Tuy nhiên những lời tường thuật và hình ảnh của họ về sự kiện được rất nhiều người Việt hải ngoại chú ý này lại hoàn toàn trái ngược nhau. Đâu là hình ảnh trung thực? Và sao lại có sự kiện này?
“Meet Vietnam”: Thành công hay thất bại
Sự kiện Phó thủ tướng Việt Nam, ông Trương Vĩnh Trọng đã đích thân hướng dẫn chương trình “Meet Việt Nam”, do tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại San Francisco tổ chức, vào hai ngày 15 và 16 tháng Mười Một vừa qua, cho người ta thấy nhà nước Hà Nội đánh giá cao tầm quan trọng của chương trình này.
“Meet Vietnam”, tiếng Việt gọi là “Gặp gỡ Việt Nam” là chương trình nhằm giới thiệu những nét đẹp văn hóa và tiềm năng kinh tế của Việt Nam ngày nay, được tổ chức nhằm phát triển mậu dịch, thu hút đầu tư và trao đổi văn hóa với các nước bạn.
"Meet Vietnam", tiếng Việt gọi là "Gặp gỡ Việt Nam" là chương trình nhằm giới thiệu những nét đẹp văn hóa và tiềm năng kinh tế của Việt Nam ngày nay, được tổ chức nhằm phát triển mậu dịch, thu hút đầu tư và trao đổi văn hóa với các nước bạn. <br/>
Đây là lần đầu tiên tại tiểu bang California, nơi tập trung nhiều người Việt hải ngoại nhất trên thế giới.
Trả lời một cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, Tổng Lãnh sự Việt Nam ông Lê Quốc Hùng cho biết mục đích của chương trình “Gặp gỡ Việt Nam”, do chính tòa Tổng Lãnh Sự tổ chức, là để “đưa những hình ảnh khách quan, trung thực” đến với bà con, và để chuyển tải đến bà con thông điệp đất nước đang chuyển mình, đang hội nhập để phát triển, mong bà con đồng hành cùng quê hương đất nước, góp phần xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.”
Dư luận cho rằng về mặt hình thức, “Gặp gỡ Việt Nam” được tổ chức khá quy mô, vì ngoài sự hiện diện của Phó thủ tướng Việt Nam Trương Vĩnh Trọng, còn có một đại biểu đông đảo gần 300 người từ Việt Nam đến tham dự, trong đó có những nghệ sĩ trình diễn.
Giới truyền thông đã nhận định kết quả của chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” ra sao?
Người ta nhận được hai đánh giá hoàn toàn trái ngược, hoặc “thành công rực rỡ”, hoặc “thất bại thê thảm”, tùy theo họ đọc được tin từ cơ quan truyền thông trong nước hay hải ngoại.
ông Lê Quốc Hùng,Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, đánh giá là "chương trình 'Gặp gỡ Việt Nam' đã "thành công ngoài sự mong đợi, là một sự kiện chính trị có tầm quan trọng lớn, và được sự "chú ý ắt phải có" của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.<br/>
Trong một cuộc phỏng vấn với Voice of Vietnam, tức “Đài Tiếng Nói Việt Nam”, ông Lê Quốc Hùng,Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, đánh giá là “chương trình ‘Gặp gỡ Việt Nam’ đã “thành công ngoài sự mong đợi, là một sự kiện chính trị có tầm quan trọng lớn, và được sự “chú ý ắt phải có” của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.”
Thế nhưng, truyền thông dòng chính tại San Francisco thì lại không biết gì, và hầu như không cơ quan nào đưa tin về sự kiện mà ông Lê Quốc Hùng gọi là một “sự kiện chính trị có tầm quan trọng lớn” này.
Tờ San Francisco Chronicle, được xem là tờ báo lớn nhất tại San Francisco, chỉ đăng một tin rất ngắn liên quan đến ‘Gặp gỡ Việt Nam’, vào ngày mùng bốn tháng Mười Một, báo tin là ông Gavin Newsom, Thị trưởng San Francisco, dự định sẽ không tiếp phái đoàn của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trong dịp họ đến San Francisco để tham dự chương trình “Gặp gỡ Việt Nam.’’kỳ này.
Ngược lại, hầu hết các báo chí của người Việt không riêng tại San Francisco mà còn ở cả khắp California, và các diễn đàn điện tử, đều đồng loạt đăng tin với những bài phóng sự tràn ngập hình ảnh, và những lời phân tích tỉ mỉ về sự kiện quan trọng này.
Trong bài viết có tựa: “Đông đảo cộng đồng người Việt biểu tình phản đối Meet Vietnam tại San Francisco” đăng ngày 15 tháng Mười Một, tờ Cali Today News viết:
“Gần một ngàn người đã đến bằng các chuyến xe buýt từ các nơi thật xa như Nam California, Sacramento, San Jose để hỗ trợ cộng đồng người Việt tại San Francisco tổ chức phản đối ‘Gặp Gỡ Việt Nam’…”
Tờ San Francisco Chronicle, được xem là tờ báo lớn nhất tại San Francisco, chỉ đăng một tin rất ngắn liên quan đến 'Gặp gỡ Việt Nam', vào ngày mùng bốn tháng Mười Một, báo tin là ông Gavin Newsom, Thị trưởng San Francisco, dự định sẽ không tiếp phái đoàn của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng trong dịp họ đến San Francisco<br/>
Cùng lúc đó, web site “Việt Vùng Vịnh” tại San Francisco liên tục đưa lên trang web của báo những đoạn phim ngắn quay tại chỗ quang cảnh cuộc biểu tình ngoài bằng những đoạn phim ngắn quay trực tiếp trước đại sảnh toà thị chính San Francisco trong suốt thời gian hai ngày của chương trình.
Sau khi các đoạn phim này được cộng đồng dân mạng đưa lên You Tube, thì hàng chục ngàn người ở khắp nơi vào xem, mới hiểu là điều mà ông Lê Quốc Hùng, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, gọi là sự “chú ý ắt phải có” của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.” chính là cuộc biểu tình rầm rộ của người hàng ngàn người Việt hải ngoại từ khắp nơi đổ về.
Cộng đồng người Việt trên thế giới chưa chấp nhận
Qua một chương trình phát thanh của một radio trong vùng, dân biểu tiểu bang California Trần Thái Văn phát biểu rằng nhà cầm quyền Hà Nội là nhà cầm quyền duy nhất mà đi đến đâu cũng bị đồng hương phản đối.
Ông nói:
“Có thể nói là nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội là nhà cầm quyền duy nhất trên thế giới mà đi đến đâu, dù là ở Úc Châu, Âu Châu hay Mỹ Châu cũng đều bị những người Việt Nam đồng hương của họ phản đối, biểu tình.”
Có thể nói là nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội là nhà cầm quyền duy nhất trên thế giới mà đi đến đâu, dù là ở Úc Châu, Âu Châu hay Mỹ Châu cũng đều bị những người Việt Nam đồng hương của họ phản đối, biểu tình
Ô.Trần Thái Văn, dân biểu Cali
Một người đàn ông giải thích lý do của cuộc biểu tình chống chương trình ‘Gặp Gỡ Việt Nam’ giữa những tiếng hô khẩu hiệu thật lớn của mọi người xung quanh:
“Không có độc lập, không có dân chủ, thì không có trading, không có giao thương. Chúng tôi bài trừ, tẩy chay, cái gọi là “Meet Vietnam”. No human rights in Việt Nam, No trades! No democracy in Việt Nam, No trades!...”
Ông Huỳnh Lương Thiện, chủ nhiệm và chủ bút tờ báo Thằng Mõ tại San Francisco giơ cao một tờ báo có tên San Francisco Examiner, trên đó đăng một bích chương lớn, chóan hết một trang báo, với tựa đề: “Why we protest Meet Vietnam in San Francisco”, và cho biết là nhằm mục đích giải thích cho người dân bản xứ biết lý do tại sao cộng đồng người Việt hải ngọai tẩy chay chương trình “Gặp Gỡ Việt Nam.”. cộng đồng người Việt khắp tại nơi đã góp tiền để đăng tờ bích chương trên số báo này.
Được biết tờ San San Francisco Examiner là tờ báo lớn thứ hai tại San Francisco, và mỗi ngày phát hành hơn hai trăm ngàn số báo.
“Hôm nay chúng ta phải cho tất cả những người Hoa Kỳ đều biết là tại sao chúng ta chống cuộc triển lãm Meet Vietnam. Hơn một trăm ngàn ấn bản của tờ San Francisco Examiner đã đăng cho chúng ta, và hàng trăm ngàn người hôm nay đã biết lý do tại sao chúng ta biểu tình.”
Blogger SFMike cũng cho biết cuộc triển lãm đã được đóng cửa lúc 5 giờ chiều, thay vì 8 giờ tối như đã được quảng cáo trong chương trình.<br/>
Chủ nhân của blog có tên “Civic Center, ký tên SFMike là một người đã đựơc mời vào tham dự chương trình “Gặp Gỡ Việt Nam” viết là ông rất ngạc nhiên khi thấy mọi người biểu tình, nhưng vẫn vào tham dự. Tuy nhiên sau đó ông mô tả trong blog của mình là, khi ông đi xem triển lãm tranh, thì thấy có khỏang mười người bảo vệ đi theo ông, mặt mày gườm gườm, và họ nhìn chiếc máy ảnh của ông một cách đầy nghi kỵ, thiếu thiện cảm, khiến ông muốn bỏ ra ngòai gia nhập đòan biểu tình.
Blogger SFMike cũng cho biết cuộc triển lãm đã được đóng cửa lúc 5 giờ chiều, thay vì 8 giờ tối như đã được quảng cáo trong chương trình.
Dư luận cho rằng muốn đánh giá sự thành công của chương trình “Gặp Gỡ Vịêt Nam” về mặt thu hút giới đầu tư và phát triển mậu dịch cũng như trao đổi giáo dục, thì phải chờ thêm một thời gian nữa mới có câu trả lời.
Nhưng các nguồn thông tin đa chiều đã giúp cho những người muốn nhận định chính xác sự thành công của chương trình “Gặp Gỡ Việt Nam” trong việc thu hút và tìm sự ủng hộ của đồng bào người Việt hải ngọai tại San Francisco và các vùng phụ cận có được câu trả lời thỏa đáng.
Chương trình Câu Chuyện Hàng Tuần đến đây xin tạm kết thúc, Hà Giang hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ tới, mong quý vị đón theo dõi…