bản của Righteous Brothers và Bobby Hatfield lại được dùng làm nhạc nền cho phim Ghost, tức là Hồn Ma, cuốn phim nổi tiếng của Bruce Rubin do Jerry Zucker đạo diễn, với các tài từ Patrick Swayze, Demi Moore, Tony Goldwyn và bà da đen Whoopi Goldberg. Diễn viên này đoạt giải Trái cầu vàng lần thứ nhì và giải Oscar trong vai phụ xuất sắc nhờ phim Ghost. Whoopi Goldberg thì không ai quên được bà trong nhiều phim cùng với phim Ghost và phim vui “Sister Act” ra năm 1992, trong đó bà đóng vai già làm một nữ tu trốn lánh trong nhà thờ vì bị xã hội đen dọa thanh toán. Rồi bà sơ tạm thời này đã dạy cho cả ca đoàn các bà sơ hát bài “I will follow Him”, ý là quyết đi theo Chúa, bản nhạc hợp ca theo thể điệu kích động.

Phim “Ghost” kể câu chuyện tình lãng mạn và cảm động lồng trong những đoạn sôi động và khôi hài khi hồn ma báo oán. Tới phim Ghost thì Unchained Melody lại nổi tiếng và bán chạy một lần nữa. Nhiều người Mỹ cho rằng Unchained Melody là bản tình ca muôn thưở hay nhất xưa nay của người Mỹ.

000_Par3665131-200.jpg
Đôi tình nhân Angelina Jolie - Brad Pitt. AFP photo (Đôi tình nhân Angelina Jolie - Brad Pitt. AFP photo)

Unchained Melody ( Righteous Brothers )

Oh, my love, my darling,
I've hungered for your touch a long,
lonely time. Time goes by so slowly
and time can do so much.
Are you still mine?
I need your love.
I need your love.
God speed your love to me.
Lonely rivers flow to the sea, to the sea,
to the open arms of the sea.
Lonely rivers sigh, wait for me,
wait for me.
I'll be coming home, wait for me.
Oh, my love, my darling,
I've hungered for your touch a long
lonely time. Time, goes by so slowly,
and time can do so much,
Are you still mine?
I need your love.
I need your love.
God speed your love, to me.

Bản nhạc tình đã giành mất giải Oscar năm 1955 của Unchained Melody là bài “Tình Yêu là vật đẹp muôn màu”, “Love is a many-splendored thing”, trong cuốn phim về một câu chuyện tình đau thương chia ly vĩnh viễn, trong khung cảnh chiến tranh ở Trung Quốc, đạo diễn Henry King, William Holden và Jennifer Jones đóng vai chính. Phim chiếm 6 giải Oscar, trong đó có giải thưởng về nhạc phim hay nhất. Bản nhạc phim là một bản tình ca tuyệt vời với phần nhạc của Sammy Fain do Paul Francis Webster viết lời, từ đó về sau được nhiều ca sĩ nổi tiếng trình bày, ca ngợi tình yêu là bông hồng của mùa xuân vừa chớm hiện, là tình dâng hiến tự nhiên, là lẽ sống cuộc đời, là vương miện vàng cho người trai trở thành hoàng đế…rồi khi em chạm đến trái tim tôi và dạy cho trái tim cất lên tiếng hát, thì tấm tình chân thực trở nên vật đẹp muôn màu.

Love Is A Many-Splendored Thing
Love is a many splendored thing
It's the April rose that only grows in the early spring
Love is nature's way of giving a reason to be living
The golden crown that makes a man a king.
Once on a high and windy hill in the morning mist two lovers kissed
And the world stood still…….

Then your fingers touched my silent heart
And taught it how to sing; yes, true love's a many splendored thing.
Oh once on a high and windy hill in the morning mist two lovers kissed
And the world stood still……..
Then your fingers touched my silent heart
And taught it how to sing
Yes, true love's a many splendored thing.